Bạn đang xem bài viết Suy Thận Cấp Độ 2 Có Nguy Hiểm Không Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Suy thận mạn tính đặc trưng bởi tổn thương cấu trúc hoặc chức năng của thận, gây suy giảm độ lọc cầu thận. Hiện nay, người ta thường dùng thuật ngữ bệnh thận mạn để chỉ loại bệnh lý này.
Bệnh thận mạn gồm 5 giai đoạn, và suy thận cấp độ 2 là giai đoạn đã có tổn thương đến chức năng thận, với mức lọc cầu thận từ 60 đến 89 mL/phút/1,73m2. Lúc này, thận vẫn còn khả năng bù trừ cho các cấu trúc bị tổn thương. Vì vậy, suy thận giai đoạn 2 khó có thể phát hiện ngay qua các triệu chứng thông thường. Việc phát hiện bệnh nhân suy thận thường chỉ ở giai đoạn diễn tiến nặng hoặc vô tình khi khám bệnh.1
Mặc dù vậy, một số bệnh nhân vẫn có thể có một số triệu chứng sau đây:2 3
Mất ngủ.
Nhức đầu, mệt mỏi.
Suy nhược cơ thể.
Khô da, da nổi mẩn ngứa.
Khó thở, đau lưng.
Giảm cảm giác thèm ăn và ngon miệng.
Khi có các triệu chứng kể trên, bạn nên nhanh chóng đến phòng khám để được các bác sĩ kiểm tra và tư vấn.
Đái tháo đườngĐây là nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến suy thận. Việc tăng đường máu có thể làm tổn thương cấu trúc của các màng lọc cầu thận. Kéo dài có thể tiến triển đến suy thận mạn. Vì vậy, những bệnh nhân có đái tháo đường nên kiểm tra đánh giá chức năng thận thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh thận kịp thời.
Sỏi thậnSỏi thận có thể gây tắc nghẽn niệu quản. Về lâu dài có thể làm giảm chức năng thận, dẫn đến suy thận mạn. Sỏi thận thường gây đau bụng dữ dội, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm cầu thậnMột số loại tác nhân như vi khuẩn cũng có thể làm tổn thương cấu trúc và chức năng thận. Gây ra bệnh viêm cầu thận, viêm ống thận mô kẽ… Dần dần cũng gây suy giảm chức năng thận.
Suy thận có thể ảnh hưởng đến rất nhiều hệ cơ quan. Đặc biệt có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Song suy thận độ 2 vẫn được xem là giai đoạn đầu của bệnh suy thận. Và vẫn được coi là nhẹ trong tổng thể tiến triển của bệnh. Giai đoạn này vẫn chưa quá nguy hiểm, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh vẫn có thể hạn chế các bước tiến triển của bệnh.
Tuy nhiên, để quá trình điều trị diễn ra an toàn suôn sẻ. Người bệnh nên tuân theo hoàn toàn chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Nếu không, nó có thể nhanh chóng tiến triển đến mức độ nặng hơn. Gây suy giảm chức năng thận rõ rệt, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Để chẩn đoán suy thận giai đoạn 2, quan trọng nhất không phải là triệu chứng ở người bệnh mà là các xét nghiệm đánh giá chức năng thận. Khi nghi ngờ người bệnh đang có tình trạng suy thận, các bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau:1 2 3
Xét nghiệm máu kiểm tra độ lọc cầu thận (eGFR). Xét nghiệm này giúp đánh urea và creatinin máu. Từ đó giúp bác sĩ ước đoán chức năng thận của bạn một cách tương đối. Nếu có suy giảm chức năng thận, các bác sĩ thể sẽ tiến hành thêm một vài xét nghiệm chuyên biệt nữa để việc điều trị diễn ra tốt nhất.
Xét nghiệm nước tiểu. Việc đánh giá các thành phần trong nước tiểu giúp cung cấp thông tin sơ bộ về chức năng thận. Từ đó giúp bác sĩ định hướng điều trị.
Siêu âm bụng để đánh giá hình thái và cấu trúc của thận.
Đôi khi, các bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết thận. Loại thủ thuật này giúp họ đánh giá chính xác nguyên nhân gây tổn thương thận. Từ đó có hướng xử trí và điều trị phù hợp.
Hiện nay, điều trị suy thận giai đoạn 2 thường phối hợp giữa điều trị nguyên nhân và cải thiện lối sống. Khi độ lọc cầu thận chưa giảm quá nhiều, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa.
Việc điều trị dựa trên các nguyên tắc cốt lõi là hạn chế tiến triển xấu của bệnh. Đồng thời giảm thiểu tác động của suy thận lên các hệ cơ quan khác. Mặt khác, bệnh nhân nên kết hợp với một lối sống lành mạnh để việc điều trị thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Bệnh nhân nên xây dựng một chế độ sống sau đây:3
Chế độ ăn phù hợp. Giảm thiểu lượng muối và thịt hằng ngày, tăng cường bổ sung nước, rau và khoáng chất.
Hạn chế các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, tinh bột.
Duy trì huyết áp ở mức ổn định.
Hạn chế uống rượu bia và sử dụng thuốc lá.
Thường xuyên tập thể dục, thể thao.
Tóm lại, suy thận cấp độ 2 vẫn được xem là giai đoạn đầu của bệnh. Nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì không quá nguy hiểm. Bệnh tiến triển thầm lặng, và ít khi gây ra các triệu chứng đáng chú ý. Vì vậy, bạn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, xây dựng một chế độ ăn và lối sống khoa học để phòng ngừa nguy cơ mắc suy thận tiến triển.
“Ung Thư Tinh Hoàn Có Chết Không?” Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ
Định nghĩa
Ung thư tinh hoàn xảy ra khi tế bào ung thư hình thành khối u ở một hoặc hai bên tinh hoàn. Đây là bệnh ác tính và là loại ung thư hiếm gặp ở tinh hoàn. Tuy nhiên ung thư tinh hoàn lại có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn cao. Phụ thuộc vào loại (ung thư dòng tinh và ung thư không phải dòng tinh) và giai đoạn mắc phải. Ung thư tinh hoàn được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn I: Khu trú ở tinh hoàn.
Giai đoạn II: Lan rộng tới vùng hạch bạch huyết phụ cận.
Giai đoạn III: Di căn ra khỏi tinh hoàn.
Ung thư tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng không mong muốn. Có thể dẫn đến vô sinh nam hoặc tử vong cho người bệnh. Do đó, việc phát hiện sớm tình trạng bệnh và có cách điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Dấu hiệuCác dấu hiệu thường gặp là một bên tinh hoàn to lên bất thường; hoặc tự sờ thấy u bất thường ở tinh hoàn. Ngoài ra thì còn có các dấu hiệu như sau:
Cảm giác bìu nặng, một bên bìu bị căng tức.
Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới hoặc vùng bìu, bẹn.
Có thể đau bụng.
Có thể nổi hạch vùng bẹn.
Có thể sờ thấy hạch cổ kèm đau ngực, khó thở,…
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Tránh tình trạng tự dùng thuốc làm bệnh ngày càng xấu đi và khó khăn cho việc điều trị sau này.
Theo như các nghiên cứu hiện nay, thì chưa thể tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ung thư tinh hoàn. Khi các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn bị thay đổi. Chúng phát triển bất thường khiến sự tăng trưởng này vượt tầm kiểm soát cho phép. Điều này khiến cho các tế bào ung thư tiếp tục phân chia tạo thành khối u tinh hoàn.
Đa số người bệnh hiện nay thường lo lắng liệu ung thư tinh hoàn có chết không. Mặt dù đây là một căn bệnh tương đối nguy hiểm. Nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể được chữa khỏi, đồng thời giảm biến chứng và chi phí điều trị. Tuy nhiên, khi khối u di căn thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh là 73%.
Vậy nên tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn mắc phải sẽ có cách điều trị và tỷ lệ thành công khác nhau. Nhưng nhìn chung là tương đối cao. Để tránh trường hợp khối u tái phát hoặc di căn ra xa sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn; thì bệnh nhân cần phải tái khám thường xuyên và tuân thủ điều trị của bác sĩ.
Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoànHiện nay thì phẫu thuật cắt tinh hoàn có khối u là phương pháp điều trị chủ yếu đối với bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn. Tùy thuộc vào kết quả sau khi phẫu thuật mà có thể kết hợp xạ trị và hóa trị.
Đối với ung thư không phải dòng tinh ở giai đoạn sớm của bệnh thì sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật. Còn đối với ung thư dòng tinh bào lan rộng thì sử dụng phương pháp xạ trị. Nhưng khi ung thư di căn xa hơn nữa thì phải sử dụng thêm phương pháp hóa trị.
Xạ trịXạ trị cũng là một phương pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư. Đây là phương pháp sử dụng các tia xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các bác sĩ thường áp dụng phương pháp này để loại bỏ các tế bào ung thư di căn; làm tăng khả năng khỏi bệnh hoàn toàn cho người bệnh.
Hóa trịHóa trị thường được áp dụng khi khối u đã di căn và có kích thước lớn. Việc điều trị như vậy thường đòi hỏi bệnh nhân phải có sức khỏe tốt; chịu đựng được các tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Phương pháp này giúp kiểm soát khối u lâu dài. Tuy nhiên có thể làm mất khả năng sinh sản ở nam giới. Do đó, nam giới nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.
Mẹ Ăn Gì Để Con Bú Tăng Cân Nhanh? Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ
Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con của bạn. Trên thực tế, sữa mẹ sẽ dần thay đổi theo thời gian để tạo ra các chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đặc biệt khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, và tiếp tục bú mẹ trong ít nhất 12 tháng. Việc này rất tốt cho cả trẻ sơ sinh và bà mẹ. Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng và làm giảm tỷ lệ các vấn đề sức khỏe sau này cho trẻ. Thường gặp nhất là bệnh tiểu đường (đái tháo đường), béo phì và hen suyễn.1 2
Đối với các bà mẹ đang cho con bú sẽ giúp tử cung co bóp và máu ngừng chảy nhanh hơn sau khi sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng cho người mẹ. Đồng thời đây cũng là một cách tuyệt vời giúp mẹ gắn kết với con mình.1 2
Có thể bạn băn khoăn không biết mình cần ăn những loại thực phẩm nào để tạo ra lượng sữa phù hợp, hoặc chất lượng sữa tốt nhất cho con. Thực ra, bạn không cần phải ăn bất cứ thứ gì đặc biệt khi đang cho con bú. Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh là yếu tố quan trọng để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất.3
Ngũ cốc3Các loại ngũ cốc như bột yến mạch, gạo lứt và mì ống nguyên hạt rất quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Bởi vì chúng chứa nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin tự nhiên.
Ngoài ra, ngũ cốc cũng rất giàu carbohydrate, protein và chất béo không bão hòa lành mạnh. Ăn ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bạn no lâu hơn. Từ đó, giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn.
Thực phẩm giàu đạm3 4Bổ sung thêm protein từ thịt, cá, trứng, các loại hạt đậu. Nên ăn ít nhất 2 phần cá mỗi tuần, bao gồm cả một số loại cá có dầu.
Các loại cá như cá hồi và cá mòi là nguồn cung cấp protein dồi dào, cũng như vitamin và omega-3, có thể làm giảm viêm. Cá hồi cũng chứa nhiều vitamin D tự nhiên.
Bạn cũng nên sử dụng thực phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai và sữa chua. Những thực phẩm này chứa nhiều canxi và protein.
Nước lọc4Việc uống nhiều nước cũng rất quan trọng. Bạn có thể bổ sung nước bằng cách đặt đồ uống gần khu vực cho con bú. Nước lọc, nước trái cây hay sữa tách béo đều là những lựa chọn tốt.
Mẹ đang cho con bú và chế độ ăn chay5Một số chế độ ăn kiêng từ khi mang thai không thể áp dụng cho các bà mẹ đang cho con bú.
Chế độ ăn chay có thể áp dụng với việc điều chỉnh phù hợp cho nhu cầu nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu bạn tránh ăn thịt, hãy đảm bảo rằng bạn có ăn những nguồn cung cấp sắt và kẽm khác như các loại hạt đậu, trái cây, và sản phẩm từ sữa.
Trong trường hợp nếu bạn tránh tất cả các sản phẩm động vật (chế độ ăn thuần chay), bạn sẽ cần phải bổ sung vitamin B12 để đảm bảo con bạn không bị thiếu hụt chất này.
Có lẽ bạn đã tự hỏi liệu có cần phải tránh một số loại thực phẩm để ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa, hoặc dị ứng thực phẩm ở trẻ hay không. Nếu bạn không có tiền căn dị ứng thì hành động này là không cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên quan tâm đến những vấn đề cần tránh sau:3 5
Thực phẩm có chất ngọt nhân tạo.
Cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu và cá kiếm. Bạn có thể kiểm tra thành phần thủy ngân trong thực phẩm trước khi lựa chọn.
Caffeine có thể từ sữa mẹ vào cơ thể bé. Điều này khiến trẻ tỉnh táo và khó đi ngủ hơn. Caffeine là thành phần tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống như cà phê, trà và sô cô la. Nó cũng được thêm vào một số nước ngọt và nước tăng lực; cũng như một số loại thuốc chữa cảm lạnh và cảm cúm. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế lượng caffeine dưới 200mg mỗi ngày.4
Rượu. Nếu bạn muốn uống rượu, hãy đợi 2 – 3 giờ sau khi uống, trước khi cho con bú. Lúc này, rượu không còn ở trong sữa của bạn. Vì đã được loại bỏ ra ngoài khi nồng độ cồn trong máu của bạn giảm xuống. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là không nên dùng rượu khi bạn đang cho con bú.
Hầu hết trẻ sơ sinh đều có thể dung nạp thực phẩm cay và có gas. Tuy nhiên, trẻ có thể phản ứng lại như bỏ bú nếu sữa có vị lạ do thức ăn mà mẹ đã dùng.
Ngoài việc bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt, gia cầm, cá, trứng, sữa, đậu, các loại hạt trong 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày. Việc ăn 3 phần rau và 2 phần trái cây cũng rất quan trọng.5
Những món ăn nhẹ sau đây với cách chuẩn bị nhanh và đơn giản sẽ cung cấp cho bạn năng lượng trong ngày:4
Hoa quả tươi.
Bánh mì kẹp với salad, pho mát bào, cá hồi nghiền hoặc thịt nguội.
Sữa chua và kem pho mát.
Súp rau và đậu.
Ngũ cốc ăn sáng không đường kèm với sữa.
Bổ sung 1 ly sữa hoặc 150 ml nước trái cây không đường.
Khoai tây nướng.
Rối Loạn Chuyển Hóa Lipoprotein Là Gì Và Câu Trả Lời Của Bác Sĩ
Có rất nhiều loại lipoprotein trong máu, trong đó mỗi loại đảm nhận những công việc khác nhau. Dù sao, các lipoprotein đều có chung mục đích là điều hòa mỡ máu. Rối loạn bất kỳ một loại lipoprotein nào cũng có thể gây ra những bất lợi. Những rối loạn thường gặp là:
Tăng triglyceride máu do bất thường lipoprotein VLDL và chylomicron.
Tăng cholesterol do bất thường lipoprotein LDL-c và HDL-c.
Các triệu chứng về mắt như: cung vàng giác mạc, đục giác mạc,…
Các triệu chứng về da như: u vàng da ở vùng gân, bàn tay, bàn chân, khuỷu, đầu gối,…
Các triệu chứng khác: như bệnh thần kinh ngoại biên, hẹp động mạch,…
Triệu chứng dù không nguy kịch nhưng có thể dẫn tới những nguy cơ tim mạch nặng. Hơn nữa, khi xuất hiện những triệu chứng là dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa lipoprotein lâu dài.
Xét nghiệm định lượng lipoprotein và các lipid máu là kỹ thuật giúp xác định chẩn đoán. Các xét nghiệm và kết quả của bệnh là:
Giảm HDL-cholesterol máu.
Tăng LDl-cholesterol, VLDL máu.
Tăng triglyceride và cholesterol máu.
Bên cạnh những xét nghiệm này, người bệnh còn được tầm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch khi thăm khám. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thêm để tìm các nguyên nhân gây bệnh. Bệnh rối loạn chuyển hóa lipoprotein có nhiều nguyên nhân khác nhau được chia thành hai nhóm:
Bệnh do di truyềnBệnh thường do các đột biến gene gây nên hay di truyền từ bố mẹ sang con. Các gene này đảm nhận chức năng hình thành các lipoprotein. Khiếm khuyết một hay nhiều gene có thể gây ra rối loạn một hay nhiều loại lipoprotein. Những bệnh lý có thể mắc là:
Hội chứng tăng chylomicron máu gia đình.
Tăng cholesterol máu gia đình.
Giảm betalipoprotein máu gia đình.
Giảm HDL-cholesterol máu do đột biến gene.
Bệnh không do di truyềnĐây là nhóm bệnh mà người mắc mắc phải do có hành vi không có lợi cho sức khỏe thường xuyên. Bệnh thường nhẹ hơn so với nhóm bệnh di truyền và có thể kiểm soát được. Bệnh và một số thuốc có thể gây ra rối loạn chuyển hóa lipoprotein như:
Hội chứng thận hư.
Hội chứng Cushing.
Suy giáp.
Vàng da tắc mật.
Chán ăn tâm thần.
Đái tháo đường.
Béo phì, thừa cân.
Lọc máu mạn.
Nghiện rượu.
Người đang sử dụng một số thuốc như: glucocorticoid, beta-blockers, một số thuốc lợi tiểu,…
Bệnh có thể nhẹ và dễ trị nếu không xảy ra biến chứng và giai đoạn sớm. Ngược lại, nếu xảy ra tình trạng tắc mạch và thiếu máu cơ quan, bệnh sẽ rất nặng nề. Thiếu máu cơ quan lâu dài không được điều trị sẽ gây ra phì đại cơ quan hay nặng hơn là hoại tử. Đây là những vấn đề cấp cứu hết sức nghiêm trọng, đặc biệt là những nội tạng quan trọng như tim và não. Tương ứng, nhồi máu cơ tim và đột quỵ là những biến chứng của bệnh, nguy cơ tử vong cao. Hơn nữa, những bệnh lý không do yếu tố di truyền thường ít nghiêm trọng hơn.
Phát hiện và điều trị rối loạn chuyển hóa lipoprotein kịp thời giúp ngăn ngừa tiến triển bệnh. Quan trọng nhất trong điều trị bệnh là tìm ra nguyên nhân và thay đổi thói quen không tốt cho sức khỏe.
Điều trị nguyên nhânĐối với những bệnh lý không do di truyền, kiểm soát bệnh nền đóng vai trò then chốt để điều hòa lipoprotein. Bệnh nhân nên được tư vấn khám chuyên khoa để được chăm sóc chu đáo.
Điều trị rối loạn chuyển hóa lipoproteinĐối với những ai có nguy cơ tim mạch cao và không có biến cố tim mạch xảy ra. Người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc kiểm soát nồng độ lipoprotein cũng như phòng ngừa bệnh lý huyết áp, đường huyết. Đây cũng là phương pháp điều trị hiệu quả đối với người mắc bệnh lý do đột biến gene.
Duy trì lối sống tích cựcBất kể nhóm bệnh nào, mức độ nào cũng đều được khuyến cáo thay đổi hành vi, thói quen tốt cho sức khỏe.
Tập thể dục đều đặn vừa sức.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho người bệnh.
Hạn chế rượu bia.
Giảm cân, tránh thừa cân, béo phì.
Không nên hút thuốc lá.
Người mắc rối loạn chuyển hóa lipoprotein luôn có nồng độ lipid máu không ổn định. Vì vậy, một chế độ ăn hạn chế chất béo luôn được khuyến khích giúp hệ tiêu hóa chuyển hóa dễ dàng hơn. Những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn là:
Bổ sung thịt nạc.
Thay thế các chất béo no bằng chất béo không no.
Hạn chế đồ chiên xào.
Tăng cường trái cây, rau củ quả trong khẩu phần ăn.
Ăn thịt nên bỏ mỡ và da.
Hạn chế các loại thức ăn nhanh, đóng gói.
Bệnh rối loạn chuyển hóa lipoprotein thường không nặng nề nếu không xảy ra các biến cố tim mạch. Phần lớn bệnh có thể kiểm soát tốt khi người bệnh duy trì những thói quen có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, khám bệnh tổng quát định kỳ hàng năm là biện pháp hữu hiệu để theo dõi bệnh. Hy vọng, bài viết trên của Bác sĩ Vũ Thành Đô đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về bệnh. Đừng quên đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào để được tư vấn kỹ hơn.
Đi Tìm Câu Trả Lời Hồ Tây Có Món Gì Ngon?
Hồ Tây có món gì ngon? Bánh tôm Hồ Tây
Bánh Tôm Hồ Tây là một trong những món ăn đặc trưng, truyền thống của người Hà Nội. Món ăn này hiện nay đang rất nổi tiếng và được khá đông giới trẻ tìm đến thưởng thức. Bánh tôm được làm từ nguyên liệu chính là tôm càng sông hay tôm càng Hồ Tây đặc trưng.
Hà nội vào những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước đã có những hàng bán bánh tôm ở trên đường Thanh niên, phía bên Hồ Trúc Bạch.Lúc đó nơi đây là địa điểm vui chơi giải trí sầm uất, bánh tôm Hồ Tây đã đi vào ký ức nhiều thế hệ.
Hiện nay những hàng bánh tôm đã trở nên phổ biến hơn. Đi quanh Hồ Tây bạn có thể bắt gặp rất nhiều quán. Nhưng quán ngon và nổi tiếng nhất thì chỉ có thể kể đến Bánh Tôm Hồ Tây địa chỉ số 1 Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội.
Bánh Tôm Hồ Tây
Bánh tôm ở đây nổi bật với bột chiên vàng, cắn một miếng là giòn tan. Tôm không quá to nhưng lại có vị ngọt thanh và rất chắc thịt. Kết hợp cùng bát nước chấm chua ngọt, củ quả muối chua, ăn cùng rau sống rất đã miệng, đặc biệt không bị ngấy. Ngoài ra, menu của quán còn có rất nhiều món ngon khác như soup, nem, cua, ghẹ, lẩu, cháo, cơm, mì…
Bánh rán mặnBánh rán mặn là loại bánh làm từ bột gạo nếp. Nhân bánh có thịt lợn, mộc nhĩ, miến, hành khô, hạt tiêu,… Loại bánh này được chiên vàng giòn và chấm kèm nước mắm chua ngọt cộng thêm một chút nộm đu đủ. Đây là món ăn vặt mà học sinh và sinh viên rất yêu thích.
Quanh Hồ Tây loại bánh này được bán rất phổ biến ở những gánh hàng rong và các quán ven hồ. Địa chỉ ăn bánh rán mặn ngon có thể kể đến là quán rán mặn Võng Thị địa chỉ ở Ngõ 242 Lạc Long Quân, Phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội.
Bánh rán mặn
Đặc trưng của quán phải kể đến là loại nước mắm chua ngọt thần thánh. Nước mắm có vị ngọt thanh, chua nhẹ, rất vừa vặn. Hiếm có quán bánh rán mặn nà có thể đạt được trình độ pha nước chấm ngon như ở đây.
Chân gà nướngMột món ngon được giới trẻ cực kỳ yêu thích và không thể bỏ qua trong danh sách này đó chính là chân gà nướng.
Quán chân gà nướng ở số 4 Thụy Khuê, Tây Hồ là một trong những quán mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến Hồ Tây. Chân gà ở đây được chặt rất đều tay, nướng không bị cháy hay đen như những chỗ khác. Chân gà nướng xong vẫn giữ được độ mềm dai tự nhiên. Nước chấm cay cay chua chua là điểm nhấn của món ăn này.
Chân gà nướng – món ăn vặt hấp dẫn giới trẻ
Thịt nướngNếu là tín đồ của thịt nướng thì bạn không thể bỏ qua một quán nướng được mệnh danh là đệ nhất nướng tại Hồ Tây. Đó chính là Meat Plus Hồ Tây – quán thịt nướng Hàn Quốc đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay. Khi ai hỏi là Hồ Tây có món gì ngon thì câu trả lời không thể thiếu Meat Plus Hồ Tây. Quán nướng này có thịt bò nhập khẩu hoàn toàn từ Hàn Quốc, rau cuốn được trồng hoàn toàn trên nông trường của Meat Plus. Đồ ăn kèm ở đây đa đa dạng và chuẩn vị Hàn Quốc.
Thịt bò Mỹ tươi ngon tại Meat Plus Hồ Tây
Meat Plus sẽ là một trong những lựa chọn đáng cân nhắc cho những cuộc hẹn của bạn.
Đăng bởi: Huệ Đặng Thị
Từ khoá: [REVIEW] Đi tìm câu trả lời Hồ Tây có món gì ngon?
10 Câu Hỏi Quan Trọng Trong Buổi Phỏng Vấn Và Cách Trả Lời
Giả sử bạn không đồng ý với cách mà cấp trên đang giải quyết vấn đề nào đó. Bạn sẽ làm gì?
Tại sao NTD lại hỏi như vậy? Câu hỏi này để tìm ra cách mà bạn giải quyết mâu thuẫn ra sao. Bạn là người tranh luận hay sẽ giữ im lặng. Hay có thể bạn là người bình tĩnh và nhận diện vấn đề, sau đó đưa ra các giải pháp một cách hợp lý, chấp nhận rằng ý kiến của mình sẽ không thể hài lòng tất cả.
Trả lời thế nào? Cách trả lời hợp lý nhất cho dạng câu hỏi này chính là đưa ra ví dụ. Mẫu: Có một lần tôi không đồng ý với sếp của mình. Đây là cách mà tôi giải quyết, đây là kết quả, và đây là những gì mà tôi học được.
Bạn có khả năng sử dụng các công cụ nào khác không?Giả sử bạn không đồng ý với cách mà cấp trên đang giải quyết vấn đề nào đó. Bạn sẽ làm gì?
Tại sao NTD lại hỏi như vậy? Câu hỏi này để hiểu về bộ kĩ năng mà bạn có để phục vụ cho công việc. Nói về kĩ năng cứng thì rất đơn giản, nhưng kĩ năng mềm như giao tiếp và lãnh đạo thì khó hơn nhiều. Và điều quan trọng là phải áp dụng được những kĩ năng này ra sao.
Bạn có khả năng sử dụng các công cụ nào khác không?
Bạn muốn phát triển kĩ năng chuyên môn/kĩ thuật nào nhất?Bạn có khả năng sử dụng các công cụ nào khác không?
Tại sao NTD lại hỏi như vậy? Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem bạn muốn phát triển về mặt nào.
Trả lời thế nào? Hãy nói rõ lý do tại sao bạn muốn phát triển kĩ năng nào đó. VD: Bạn muốn phát triển thêm kĩ năng thiết kế để phục vụ cho ngành Marketing.
Kể về một lần bạn phạm lỗi và công việc không đạt hiệu quả như mong muốn? Bạn học được gì từ câu chuyện này?Bạn muốn phát triển kĩ năng chuyên môn/kĩ thuật nào nhất?
Tại sao NTD lại hỏi như vậy? Phần lớn các doanh nghiệp đều chấp nhận các sai lầm của ứng viên. Điều quan trọng hơn cả chính là bạn học được gì từ điều đó. Các nhà tuyển dụng rất quan tâm đến khả năng phân tích và giải quyết vấn đề của bạn.
Trả lời thế nào? Quan trọng ở đây là “bạn học được gì từ sai lầm của mình. Tình huống là gì? Quá trình đưa ra quyết định ra sao? Và làm thế nào bạn vượt qua sai lầm của mình?
Bạn ghét nhất phần nào trong công việc của mình?Kể về một lần bạn phạm lỗi và công việc không đạt hiệu quả như mong muốn? Bạn học được gì từ câu chuyện này?
Tại sao NTD lại hỏi như vậy? Nhà tuyển dụng đồng ý rằng có rất nhiều yếu tố trong công việc gây nhàm chán, nên việc thành thực trả lời câu hỏi này rất quan trọng. Nhờ câu trả lời này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được liệu bạn có phù hợp với việc này hay không?
Trả lời thế nào? Trung thực quá trong trường hợp này không phải ý hay. Hãy nêu ra rằng bạn làm thế nào chống lại sự chán chường trong công việc của mình. Đồng thời hãy nhớ kĩ bản mô tả công việc, nếu bạn đang ứng tuyển Sale, đừng nói rằng bạn ghét phải đi deal giá với khách hàng.
Bạn ghét nhất phần nào trong công việc của mình?
Bạn thích nhất mảng nào trong công việc hiện tại?Bạn ghét nhất phần nào trong công việc của mình?
Tại sao NTD lại hỏi như vậy? Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng hiểu điều gì quan trọng với bạn, cách bạn cảm thấy hài lòng trong các mảng khác nhau của công việc. Câu trả lời sẽ giúp người phỏng vấn nhận diện được làm thế nào bạn tạo ra được sự khác biệt, cái gì khiến bạn có đủ năng lượng làm việc từ sáng đến chiều, như việc quản lý con người, quy trình làm việc, hay sự sáng tạo.
Trả lời thế nào? Đừng mắc bệnh kể lể về những việc mình đã/đang làm. Hãy nói về đam mê của bạn, những gì bạn thấy tự hào, và cách bạn tạo ra thành quả trong công việc.
Bạn được giao cho cả chục đầu việc khác nhau cùng lúc. Bạn sẽ sắp xếp các công việc như thế nào?Bạn thích nhất mảng nào trong công việc hiện tại?
Tại sao NTD lại hỏi như vậy?Câu hỏi này đánh vào kĩ năng tối quan trọng của người đi làm thời hiện đại: Quản lý thờigian và đưa ra quyết định. Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem bạn sẽ sắp xếp mức độ ưu tiên giữa các task việc ra sao và cách bạn tiếp cận người khác trong suốt quá trình làm việc.
Trả lời thế nào? Hãy kể về một lần bạn gặp phải tình huống tương tự, cách bạn giải quyết vấn đề, và hiệu quả nó mang lại.
Bạn được giao cho cả chục đầu việc khác nhau cùng lúc. Bạn sẽ sắp xếp các công việc như thế nào?
Bạn được giao cho cả chục đầu việc khác nhau cùng lúc. Bạn sẽ sắp xếp các công việc như thế nào?
Tại sao NTD lại hỏi như vậy? Nhà tuyển dụng đang hỏi xem bạn đã tìm hiểu kĩ đến đâu cho vị trí và công ty này trước khi đưa ra quyết định đi phỏng vấn. Từ câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về giá trị của bạn và đánh giá mức độ phù hợp.
Trả lời thế nào? Tạo ra liên kết giữa các yếu tố trong tổ chức – con người, chiến lược, giá trị công ty/thương hiệu và những kinh nghiệm và khả năng bạn có. Đây chính là cách nói với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn rằng: Tôi chính là người phù hợp cho vị trí này.
Bạn hiểu thế nào về vị trí này? Và tại sao bạn lại muốn làm công việc này?Trả lời thế nào? Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn thực sự hiểu công việc này như thế nào chứ không phải thông qua bản “Mô tả công việc” đăng đầy trên mạng. Cách trả lời tốt nhất là chỉ ra xem mảng nào trong vị trí này bạn có thể làm tốt nhất, và điều này có thể đóng góp gì cho tổ chức.
Dựa trên sự hiểu biết của bạn về vị trí này, bạn nghĩ kĩ năng nào của mình sẽ có giá trị nhất cho công ty?Bạn hiểu thế nào về vị trí này? Và tại sao bạn lại muốn làm công việc này?
Tại sao nhà tuyển dụng (NTD) lại hỏi như vậy? Các nhà tuyển dụng muốn đánh giá xem bạn hiểu biết kĩ đến đâu về vị trí và công việc sắp tới mình sẽ làm. Họ muốn tìm hiểu xem các kĩ năng của bạn có phù hợp với công việc không, và liệu bạn có thể đóng góp được gì.
Đăng bởi: Lê Phú Bằng
Từ khoá: 10 câu hỏi quan trọng trong buổi phỏng vấn và cách trả lời
Cập nhật thông tin chi tiết về Suy Thận Cấp Độ 2 Có Nguy Hiểm Không Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!