Xu Hướng 9/2023 # Tiến Sĩ Mỹ Vạch Mặt 11 Thủ Phạm Gây Ung Thư “Không Ai Ngờ” Trong Cuộc Sống Hiện Đại # Top 16 Xem Nhiều | Cfcl.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tiến Sĩ Mỹ Vạch Mặt 11 Thủ Phạm Gây Ung Thư “Không Ai Ngờ” Trong Cuộc Sống Hiện Đại # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tiến Sĩ Mỹ Vạch Mặt 11 Thủ Phạm Gây Ung Thư “Không Ai Ngờ” Trong Cuộc Sống Hiện Đại được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, yếu tố di truyền chỉ chiếm khoảng ½ trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư, các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội ngày càng chiếm phần lớn trong các nguyên nhân gây bệnh.

Tiến sĩ Josh Axe

Theo Tiến sĩ Mỹ Josh Axe, các yếu tố bao gồm chế độ ăn, béo phì, mất cân bằng hormone và viêm mãn tính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Những nguyên nhân ung thư bắt nguồn từ nhiều thói quen mà hầu hết chúng ta cho rằng “vô hại”, nhưng chính nó lại làm tăng nguy cơ gây bệnh, vá đây chính là một số thủ phạm “không ai ngờ” đó.

1. Nơi bạn sinh sống

2. Mùi hương nhân tạo

Tiến sẽ Axe cho biết, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo mức độ “hóa chất hữu cơ dễ bay hơi” tại 6 căn hộ ở York, Anh trong 5 ngày. Sau quá trình kiểm tra, các nhà khoa học đã đo được nồng độ chất limonene – hóa chất được tạo ra để tạo mùi cam quýt.

3. Mức tiêu thụ rượu bia

4. Mùn cưa

Mùn cưa

Đây có thể là nguyên nhân gây ung thư bạn chưa bao giờ nghe đến trước đây. Tuy nhiên, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), bụi gỗ (mùn cưa) là một trong những nguyên nhân gây ung thư ở người.

5. Bao bì thực phẩm

Hóa chất này có thể ngấm vào thức ăn, đi vào cơ thể tăng nguy cơ ung thư và các vấn đề sinh sản, suy giảm chức năng miễn dịch.

6. Một số loại kem chống nắng

Không dùng kem chống nắng và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời tăng nguy cơ ung thư da. Tuy nhiên, việc lạm dụng sai loại kem chống nắng cũng gây ra những rủi ro đáng tiếc. Benzophenone-3 (hoặc oxybenzone) – thành phần phổ biến trong các loại kem chống nắng có thể tạo ra các gốc tự do, gây ra sự phá hủy DNA, tăng nguy cơ phát triển ung thư.

7. Thiếu vitamin D

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Ung thư Moores thuộc Đại học Califonia, San Diego, khoảng 250 nghìn ca ung thư trực tràng, 350 nghìn ca ung thư vú có thể được ngăn ngừa bằng cách bổ sung vitamin D3 đầy đủ.

8. Các loại vi khuẩn

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Bắc Carolina (Mỹ), Việc nhiễm virus EBV rất hiếm khi gây ra bệnh tật, tuy nhiên virus EBV lại xuất hiện trong một số loại ung thư chính gồm ung thư hạch và ung thư vòm họng. Protein của virus EBV đã “đánh cắp” cơ chế kiểm soát sinh trưởng của tế bào, dẫn tới sự sinh trưởng tế bào không thể kiểm soát, qua đó dẫn đến ung thư.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra bệnh nhân HIV có nguy cơ cao mắc ung thư biểu mô không Hodgkin và ung thư cổ tử cung.

9. Làm việc ca đêm

Gần 15% người Mỹ làm thêm ca đêm. Theo một số nghiên cứu lớn, công việc ban đêm có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở một số đối tượng.

Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện khi mọi người làm việc vào ban đêm, sẽ sản sinh ra ít loại chất vốn là sản phẩm phụ của quá trình sửa chữa mô ADN. Nghĩa là, cơ thể khó thực hiện quá trình hồi phục thiết yếu đối với các tế bào – mà quá trình này đáng lẽ phải xảy ra tự nhiên trong đêm. Theo thời gian, sự tích tụ này có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở nhiều cơ quan cơ thể.

10. Thực phẩm chiên rán

Ai cũng biết rõ nguy cơ ung thư với các thực phẩm chiên rán. Tuy nhiên, Acrylamide là một hóa chất được tạo ra trong các loại thực phẩm có tinh bột (như khoai tây và bánh mì nướng) khi chúng được nấu ở nhiệt độ cao.

Việc chiên rán các thực phẩm này trên 248 độ có thể kích hoạt sự hình thành hóa chất acrylamide – hóa chất có thể hây tổn thương DNA và ung thư ở động vật.

11. Lối sống ít vận động

Một phân tích năm 2014 của Đại học Regensburg, Đức xuất bản đánh giá mối tương quan giữa thời gian xem truyền hình, thời gian ngồi giải trí, thời gian ngồi làm việc… và nguy cơ ung thư. Các nhà nghiên cứu phát hiện, những người ít vận động thường có nguy cơ cao hơn mắc ung thư đại tràng, nội mạc tử cung và ung thư phổi.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo, người lớn nên hoạt động vừa phải ít nhất 150, hoặc 75 phút hoạt động mạnh mỗi tuần. Điều này không bao gồm các hoạt động hàng ngày như đi cầu thang bộ, làm công việc nhà.

“Ung Thư Tinh Hoàn Có Chết Không?” Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ

Định nghĩa

Ung thư tinh hoàn xảy ra khi tế bào ung thư hình thành khối u ở một hoặc hai bên tinh hoàn. Đây là bệnh ác tính và là loại ung thư hiếm gặp ở tinh hoàn. Tuy nhiên ung thư tinh hoàn lại có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn cao. Phụ thuộc vào loại (ung thư dòng tinh và ung thư không phải dòng tinh) và giai đoạn mắc phải. Ung thư tinh hoàn được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn I: Khu trú ở tinh hoàn.

Giai đoạn II: Lan rộng tới vùng hạch bạch huyết phụ cận.

Giai đoạn III: Di căn ra khỏi tinh hoàn.

Ung thư tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng không mong muốn. Có thể dẫn đến vô sinh nam hoặc tử vong cho người bệnh. Do đó, việc phát hiện sớm tình trạng bệnh và có cách điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Dấu hiệu

Các dấu hiệu thường gặp là một bên tinh hoàn to lên bất thường; hoặc tự sờ thấy u bất thường ở tinh hoàn. Ngoài ra thì còn có các dấu hiệu như sau:

Cảm giác bìu nặng, một bên bìu bị căng tức.

Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới hoặc vùng bìu, bẹn.

Có thể đau bụng.

Có thể nổi hạch vùng bẹn.

Có thể sờ thấy hạch cổ kèm đau ngực, khó thở,…

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Tránh tình trạng tự dùng thuốc làm bệnh ngày càng xấu đi và khó khăn cho việc điều trị sau này.

Theo như các nghiên cứu hiện nay, thì chưa thể tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ung thư tinh hoàn. Khi các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn bị thay đổi. Chúng phát triển bất thường khiến sự tăng trưởng này vượt tầm kiểm soát cho phép. Điều này khiến cho các tế bào ung thư tiếp tục phân chia tạo thành khối u tinh hoàn.

Đa số người bệnh hiện nay thường lo lắng liệu ung thư tinh hoàn có chết không. Mặt dù đây là một căn bệnh tương đối nguy hiểm. Nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể được chữa khỏi, đồng thời giảm biến chứng và chi phí điều trị. Tuy nhiên, khi khối u di căn thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh là 73%.

Vậy nên tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn mắc phải sẽ có cách điều trị và tỷ lệ thành công khác nhau. Nhưng nhìn chung là tương đối cao. Để tránh trường hợp khối u tái phát hoặc di căn ra xa sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn; thì bệnh nhân cần phải tái khám thường xuyên và tuân thủ điều trị của bác sĩ.

Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn

Hiện nay thì phẫu thuật cắt tinh hoàn có khối u là phương pháp điều trị chủ yếu đối với bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn. Tùy thuộc vào kết quả sau khi phẫu thuật mà có thể kết hợp xạ trị và hóa trị.

Đối với ung thư không phải dòng tinh ở giai đoạn sớm của bệnh thì sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật. Còn đối với ung thư dòng tinh bào lan rộng thì sử dụng phương pháp xạ trị. Nhưng khi ung thư di căn xa hơn nữa thì phải sử dụng thêm phương pháp hóa trị.

Xạ trị

Xạ trị cũng là một phương pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư. Đây là phương pháp sử dụng các tia xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các bác sĩ thường áp dụng phương pháp này để loại bỏ các tế bào ung thư di căn; làm tăng khả năng khỏi bệnh hoàn toàn cho người bệnh.

Hóa trị

Hóa trị thường được áp dụng khi khối u đã di căn và có kích thước lớn. Việc điều trị như vậy thường đòi hỏi bệnh nhân phải có sức khỏe tốt; chịu đựng được các tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Phương pháp này giúp kiểm soát khối u lâu dài. Tuy nhiên có thể làm mất khả năng sinh sản ở nam giới. Do đó, nam giới nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.

1 Tháng Có Kinh 2 Lần Có Sao Không Và Thủ Phạm Gây Ra Tình Trạng Này

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt Quên sử dụng thuốc tránh thai

Việc quên sử dụng thuốc tránh thai bao gồm dạng uống và tiêm đều khiến phái đẹp phải đối mặt với tình trạng ra máu bất thường. Nếu không thực hiện phòng tránh thai đúng cách, máu của bạn sẽ xuất hiện ở âm đạo vì lượng hormone bị thu lại đột ngột.

Chuẩn bị làm mẹ

Theo như bạn đã biết, mang bầu đồng nghĩa với việc lỡ đi một vài chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số chị em lại có kinh nhiều lần hơn khi đã thụ thai.

Hiện tượng chảy máu âm đạo khi mang thai tương đối phổ biến, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, các nàng có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra xem đây có phải là thủ phạm gây ra kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng hay không.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có khả năng gây ra tình trạng như tập thể dục hoặc quan hệ tình dục quá mức. Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc chứng polyp.

Nguy cơ bị polyp hoặc u xơ

Nếu gặp phải các dấu hiệu trên, các nàng nên nhanh chóng đến phòng khám phụ khoa để được siêu âm, truyền nước biển, sinh thiết tử cung hay khám tử ngoại (dùng kính viễn vọng để soi tử cung).

Viêm âm đạo hoặc cổ tử cung

Viêm âm đạo hay viêm cổ tử cung đều gây ra nhiều vấn đề khó chịu cho phái đẹp. Có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng chính là một trong những dấu hiệu của hai chứng viêm này.

Thông thường, viêm nhiễm ở cổ tử cung sẽ kèm theo vi khuẩn, trùng roi âm đạo có khả năng gây chảy máu bất thường. Vì thế, bạn nên trị viêm ngay lập tức. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, nguy cơ mắc HIV và các bệnh lây qua đường tình dục khác sẽ tăng lên rất nhiều đấy!

Vấn đề nằm ở tuyến giáp

Tuyến giáp ít hoạt động hoặc hoạt động quá mức đều khiến kinh nguyệt của phái đẹp xuất hiện không ổn định. Tuyến giáp được điều chỉnh bởi hormone sản sinh, tại khu vực tuyến yên và vùng dưới đồi của não.

Chúng chung với những hormone kiểm soát kinh nguyệt cũng như sự rụng trứng. Nếu một cái ngừng hoạt động, những cái khác có khả năng bị ảnh hưởng. Thông thường, tình trạng này sẽ được chẩn đoán nhờ xét nghiệm máu và dùng thuốc để chữa trị.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang chính là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Tình trạng này ảnh hưởng khoảng 8–20% phụ nữ. Đây là kết quả của việc ít hoặc không rụng trứng, từ đó dẫn đến lượng progesterone, estrogen, testosterone bị phá vỡ sự cân bằng.

Xuất hiện kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng cũng là dấu hiệu của tình trạng này. Một số dấu hiệu phổ biến khác bao gồm khó duy trì cân nặng, nổi mụn, mọc lông ở các vùng đặc trưng của nam giới (ria mép, cằm…) và gặp vấn đề trong khả năng sinh sản.

1 tháng có kinh 2 lần có sao không?

Các nguyên nhân gây ra tình trạng có kinh 2 lần trong cùng 1 tháng ở trên cũng đã giúp bạn có được câu trả lời cho vấn đề này rồi đúng không nào!

Đăng bởi: Sơn Hồ Bảo

Từ khoá: 1 tháng có kinh 2 lần có sao không và thủ phạm gây ra tình trạng này

Bệnh U Tuyến Yên Có Phải Là Ung Thư?

U tuyến yên là sự tăng trưởng bất thường của khối u trong tuyến yên. Trong một số trường hợp khối u tuyến yên làm cho tuyến yên sản xuất quá nhiều hormone. Một số khối u khác lại ức chế chức năng của tuyến yên. Dẫn đến tình trạng hạn chế sản xuất kích thích tố.

Đa số các khối u tuyến yên lành tính, phát triển chậm, không phải ung thư mà chỉ là u tuyến. U tuyến thường giới hạn trong tuyến yên hoặc các mô xung quanh mà không lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

U tuyến yên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả ở người cao tuổi. Đặc biệt những người có nguy cơ thường thuộc nhóm có tiền sử mắc các vấn đề di truyền, chẳng hạn như nội tiết nhiều, MEN I. Trong bệnh MEN I, nhiều khối u xuất hiện ở các tuyến khác nhau của hệ thống nội tiết. Hiện nay đã có những xét nghiệm di truyền để chẩn đoán các rối loạn này.

Không phải khối u tuyến yên nào cũng gây ra triệu chứng. Những khối u hoạt động (kích thích tiết hormon) gây nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào tác động của loại hormon tuyến yên sản xuất. Những khối u không hoạt động (không tiết hormon) thì gây ảnh hưởng do sự phát triển của nó gây áp lực lên phần não điều khiển các cấu trúc khác của cơ thể, chẳng hạn như mắt.

Dấu hiệu của bệnh u tuyến yên phụ thuộc nhiều vào loại nội tiết tố khối u tiết ra và kích thước, vị trí, mức độ phát triển của khối u. Khối u tuyến yên phát triển thường gây ra 3 nhóm dấu hiệu:

1. Rối loạn nội tiết

Tăng tiết prolactin làm chậm kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, tiết sữa ở vú. Ở nam giới thì suy giảm chức năng tình dục, cương dương, bất lực.

Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng (GH) làm xuất hiện các biểu hiện: to đầu chi, mắt to, cằm rộng, môi dày, da thô,…

U tuyến yên tăng tiết hormon ACTH gây bệnh Cushing thường biểu hiện tăng cân, rạn da ở bụng, đùi, tay… cơ nhão, bụng to, tay chân nhỏ

2. Rối loạn chức năng quan sát

Khi u tuyến yên lớn, chèn ép dây thần kinh thị giác gây ra các triệu chứng: nhìn mờ, bán manh (chỉ nhìn được một phía trong hay phía ngoài), giảm thị lực,…

3. Tăng áp lực nội sọ

Đau đầu

Nôn, buồn nôn

Rối loạn ý thức… thậm chí hôn mê.

Khi phát hiện bản thân có những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh, bạn cần ngay lập tức đi khám và điều trị kịp thời để ngăn chặn những biến chứng xấu do khối u gây ra.

Bệnh u tuyến yên rất thường gặp. Theo các nghiên cứu, hiện nay cứ 10 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh u tuyến yên. Tuy nhiên phần lớn những khối u tuyến yên này rất nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt và không cần thiết điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân u tuyến yên phải điều trị chiếm tỷ lệ rất thấp.

Khối u tuyến yên thường lành tính và không lan rộng sang các phần khác của cơ thể. Tuy nhiên, do tuyến yên có vị trí nằm giữa nền não và có chức năng sản xuất hormon điều hòa rất nhiều hoạt động của cơ thể, nên khối u tuyến yên có thể gây ra:

Giảm thị lực: Khối u tuyến yên gây tăng áp lực lên các dây thần kinh thị giác, gây suy giảm thị lực hoặc mất thị lực ở 1 hoặc cả 2 bên mắt.

Thiếu hormone vĩnh viễn: Sự tồn tại của khối u tuyến yên hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến việc sản xuất hormon. Nhiều nguy cơ bạn phải sử dụng các loại thuốc thay thế hormon suốt đời.

Xuất huyết tuyến yên là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Đây là tình trạng khối u bỗng nhiên xuất huyết, chảy máu. Bạn sẽ cảm thấy đau đầu rất trầm trọng. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng, cần phải được điều trị bằng corticosteroid và có thể phải phẫu thuật.

Điều trị các khối u tuyến yên bao gồm loại bỏ khối u hoặc kiểm soát sự tăng trưởng của nó. Trong một số trường hợp để điều chỉnh việc sản xuất hormon, bác sĩ có thể kê thêm thuốc.

Điều trị khối u tuyến yên phụ thuộc vào loại khối u, kích thước và tình trạng phát triển. Tuổi và sức khỏe của người bệnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị. Về cơ bản, có ba phương pháp:

Phẫu thuật

Xạ trị

Điều trị nội khoa

Lối sống sinh hoạt lành mạnh là ưu tiên hàng đầu trong phòng chống bệnh u tuyến yên. Ngoài ra, bạn cần cẩn trọng hơn nếu như trong gia đình có người mắc bệnh. Trong trường hợp này, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để khám và chẩn đoán kịp thời, đề phòng những biến chứng xảy ra.

Bệnh u tuyến yên không phải là ung thư. Đây là khối u lành tính và chậm phát triển. Tuy nhiên bệnh cũng gây khá nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Khi phát hiện có những dấu hiệu của bệnh, bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, phòng tránh các biến chứng của bệnh.

Dược sĩ Phạm Thị Thuý Diễm

Tiêm Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung: Nên Hay Không?

Căn bệnh ung thư cổ tử cung đang là nỗi ám ảnh đối với chị em phụ nữ. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là do nhiễm virus HPV. Độ tuổi có khả năng nhiễm virus này nhiều nhất là 20 – 30. Mỗi ngày ở Việt Nam có 7 ca qua đời vì ung thư cổ tử cung và 14 ca nhiễm mới. Với sự phát triển của khoa học, bạn có thể tự bảo vệ mình bằng việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư hàng đầu ở phụ nữ. Bệnh thường xảy ra phổ biến ở độ tuổi trung niên từ 30 đến 55. Trong đó, HPV là nguyên nhân của 99% các ca ung thư cổ tử cung.

Các triệu chứng sớm thường gặp của bệnh bao gồm chảy máu bất thường, đau khi quan hệ, tiết dịch âm đạo, đau khi đi vệ sinh… Nếu có những dấu hiệu bất thường này thì bạn nên đi xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi nên đi tầm soát ung thư mỗi năm một lần.

1. HPV là gì?

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus, một chủng virus phổ biến hiện nay. Người bình thường có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người đã nhiễm trước đó. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc hoặc truyền từ mẹ sang con.

Người bệnh ngay từ ban đầu có thể không có bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu gì. Những triệu chứng bệnh cũng có thể chỉ xuất hiện sau nhiều năm bị nhiễm. Do đó, rất khó để biết một người có bị nhiễm HPV hay không nếu chỉ dựa vào triệu chứng của bệnh.

2. Khả năng gây bệnh

Trong khoảng 100 loại HPV, có khoảng 30 – 40 loại có thể gây viêm nhiễm vùng sinh dục. Phần lớn trường hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi và không gây vấn đề gì về sức khỏe. Nhưng khi phát bệnh, HPV có thể gây ra những vấn đề như mụn rộp ở đường sinh dục và các bệnh ung thư. Bệnh mụn rộp thường giống các cục u nhỏ hay một nhóm cục u. Các cục u này có thể có kích thước khác nhau, nhô lên hay dẹt hoặc có hình dạng như bông cải.

HPV có thể gây nhiều loại ung thư như ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật hay hậu môn. Trong đó, ung thư cổ tử cung là phổ biến nhất. Loại HPV gây bệnh mụn rộp khác với loại HPV gây bệnh ung thư. Tỉ lệ ung thư cổ tử cung hiện nay đang gia tăng. Ngoài việc thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh thì tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong việc phòng bệnh.

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách tiêm vaccine HPV nên thực hiện cho nữ giới chưa có quan hệ tình dục hoặc chưa lập gia đình. Các khuyến cáo khuyên rằng nên tiêm ở độ tuổi từ 9 tới 26 để đạt hiệu quả cao. Nam giới nên tiêm trong khoảng độ tuổi dưới 21. Ngoài ra, nên tiêm vaccine cho người bị suy giảm hệ miễn dịch (kể cả người bị nhiễm HIV/AIDS) cho đến 26 tuổi nếu trước đó họ chưa được tiêm phòng.

Có hai loại vaccine hiện nay là Gardasil và Cervarix. Vaccine này có tác dụng chống lại những chủng HPV gây ung thư phổ biến nhất hiện nay. Gardasil còn có hiệu lực với cả nam giới.

1. Vaccine Cervarix

Còn được gọi là vaccine nhị giá. Cervarix giúp phòng ngừa tổn thương tiền ung thư ác tính và ung thư cổ tử cung chủ yếu gây ra bởi type HPV 16 và 18. Vaccine này còn giúp tạo miễn dịch chéo, bảo vệ các type HPV nguy cơ cao khác chứ không chỉ hai type có trong vaccine.

Lịch tiêm chủng: gồm có ba mũi. Trong đó, mũi tiêm thứ hai cách mũi thứ nhất 1 tháng và mũi tiêm thứ ba cách mũi thứ nhất 6 tháng.

2. Vaccine Gardasil

Hay còn gọi là vaccine tứ giá. Vaccine phòng ngừa được nhiều loại ung thư khác ngoài ung thư cổ tử cung và các tổn thương tiền ung thư, mụn cóc sinh dục… do HPV gây ra.

Lịch tiêm chủng: cũng giống như vaccine Cervarix, chỉ khác ở chỗ khoảng cách mũi tiêm thứ nhất và thứ hai là 2 tháng.

Các tác dụng phụ của vaccine HPV thường an toàn như là đau tại chỗ tiêm, chóng mặt, xây xẩm, sốt, buồn nôn.

Bộ Y Tế khuyến cáo tiêm vaccine HPV trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Nếu bạn trên 26 tuổi và chưa nhiễm HPV vẫn có thể tiêm phòng nhưng hiệu quả sẽ không cao bằng.

Tiêm phòng vaccine là phương pháp dự phòng và không có tác dụng với người đã bị nhiễm virus đó. Sau khi tiêm phòng, bạn cũng nên định kỳ sàng lọc ung thư cổ tử cung. Theo khuyên cáo, người đã tiêm phòng nên kiểm tra phết tế bào cổ tử cung ba năm/lần.

HPV là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư cổ tử cung. Việc tiêm phòng vaccine có thể giúp bạn chủ động phòng tránh nhiễm bệnh cho bản thân và người thân. Chỉ với 3 mũi tiêm, bạn đã có thể phòng ngừa những chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư hiện nay. Bạn cũng không nên chủ quan và nên đi khám tầm soát ung thư định kỳ. Đây là cách để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh ung thư cổ tử cung quái ác.

Ung Thư Ruột Non Và Những Điều Bạn Cần Biết

Ruột non (intestines) là đoạn tiêu hóa nối từ phần dưới của dạ dày cho đến manh tràng. Chức năng chính của đoạn ruột này là hấp thụ chất dinh dưỡng.

Xét về mặt ung thư học: dựa vào loại tế bào sinh ung thư, có thể chia ra những loại sau để phù hợp với việc lựa chọn thuốc hóa trị cho các tác nhân tế bào gây ung thư cụ thể:

Ung thư biểu mô tuyến ruột non (adenocarcinoma): Là loại ung thư thường gặp nhất. Bệnh do các tế bào biểu mô tuyến của ruột non gây ra, thường gặp nhiều nhất ở tá tràng.

Khối u thần kinh nội tiết (carcinoid): Xuất phát từ các tế bào thần kinh điều khiển hoạt động của đoạn ruột này, thường xuất hiện ở phần cuối hồi tràng, manh tràng.

Sarcoma: Xuất phát từ các tế bào mô liên kết ở ruột non.

Lymphoma: Do các khối u của hạch bạch huyết gây ra, thường xuất hiện trên mạc nối.

GIST ruột non: Loại u xuất phát từ tế bào đệm của trung mô ruột non.

Ung thư ruột non không có triệu chứng rõ ràng. Phần tá tràng sẽ có các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết dạ dày. Phần hồi tràng sẽ có các triệu chứng của đại tràng lên. Các triệu chứng một khi đã rõ ràng thì hầu như bệnh đã vào giai đoạn muộn.

Các triệu chứng mơ hồ, gồm:

Chưa có ghi nhận rõ về bệnh sinh, nhưng có một số giả thiết đang chờ kết quả khảo sát lớn hơn như:

Bệnh đa polyp ruột có yếu tố di truyền, như hội chứng Gardner, hội chứng Peutz Jeghers…

Hội chứng viêm ruột (bệnh Crohn), bệnh Celiac.

Như đã nói ở trên, các triệu chứng của bệnh ung thư ruột non rất mơ hồ. Khi có vấn đề về đường tiêu hóa, bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và xét nghiệm.

Tìm máu ẩn trong phân

Đây là phương pháp xét nghiệm đơn giản nhất. Việc bạn có một khối u đường tiêu hóa thường đi kèm với việc khối u lan rộng. Khi khối u lan ra xung quanh, nhất là ở vùng ruột non, nơi có lượng mạch máu dồi dào, thường dễ gây chảy máu đường ruột rỉ rả. Để phát hiện có chảy máu đường tiêu hóa, đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất.

Xét nghiệm máu

Có sự gia tăng một vài marker ung thư như CA 19-9, CEA, AFP.

Ngoài ra, công thức máu còn cho biết tổng quang về tình trạng dinh dưỡng, lượng máu đã bị rỉ rả tiêu hao. Điều này giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quang trong việc đưa ra phác đồ thích hợp.

Chụp X quang đường tiêu hóa với thuốc cản quang

Đây là một phương pháp cũ, thường chỉ phát hiện được khi u ruột non đã phát triển. Phương pháp này ngày nay ít được sử dụng.

Siêu âm ổ bụng

So với khoảng thời gian trước, phương pháp hình ảnh học này ngày càng thông dụng. Nhanh, gọn, rẻ là ưu điểm vượt trội của nó.

Siêu âm dễ dàng phát hiện các u đặc trong ổ bụng. Thậm chí còn phát hiện nếu tình trạng khối u di căn đến màng bụng.

Tuy nhiên, việc đường ruột chứa hơi lại là nhược điểm của siêu âm. Do đó, muốn siêu âm chính xác đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, cũng như sự hợp tác của bệnh nhân dưới hướng dẫn của bác sĩ siêu âm.

CT bụng – chậu có cản quang

Với quá trình phát triển, CT Scan dần trở nên phổ biến và không quá đắt đỏ như xưa.

CT Scan cho phép khảo sát chi tiết và tường tận đường tiêu hóa của bệnh nhân.

Phương pháp này còn giúp đánh giá vị trí chính xác khối u, tình trạng di căn xung quanh.

Đây là một trong những phương pháp chính hiện nay giúp phát hiện u đường ruột, nhất là u ruột non.

MRI bụng chậu có chất cản từ

Đây là phương pháp không xâm lấn cuối cùng nếu tất cả các phương pháp ở trên đều không đánh giá chính xác được vấn đề của bệnh.

Giống như CT Scan, MRI cho phép đánh giá chính xác khối u. Ưu việt của phương pháp này là giúp đánh giá được chính xác nhất bản chất khối u là dạng đặc hay nang hay đã hoại tử bên trong.

Nhìn về mặt tích cực thì MRI cũng có những mặt hạn chế. Giá thành cao là một trong những lý do. Bên cạnh đó, nếu muốn chụp được phim MRI, bệnh nhân cần phải giữ yên rất lâu vùng bụng vì vùng bụng di động theo nhịp thở.

Nhìn chung thì đây là phương pháp hữu hiệu, tiên tiến và khá an toàn.

Nội soi bằng viên nang

Đây là phương pháp mới, khá tiên tiến.

Một thiết bị quay phim được thu nhỏ với kích thước to hơn viên thuốc nang bình thường. Bệnh nhân chỉ việc nuốt viên thuốc này và lấy nó ra sau khi đi vệ sinh.

Máy quay sẽ quay toàn bộ hành trình của nó qua ruột của bạn. Chính vì thế, đây là phương pháp khảo sát tiên tiến và không gây khó chịu nhiều nhất.

Điểm mấu chốt là vấn đề giá thành rất cao và ở Việt Nam chưa có bệnh viện hay cơ sở y tế nào áp dụng.

Nội soi ổ bụng chẩn đoán

Đây là phương pháp cuối cùng. Bạn sẽ được gây mê và bác sĩ sẽ đưa dụng cụ quang sát thông qua một vết rạch nhỏ trên bụng.

Phương pháp này đánh giá tổng quát và rõ ràng, thực tế nhất tình trạng bụng của bạn. Thậm chí, nếu cần, bác sĩ hoàn toàn có thể dùng dụng cụ để lấy sinh thiết hoặc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u đem ra ngoài.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiến Sĩ Mỹ Vạch Mặt 11 Thủ Phạm Gây Ung Thư “Không Ai Ngờ” Trong Cuộc Sống Hiện Đại trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!