Bạn đang xem bài viết Nước Tinh Khiết Là Gì? Nước Tinh Khiết Có Tốt Cho Sức Khỏe? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nước tinh khiết có tính hoà tan nhưng không có khả năng dẫn điện. Các chất hoà tan trong nước tinh khiết như muối sẽ tạo ra ion và có thể dẫn điện. Người ta ứng dụng nước tinh khiết vào nhiều hoạt động khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là nước dùng ăn uống, còn lại là dùng trong phòng thí nghiệm, dây chuyền sản xuất thuốc, nước tinh khiết, …
2. Lợi ích của nước tinh khiếtVai trò của nước đối với cơ thể con người rất quan trọng. Các cơ quan đều cần có nước để hoạt động như phổi chứa 90% nước, não 75% nước và trong máu nước chiếm 80%. Nước giúp cân bằng nhiệt độ và thải độc hằng ngày. Nước có khả năng vận chuyển năng lượng đến các tế bào trong cơ thể. Một số lợi ích của nước tinh khiết là:
2.1. Tăng cường hệ miễn dịch 2.2. Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡngKhông phải cơ thể nào cũng có thể hấp thụ 100% dinh dưỡng từ thực phẩm. Vậy nên uống nước tinh khiết giúp cơ thể tiêu hoá tốt hơn, chất dinh dưỡng được hấp thụ tối đa. Cơ thể nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, gây viêm loét và khó tiêu.
2.3. Cải thiện làn daNước tinh khiết cung cấp độ ẩm cho da, giảm các tác nhân hình thành nếp nhăn và lão hoá. Việc uống đủ nước giúp làn da luôn căng bóng, mềm mại, tạo cảm giác trẻ trung cho tổng thể khuôn mặt. Nước tinh khiết còn giúp giảm tình trạng sưng húp ở da khi ngủ dậy.
2.4. Hỗ trợ giảm cânNước có thể giảm được sự thèm ăn, giúp bạn không ăn quá nhiều trong một bữa, tránh việc dư thừa năng lượng. Tình trạng ứ nước cũng được giảm thiểu nhờ vào nước tinh khiết, cho cơ thể luôn nhẹ nhàng. Lượng nước uống càng nhiều thì cơ thể càng thanh lọc các độc tố và chất béo. Các chất này đều khiến tăng cân và mệt mỏi.
2.5. Xương khớp chắc chắnCác khớp có thể duy trì hoạt động linh hoạt, trơn tru để chuyển động không bị đau là nhờ vào độ ẩm. Nước tinh khiết như là chất bôi trơn ở khớp và dây chằng, giúp chúng luôn chắc chắn và khỏe mạnh.
2.6. Thúc đẩy trao đổi chấtUống nước tinh khiết làm tăng hơn 30% quá trình trao đổi chất của bạn. Mỗi ngày uống đủ 8 ly nước tinh khiết sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng hơn.
2.7. Hỗ trợ thận tốt hơnThận là bộ phận có vai trò thải độc tố và chất thải từ máu ra khỏi cơ thể. Độc tố nếu tích tụ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, vậy nên thận cần luôn mạnh khoẻ. Chế độ ăn không lành mạnh gây hại đến hoạt động của gan, thận và các cơ quan xung quanh. Uống nước tinh khiết giúp ngăn ngừa bệnh sỏi thận nguy hiểm.
3. Uống nước tinh khiết mỗi ngày có tốt không?Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã nêu lên rằng việc sử dụng nước tinh khiết rất an toàn, tuy nhiên chỉ ở hàm lượng vừa đủ, không được lạm dụng.
3.1. Thiếu hụt lượng khoáng chất cần thiếtNhiều nghiên cứu khoa học, hoá học đã chứng minh được rằng uống nước tinh khiết quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Nguyên nhân vì trong nước tinh khiết không chứa bất kỳ loại khoáng chất nào để cung cấp cho cơ thể. Trong đó, hai loại chất khoáng có lợi nhất cho con người là Canxi và Magie, giúp tăng hệ miễn dịch cũng không có trong nước tinh khiết.
Uống nước tinh khiết mỗi ngày sẽ dẫn đến việc cơ thể bị thiếu hụt khoáng chất. Sử dụng lâu dài gây nên các triệu chứng: mệt mỏi, không tập trung, năng lượng yếu, cơ thể bị suy nhược, suy dinh dưỡng, …
3.2. Thiếu hụt vi lượngNước tinh khiết chỉ có tác dụng giải khát và cấp nước cho cơ thể, không bổ sung các chất khoáng được. Trong khi đó, 50% khoáng chất cơ thể cần là đến từ nước uống. Ngoài ra, nước cần chứa các nguyên tố vi lượng giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn và độ pH bên trong được cân bằng. Nước tinh khoáng không có vi lượng, nếu uống mỗi ngày sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng. Người dùng dễ mắc các bệnh như: cảm sốt, tay chân nhức mỏi, đường huyết thất thường, …
3.3. Thiếu lợi khuẩn cho cơ thểThực tế thì vi khuẩn bên trong nguồn nước không phải lúc nào cũng độc hại. Trong đó cũng có nhiều vi khuẩn có lợi cho con người. Lợi khuẩn có tác dụng cải thiện hệ tiêu hoá hiệu quả, ngăn ngừa các bệnh tiêu chảy, đau bụng, táo bón, … Tuy nhiên, nước tinh khiết đã loại bỏ sạch hoàn toàn các lợi khuẩn này.
Có thể thấy để tránh được các nhược điểm trên, nguồn nước tốt nhất để ăn uống hằng ngày vẫn là nước khoáng. Hiện nay có rất nhiều loại nước khoáng đóng chai khác nhau, tuy nhiên không phải loại nào cũng tốt. Chỉ một vài loại là được kiểm nghiệm là lượng chất khoáng và vi lượng tương tự như trong tự nhiên.
Vậy nên giải pháp tốt nhất cho nước uống tốt là sử dụng máy lọc nước Nano. Dây được đánh giá là sản phẩm lọc nước tiên tiến nhất hiện nay. Máy lọc nước có khả năng lọc sạch chất bẩn, chất hóa học, kim loại nặng, … trong nước nhưng đồng thời vẫn giữ lại 100% khoáng chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe.
Thông tin liên hệ:
Đường Đen Là Gì? Đường Đen Có Thực Sự Tốt Cho Sức Khỏe?
Đường đen là gì?
Đường đen được biết đến như một loại gia vị tốt cho sức khỏe. Để phân biệt đường đen với những loại đường khác, người dùng có thể dựa vào một số đặc điểm cơ bản như sau:
Đường đen chưa qua tinh luyện.
Về màu sắc, đường đen đậm màu hơn các loại đường khác.
Về hương vị, đường đen có vị ngọt tự nhiên, ngọt thanh chứ không ngọt sắc.
Về kích thước, hạt đường đen to hơn so với đường trắng.
Khi hòa với nước, đường đen có tốc độ tan nhanh.
Đường đen còn có tên gọi khác là đường vàng hoặc đường đỏ.
Nổi lên như một cơn sốt khi được sử dụng để chế biến món sữa tươi trân châu đường đen. Đến nay, đường đen đã được ứng dụng linh hoạt hơn trong cuộc sống, thay thế cho các loại đường truyền thống. Nhiều món ăn ngon cũng được chế biến từ loại gia vị độc đáo này.
Giải đáp một số thắc mắc cơ bản về đường đen
Đường đen có chứa chất dinh dưỡng trong thành phần không?
Nhiều bạn đọc đặt ra câu hỏi, đường đen có chứa chất dinh dưỡng trong thành phần không? Nếu chỉ sử dụng đường đen có đủ để cung cấp năng lượng cũng như lượng đường cần thiết cho cơ thể?
Câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể chỉ sử dụng duy nhất đường đen trong khẩu phần ăn uống của mình. Một số chất dinh dưỡng quan trọng được bổ sung trong đường đen phải kể đến, cụ thể như sau: Trung bình 1kg đường đen có chứa 0,9g canxi cùng nhiều nguyên tố vi lượng.
Trong bảng thành phần, đường đen còn có một lượng lớn vitamin quan trọng với sức khỏe như C, B1, B2 và B6. Như vậy, đường đen hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng lượng đường cần thiết cho cơ thể người dùng; sẵn sàng cho những ngày dài học tập và làm việc hiệu quả.
Đường đen có những công dụng gì?
Không phải ngẫu nhiên, đường đen được nhiều đối tượng khách hàng lựa chọn, thay thế cho đường trắng truyền thông. Theo đánh giá của người dùng cũng như lời khuyên từ các chuyên gia, đường đen chứa nhiều công dụng ưu việt hơn đối với sức khỏe.
Bổ máu, tốt cho các bộ phận quan trọng như gan, dạ dày và lá lách. Trong đường đen có chứa lượng sắt phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để sinh các hemoglobin trong máu, hỗ trợ các bộ phận hoạt động hiệu quả..
Đối với phái mạnh, sử dụng đường đen để cải thiện và tăng cường sinh lý.
Đường đen còn rất tốt cho các chị em trong ngày đèn đỏ, giảm đau bụng kinh. Bên cạnh đó, phụ nữ sử dụng đường đen còn giúp làn da luôn khỏe mạnh, ngăn chặn tác nhân hình thành mụn, làm chậm quá trình oxy hóa.
Đường đen có khả năng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, lượng đường cho cơ thể mà không lo béo phì. Nguyên nhân được xác định là do trong loại thực phẩm này không chứa nhiều calo, phù hợp với người ăn kiêng, đang giảm béo.
Với những công dụng nêu trên, có thể thấy, đường đen phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Gia vị này phù hợp sử dụng trong những gia đình đông thành viên, gồm nhiều thế hệ chung sống.
Có thể chế biến những món ăn gì từ đường đen?
Sử dụng đường đen như một loại gia vị để ướp thực phẩm trước khi chế biến.
Sử dụng đường đen để chế biến các loại đồ uống được yêu thích như sữa tươi trân châu đường đen, trà sữa đường đen, dùng chung với sữa tươi,… Khi sử dụng đường đen, đồ uống có vị ngọt dịu, không ngọt sắc.
Làm bánh với đường đen. Bánh dùng đường đen không chỉ có vị ngọt tự nhiên mà còn đem lại màu sắc bắt mắt hơn. Một số loại bánh phổ biến từ đường đen có thể kể đến như bánh trà sữa đường đen, bánh crepe trà sữa trân châu đường đen nhiều tầng. Đây là những món ăn được yêu thích, thích hợp để đổi món cho gia đình.
Làm món tráng miệng sử dụng đường đen như bánh flan caramen, tàu hũ trân châu đường đen,…
Làm đường đen tại nhà, nên hay không nên?
Trong thời gian vừa qua, nhiều trang mạng xã hội truyền tai nhau cách làm đường đen tại nhà. Vậy, nên hay không nên áp dụng công thức này? Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng, người dùng không nên làm đường đen tại nhà mà nên mua sẵn tại các cửa hàng tạp hóa, tiệm phân phối thực phẩm sạch.
Nguyên nhân được đưa ra là do quy trình làm đường đen trong các nhà máy phải đảm bảo an toàn, quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Không những thế, nguyên liệu chế biến phải qua quá trình làm sạch tỉ mỉ, cẩn thận.
Khi làm đường đen tại nhà, người làm không thể đảm bảo những yêu cầu trên. Vì vậy, thành phẩm không đảm bảo chất lượng, không đủ chất dinh dưỡng, rất dễ gây nên tác dụng phụ.
Đường đen và đường nâu có giống nhau không?
Hiện nay, nhiều loại đường mới đã xuất hiện trên thị trường, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng. Trong đó, đường nâu là phổ biến hơn cả. Với những điểm tương đồng về màu sắc cũng như hương vị, nhiều người nhầm lẫn đường nâu và đường đen. Tuy nhiên, 2 loại đường này hoàn toàn khác nhau.
Tiêu chí
Đường đen
Đường nâu
Nguyên liệu
chế biến
Nguyên liệu chính là cây mía đường tự nhiên, không trải qua quá trình tinh luyện.
Nguyên liệu là đường trắng, bổ sung thêm mật mía hoặc rỉ đường.
Màu sắc
Có màu đen tự nhiên. Một số sản phẩm có màu đỏ hoặc ngả vàng.
Màu nâu với độ đậm nhạt khác nhau.
Chất dinh dưỡng trong thành phần
Vitamin C, B1, B2 và B6; canxi, sắt, chất xơ,…
Ít chất dinh dưỡng hơn, chỉ gồm một lượng nhỏ calo, carbohydrate, chất khoáng,…
Công dụng
Giúp các bộ phận trong cơ thể hoạt động hiệu quả; tăng sức đề kháng, thải độc; tốt cho cả chị em phụ nữ và phái mạnh.
Cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Hỗ trợ làm sáng da, ngăn mụn, giảm đau bụng kinh khi đến ngày đèn đỏ.
Tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Có nên làm tại nhà không?
Không nên vì quy trình, thiết bị phức tạp, không đảm bảo chất lượng thành phẩm.
Có vì làm đường nâu rất đơn giản, có thể chế biến tại nhà từ đường trắng truyền thống và mật mía.
Những Công Dụng Tốt Cho Sức Khỏe Của Nước Lá Vối Và Cách Uống Đúng
Giới thiệu chung về cây vốiCây vối hay còn được gọi là cây trâm nắp, tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae), là loài thực vật có hoa xuất xứ từ các vùng nhiệt đới châu Á.
Cây vối có 2 loại là vối kê (hay vối nếp) và vối tẻ. Vối kê có lá nhỏ và màu vàng xanh còn vối tẻ có lá to hình thoi và màu xanh thẫm.
Đặc điểm của cây vốiCây vối là cây thân gỗ có chiều cao từ 12-15 mét, thân cây vối có vỏ màu nâu đen và những vết nứt dọc.
Lá vối có màu xanh nhạt ở cả hai mặt, hình bầu dục và nhọn ở phần đầu lá, phiến lá khá dày, dai, cứng và có những đốm nâu ở mặt dưới của lá, những đốm nâu này sẽ chuyển thành màu đen khi lá vối già.
Hoa vối nhỏ có màu xanh nhạt pha chút sắc trắng, quả vối hình cầu nhỏ chỉ khoảng 7-12mm và chuyển sang màu tím khi quả chín.
Lá vối chứa khoảng 4% tinh dầu nên có mùi thơm dễ chịu, các thành phần khác như tannin, một số loại vitamin, khoáng chất,..
Phân bố địa lýCây vối thường mọc hoang ở rất nhiều nơi, được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng đồng bằng và vùng trung du Bắc Bộ nước ta.
Nước lá vối là nước được nấu từ lá của cây vối hoặc là nước kết hợp nấu từ lá cây với rễ cây, vỏ và thân cây hay từ hoa của cây vối.
Trong lá vối có chứa tanin, khoáng chất, vitamin và có một chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, sterol và chất béo cũng được tìm thấy trong các bộ phận khác của cây vối.
Nước lá vối thường được nấu bằng lá vối tươi hoặc lá vối khô. Với nước lá vối tươi, bạn chỉ cần đem lá vối đã rửa sạch đi nấu là đã có thể sử dụng, còn nước lá vối khô phải trải qua thêm một công đoạn phơi khô lá vối. Tuy nhiên, trong lá vối có chất kháng khuẩn nên nước lá vối khô là một cách sử dụng an toàn hơn nước lá vối tươi, hạn chế việc tiêu diệt hết các lợi khuẩn.
Ngoài việc làm nước giải khát sử dụng phổ biến ở những vùng thôn quê thì nước lá vối còn có những công dụng rất tốt cho sức khỏe, được sử dụng trong Đông y lẫn Tây y, bao gồm các công dụng sau:
Làm nước giải khátNước lá vối rất thơm và dễ uống, không những để giải khát mà nó còn giúp bạn giảm thiểu căng thẳng. Không những vậy, uống nước lá vối còn cung cấp cho cơ thể một số loại muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể duy trì lượng nước nhiều hơn và lâu hơn vì khi uống nước lá vối chỉ có khoảng 1/5 lượng nước bị đào thải, ít hơn nhiều so với khi uống nước lọc.
Cải thiện tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc đại tràngTrong lá vối có chất đắng giúp kích thích dịch tiêu hóa tiết ra nhiều, trong khi đó tanin giúp bảo vệ niêm mạc ruột và tuy có tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng cũng không gây hại đến các vi khuẩn có lợi mà giúp bảo vệ niêm mạc đại tràng khỏe mạnh hơn. Vì vậy, uống nước lá vối hỗ trợ tiêu hóa rất tốt, giúp bạn ăn ngon hơn và cải thiện tình trạng sức khỏe của người bị bệnh đại tràng.
Phòng ngừa bệnh tiểu đườngTheo nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản, trong nụ vối có chứa một hàm lượng polyphenol và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase, giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn, hỗ trợ giảm lượng liquid trong máu, khi uống nước vối đúng cách lâu dài sẽ giúp phòng ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Chống oxy hóaUống nước được nấu từ lá và nụ vối có khả năng chống oxy hóa rất mạnh, giúp loại bỏ các tế bào gốc tự do, làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ tế bào beta tuyến tụy khỏi những tổn thương, phục hồi men chống oxy hóa cơ thể.
Hỗ trợ điều trị bệnh ngoài daChất kháng viêm và kháng khuẩn có trong lá vối có tác dụng trong việc điều trị các bệnh ngoài da như chốc lở, mụn nhọt rất hiệu quả, giã lá vối tươi đắp lên vết thương sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng, nấu nước lá vối tươi gội đầu còn giúp chữa bệnh chốc lỡ da đầu hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị bệnh goutNgười bị bệnh gout nếu uống nước lá vối thường xuyên sẽ giúp làm tan các khoáng chất uric, từ đó hỗ trợ trị bệnh gout hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng daTính thanh lọc và giải nhiệt cơ thể của lá vối giúp cải thiện tình trạng gan, có tác dụng ngăn ngừa mắc các bệnh về gan và hỗ trợ điều trị cho những ai đang mắc bệnh viêm gan.
Lợi sữaNước lá vối có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên phụ nữ sau khi sinh có thể uống nước lá vối để tăng cường sự trao đổi chất, đảm bảo đủ lượng sữa cho con.
Cách nấu nước lá vối đúng cách
Cách nấu nước lá vối tươiRửa sạch lá vối tươi rồi sử dụng từ 4-5 lá để nấu. Với cách nấu này, bạn lấy lá vối tươi pha với nước đun sôi rồi để khoảng 20 phút. Nước lá vối khi pha xong có màu vàng nhạt, thơm dịu, có vị ngọt và hơi chát nhẹ.
Cách hãm nước lá vối khôLấy từ 5-6 lá vối phơi khô một nắng đem đi nấu với 1.5 lít nước, khi nước sôi tắt bếp và để khoảng 20 phút. Nước lá vối uống vào tạo cảm giác thanh mát sảng khoái.
Nước lá vối tuy có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng biết uống nước lá vối đúng cách. Do đó, để tránh những ảnh hưởng xấu đến cơ thể, cần đảm bảo uống đúng cách để tăng hiệu quả của nước lá vối:
Không uống nước lá vối khi đang đói bụng: Uống nước vối khi đói bụng sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, mất năng lượng.
Không uống nước lá vối ngay sau khi ăn: Uống nước lá vối sau khi ăn sẽ làm giảm đi việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ lượng thức ăn cũng như từ lá vối.
Không dùng nước lá vối thay thế nước uống hàng ngày: Trong lá vối có chất kháng viêm và kháng khuẩn nên nếu uống nước lá vối không có liều lượng hợp lý sẽ làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, dẫn đến tình trạng hao huyết.
Uống 1 ly nước lá vối mỗi ngày: Nếu uống quá nhiều sẽ gây rối loạn tiêu hóa cho người uống, vì vậy chỉ nên uống nước lá vối với một lượng vừa đủ.
Kết hợp uống nước lá vối với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học:
Advertisement
Nước lá vối chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng điều trị chữa khỏi các bệnh, vì vậy cần phải theo dõi bệnh dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Không lạm dụng nước lá vối để tránh những hậu quả không đáng có, nên tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn.
Tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống nước lá vối, sau đây là những người không nên uống nước lá vối:
Nước lá vối giúp kiểm soát lượng đường trong máu nên sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm cân, vì vậy những người quá gầy hay có sức khỏe yếu không nên hoặc hạn chế uống nước lá vối.
Phụ nữ có thai và trẻ em cũng không nên uống quá nhiều nước lá vối, vì có thể sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Nếu người bệnh đang điều trị bệnh bằng thuốc tây nên hạn chế uống nước lá vối, nếu muốn uống hãy nhờ sự tư vấn từ bác sĩ điều trị của mình.
Sử dụng nước lá vối đúng cách giúp lá vối phát huy tối đa những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Hy vọng rằng những thông tin về nước lá vối mà chúng tôi đem đến có ích đối với bạn.
Nguồn: soyte.namdinh, Vinmec
Gạo Trắng Có Tốt Cho Sức Khỏe Không?
Nhiều cộng đồng y tế coi gạo trắng là một lựa chọn không lành mạnh. Gạo trắng trải qua quá trình xử lý rất cao, mất đi phần vỏ (lớp bảo vệ cứng), cám (lớp ngoài) và mầm (lõi giàu dinh dưỡng). Trong khi đó, gạo lứt chỉ có lớp vỏ tàu được loại bỏ. Vì lý do này, gạo trắng thiếu nhiều vitamin và khoáng chất so với gạo lứt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp gạo trắng lại là lựa chọn tốt hơn gạo lứt.
1. Hàm lượng chất xơ và các chất dinh dưỡngGạo trắng và gạo nâu là hai loại gạo phổ biến nhất và có nguồn gốc giống nhau. Gạo lứt là toàn bộ hạt gạo, chứa cám giàu chất xơ, mầm chứa chất dinh dưỡng và nội nhũ giàu carbohydrate. Mặt khác, gạo trắng là hạt gạo bị tước đi cám và mầm, chỉ để lại nội nhũ. Sau đó, được chế biến để cải thiện hương vị, kéo dài thời hạn sử dụng và tăng cường các đặc tính chế biến. Gạo trắng được coi là carbs rỗng vì đã mất đi nguồn dinh dưỡng chính.
Một khẩu phần gạo nâu 3,5 ounce (100 gram) có ít calo và carbs hơn gạo trắng đồng thời có chứa gấp đôi lượng chất xơ. Nhìn chung, gạo lứt cũng có lượng vitamin và khoáng chất cao hơn gạo trắng. Hơn nữa, gạo lứt chứa nhiều chất chống oxy hóa và axit amin thiết yếu.
Bạn đang đọc: Gạo trắng có tốt cho sức khỏe không?
Tuy nhiên, gạo trắng được bổ sung hàm sắt và folate cao. Đáng chú ý rằng cả gạo trắng và gạo nâu đều không chứa gluten tự nhiên, là lựa chọn carb tuyệt vời cho những người mắc bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten.
2. Điểm chỉ số đường huyếtChỉ số đường huyết (GI) là thước đo tốc độ cơ thể chuyển đổi carbs thành đường và hấp thụ vào máu. Chỉ số dao động từ 0 đến 100 với các mốc như:
GI thấp: 55 trở xuống
GI trung bình: 56 đến 69
GI cao: 70 đến 100
Thực phẩm có chỉ số GI thấp được cho là tốt hơn so với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngược lại, thực phẩm có chỉ số GI cao hoàn toàn có thể gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu ..
Gạo trắng có chỉ số GI là 64, trong khi gạo lứt có chỉ số GI là 55. Vì vậy, carbs trong gạo trắng được chuyển hóa thành đường huyết nhanh hơn so với gạo nâu. Đây có thể là một lý do tại sao gạo trắng có nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Khi xem xét những điều tra và nghiên cứu ở hơn 350.000 người, những nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn nhiều gạo trắng tiếp tục có rủi ro tiềm ẩn mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn những người ít ăn loại gạo này. Hơn nữa, mỗi khẩu phần cơm trắng có năng lực làm tăng 11 % rủi ro tiềm ẩn mắc bệnh tiểu đường loại 2 .
3. Nguy cơ hội chứng chuyển hóaHội chứng chuyển hóa là tên của một nhóm các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường loại 2 và đột quỵ.
Những yếu tố này gồm có :
Huyết áp cao
Đường huyết cao
Mức chất béo trung tính cao
Thừa mỡ bụng
Mức cholesterol có lợi HDL thấp
Các điều tra và nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiếp tục ăn một lượng lớn gạo trắng có rủi ro tiềm ẩn mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn, đặc biệt quan trọng là người trưởng thành ở châu Á. Trong khi những nghiên cứu và điều tra đã Tóm lại mối liên hệ giữa việc tiêu thụ gạo trắng và bệnh tiểu đường, mối liên hệ giữa gạo trắng và bệnh tim vẫn chưa được chứng tỏ .
Tuy nhiên, những người tiêu thụ gạo lứt thường xuyên được cho là có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn. Ví dụ, người trưởng thành tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt có thể có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn tới 21% so với những người không hoặc ít tiêu thụ loại thực phẩm này. Gạo lứt cũng có chứa lignans, một hợp chất thực vật đã được chứng minh là giúp giảm huyết áp, giảm lượng chất béo trong máu và giảm độ cứng động mạch.
4. Hiệu quả giảm cânGạo trắng được phân loại là ngũ cốc tinh chế vì đã bị xử lý bỏ đi cám và mầm có trong hạt gạo. Trong khi nhiều nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn nhiều ngũ cốc tinh chế có thể gây ra béo phì và tăng cân, thì những kết quả này không có tính nhất quán khi thử nghiệm trên gạo trắng.
Một số nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn nhiều ngũ cốc tinh chế như gạo trắng có thể gây tăng cân, tăng mỡ bụng và béo phì, trong khi các nghiên cứu khác không tìm thấy mối tương quan. Thêm vào đó, chế độ ăn kiêng bao gồm gạo trắng đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy giảm cân, đặc biệt là ở các quốc gia nơi loại gạo này là một loại thực phẩm hàng ngày.
Vì vậy, gạo trắng dường như không gây bất lợi hay có lợi ích gì đáng kể trong việc giảm cân. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt đã được chứng minh một cách nhất quán có thể hỗ trợ giảm cân và giúp duy trì trọng lượng huyết khỏe mạnh. Do đó, gạo lứt có thể là lựa chọn hàng đầu cho việc giảm cân.
5. Hàm lượng thạch tínGạo được trồng ở một số ít vùng địa lý nhất định hoàn toàn có thể bị nhiễm asen .
Cây lúa thường tích lũy nhiều asen hơn hầu hết các loại cây lương thực khác. Điều này trở thành một vấn đề ở những nơi mà nguồn đất hoặc nguồn nước bị nhiễm thạch tín. Hấp thụ nhiều asen có thể gây ra nguy cơ ung thư, bệnh tim và tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, thạch tín gây độc cho thần kinh và có thể ảnh hưởng đến chức năng não.
Đây là một mối chăm sóc đặc biệt quan trọng so với những người tiếp tục sử dụng mẫu sản phẩm từ gạo, đặc biệt quan trọng là trẻ nhỏ. Các chuyên viên khuyên những bậc cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn nhiều gạo hoặc những loại sản phẩm làm từ gạo. Một số loại gạo chứa lượng asen thấp hơn những loại khác như gạo hoa nhài và gạo basmati, cũng như gạo được trồng ở khu vực Hy Mã Lạp Sơn .Ngoài ra, asen có khuynh hướng tích góp trong cám. Vì vậy, gạo lứt thường chứa lượng asen cao hơn gạo trắng
6. Có nên sử dụng gạo trắngMột chế độ ăn ít chất xơ có thể làm giảm hoạt động của đường tiêu hóa, cho phép ruột và bụng nghỉ ngơi. Những chế độ ăn kiêng này có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, viêm ruột và các rối loạn tiêu hóa khác.
Những người mắc chứng ợ nóng, buồn nôn và nôn hoặc những người hồi phục sau các tiểu phẫu hoặc phẫu thuật ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng có thể áp dụng chế độ ăn này. Vì vậy, gạo trắng thường được khuyên dùng trong những trường hợp được kể trên, vì chúng ít chất xơ, cấu tạo đơn giản và dễ tiêu hóa.
Gạo trắng thường bị nhiều người coi là có hại, trong khi thực tế, loại gạo này có thể được sử dụng như một lựa tốt hơn gạo lứt trong một số tình huống. Ví dụ, phụ nữ trải qua thời kỳ mang thai có thể hấp thụ lượng lớn folate bổ sung có trong gạo trắng. Ngoài ra, những người có chế độ ăn ít chất xơ và người mắc chứng buồn nôn hoặc ợ nóng có thể thấy gạo trắng dễ tiêu hóa hơn và không gây ra các triệu chứng khó chịu như gạo lứt.
Tuy nhiên, gạo lứt vẫn là lựa chọn tốt hơn trong hầu hết trường hợp vì loại gạo này chứa nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin thiết yếu và các hợp chất từ thực vật. Đồng thời cũng có chỉ số đường huyết thấp hơn, carbs từ gạo lứt được chuyển hóa thành đường huyết chậm hơn, từ đó có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
XEM THÊM
Giá trị dinh dưỡng có trong bánh gạo
Tác dụng của men gạo đỏ: Những điều cần biết
Lượng calo trong cơm
Ăn Ổi Hàng Ngày Có Tác Dụng Gì? Có Tốt Cho Sức Khỏe?
Ổi là một loại trái cây bổ dưỡng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, ở một số quốc gia sử dụng Ổi như một loại dược liệu để chữa lành các vết thương và ngăn chặn nhiều bệnh lý trong cơ thể.
Ăn Ổi hàng ngày có tốt cho sức khỏe không?Ổi là một loại thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Trong Ổi có chứa nhiều thành phần quan trọng và góp phần hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100 g Ổi thô, chưa qua chế biến có chứa các thành phần như:
Calo
Carbohydrate
Chất béo
Kali
Vitamin C
Vitamin A
Vitamin D
Vitamin K
Vitamin B12
Vitamin B6
Đạm
Thiamin
Niacin
Folate
Axit Pantothenic
Choline
Betaine
Magiê
Canxi
Sắt
Natri
Photpho
Kẽm
Đồng
Mangan
Florua
Trong 100 g Ổi có chứa khoảng 126 mg Vitamin C, có thể đáp ứng khoảng 209% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng khác trong Ổi cũng chứa lượng calo thấp và chất xơ cao. Sử dụng Ổi thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe tim mạch, hệ thống tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh lý.
Ăn Ổi hàng ngày có tác dụng gì?Thịt Ổi chứa nhiều chất dinh dưỡng vượt trội có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
1. Quả Ổi tăng cường hệ thống miễn dịchỔi chứa nhiều Vitamin C và trên thực tế 100 g Ổi có thể cung cấp nhiều Vitamin C hơn 100 g Cam. Nhiều nghiên cứu cho biết Vitamin C có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại nhiều tác nhân gây bệnh. Do đó, nếu thường xuyên cảm lạnh, ho hoặc sốt, bạn có thể sử dụng Ổi như một cách để tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch.
Vitamin C cũng bảo vệ các tế bào của cơ thể bạn khỏi bị hư hại, từ đó tránh được các bệnh nghiêm trọng như viêm khớp, ung thư và bệnh tim. Tuy nhiên, khi sử dụng Ổi nên chọn Ổi chín, vì lúc này Ổi chứa nhiều Vitamin C nhất.
Ngoài ra, người dùng không cần lo lắng về lượng Vitamin C dư thừa trong cơ thể. Loại Vitamin này tan trong nước. Do đó, các phân tử Vitamin C không được hấp thụ sẽ được thải ra khỏi cơ thể thông qua đường tiết niệu.
2. Cải thiện sức khỏe tim mạchỔi chứa nhiều chất xơ và chất xơ cần thiết để chăm sóc sức khỏe tim mạch và hệ thống tiêu hóa. Chất xơ có thể làm giảm lượng Cholesterol xấu, góp phần cải thiện các bệnh lý về tim mạch.
Ngoài ra, các hoạt chất chống oxy hóa và stress oxy hóa trong lá Ổi có thể ngăn ngừa rối loạn trong hệ thống cơ thể. Điều này góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch và tránh các tổn thương gây hại đến cơ thể. Lá Ổi được chế biến thành trà, sử dụng để ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
3. Hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đườngCác chất xơ trong Ổi có thể giảm lượng đường trong máu. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, phòng tránh bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao có thể làm tăng số lượng các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này sẽ giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Một số nghiên cứu ở Ấn Độ cho biết, sử dụng Ổi (bỏ vỏ) có thể làm giảm lượng đường và Cholesterol trong máu. Điều này hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
4. Hỗ trợ hệ thống tiêu hóaỔi chứa nhiều chất xơ có thể hỗ trợ và cải thiện hệ thống tiêu hóa. Một quả Ổi cỡ trung bình có thể cung cấp khoảng 12% chất xơ cần thiết cho một người trưởng thành.
Ở một số quốc gia, lá Ổi có thể được sử dụng để điều trị buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Ngoài ra, trong Ổi cũng có đặc tính kháng khuẩn đường ruột có hại, ngăn ngừa nhiễm trùng tiêu hóa. Do đó, sử dụng Ổi thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường ruột.
5. Hỗ trợ giảm cânChỉ với 37 calo trong một loại trái cây và 12% lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày, Ổi là một món ăn nhẹ, ít Calo. Không giống như các loại trái cây có hàm lượng Calo thấp khác, Ổi chứa nhiều Vitamin và khoáng chất. Do đó, sử dụng Ổi hàng ngày có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà không lo lắng về việc tăng cân.
6. Cải thiện tầm nhìnVitamin A trong Ổi có thể hỗ trợ cải thiện và tăng cường thị lực. Các chất dinh dưỡng trong Ổi cũng được cho là có thể làm giảm nguy cơ đục thể tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
7. Tốt cho phụ nữ mang thai 8. Hỗ trợ làm giảm căng thẳngMagie có trong Ổi có thể hỗ trợ thư giãn các dây thần kinh và cơ bắp của cơ thể. Điều này có thể hỗ trợ làm giảm căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống.
9. Hỗ trợ cải thiện làn daCác chất chống oxy hóa trong Ổi có thể bảo vệ làn da khỏi các vấn đề lão hóa. Ngoài ra, Vitamin A và C cũng góp phần giúp da săn chắc, chống việc hình thành nếp nhăn.
Bên cạnh đó, đặc tính kháng khuẩn, Ổi có thể loại bỏ vi khuẩn và điều trị mụn trứng cá.
10. Điều trị táo bónNhờ vào nguồn chất xơ cao, một quả Ổi đáp ứng khoảng 12% lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày. Điều này rất có lợi cho sức khỏe và hệ thống tiêu hóa. Ăn Ổi thường xuyên được cho là có thể hỗ trợ nhuận tràng, điều trị táo bón và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.
Hạt Ổi cũng có tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu ăn hạt cần nhai nhuyễn để tránh gây ảnh hưởng đến ruột thừa.
11. Tốt cho não bộỔi chứa Vitamin B3 và Vitamin B6, còn được gọi là Niacin và Pyridoxine. Các dưỡng chất này có thể giúp cải thiện lưu thông máu lên não, kích thích chức năng nhận thức và thư giãn các dây thần kinh.
12. Điều trị hoỔi chứa một trong số lượng Vitamin C và sắt cao nhất trong số các loại trái cây. Cả hai khoáng chất này đều được chứng minh là có khả năng phòng ngừa nhiễm lạnh và virus gây cảm.
Nước ép của ổi sống và trà lá ổi có hiệu quả cao trong việc làm giảm ho và cảm lạnh. Bởi vì các hoạt chất trong Ổi có thể giúp loại bỏ chất nhầy và khử trùng đường hô hấp, cổ họng, phổi.
13. Chống lão hóaỔi rất giàu Vitamin A, Vitamin C và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, các hoạt chất như Carotene và Lycopene có thể bảo vệ da khỏi nếp nhăn và nám, sạm. Sử dụng một quả Ổi mỗi ngày có thể mang lại hiệu quả cao trong việc kéo dài thời gian lão hóa.
14. Hỗ trợ phòng chống ung thưCác chất chống oxy hóa Lycopene và Vitamin C trong Ổi có thể chống lại các gốc tự do, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư. Những chất chống oxy hóa này có thể ngăn chặn sự tăng sinh của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, chất xơ trong Ổi cũng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Một số lưu ý khi ăn Ổi hàng ngàyCũng như nhiều loại trái cây khác, Ổi tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bên cạnh đó trái cây này cũng đi kèm với một số rủi ro cho sức khỏe như:
1. Gây cảm thấy đầy hơi chướng bụngỔi là một tác nhân phổ biến có thể gây ra chứng đầy hơi. Bởi vì trái cây này rất giàu đường, được gọi là Fructose. Tuy nhiên, cơ thể người lại không được cấu tại để tiêu hóa và hấp thu một lượng lớn Fructose.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tin rằng có tới 40% người mắc phải một tình trạng gọi là kém hấp thu Fructose. Vì vậy, việc tiêu thụ quá nhiều Ổi sẽ khiến lượng Fructose trong dạ dày tăng lên và gây ra đầy hơi.
2. Ổi có thể gây ra tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích.Do kém hấp thu Fructose, người dùng Ổi cũng sẽ gặp phải các vấn đề tiêu hóa hoặc rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, hạt Ổi được cho là khó tiêu hóa tự nhiên. Vì vậy, nếu ăn hạt Ổi, người dùng có thể bị đau dạ dày, viêm ruột thừa.
3. Gây cảm giác thèm ngọtViệc tiêu thụ quá nhiều Ổi có thể khiến lượng đường trong máu giảm một cách đột ngột. Điều này gây ra cảm giác choáng váng, đói hoặc cồn cào trong ruột. Trên thực tế, một thời gian ngắn sau khi ăn Ổi người dùng bắt đầu cảm thấy đói.
Mặc dù giàu chất xơ nhưng do lượng đường quá ít nên Ổi không thể ngăn chặn cảm giác đói và mất năng lượng. Điều này tạo ra xu hướng thèm ăn ngọt để bổ sung vào phần năng lượng thiếu hụt.
4. Dễ bị nhiễm vi khuẩn.Ổi, tương tự như các loại trái cây khác, có thể tiếp xúc với rất nhiều các loại vi khuẩn như Listeria, E. coli và Salmonella. Các loại vi khuẩn này có thể bám vào Ổi thông qua gió, nước và đất.
Mặc dù lớp vỏ bên ngoài có thể giúp Ổi chống lại vi khuẩn. Nhưng vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm nhập vào trong nếu da bị nứt, vỡ, tổn thương. Và hầu hết các trường hợp khi ăn Ổi, người dùng thường không bỏ lớp vỏ ngoài. Vì vậy khả năng nhiễm khuẩn có thể sẽ tăng cao hơn.
Ổi là loại trái cây quen thuộc và có tác động tích cực đến sức khỏe và hỗ trợ cải thiện một số bệnh lý. Do đó, sử dụng loại trái cây này mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và phòng tránh nhiều vấn đề bệnh lý. Tuy nhiên, nếu cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, người dùng vui lòng trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.
Uống Nước Đậu Đen Có Tác Dụng Gì? 11 Công Dụng Của Đậu Đen Với Sức Khỏe
Đậu đen là gì? Thành phần dinh dưỡng của đậu đen
Đậu đen hay đỗ đen có tên khoa học là Vigna cylindrical skeels (Dolichos catjang Burn f) là loại cây thuộc họ đậu vô cùng quen thuộc ở Việt Nam. Có 2 loại đậu đen là đậu đen xanh lòng và đậu đen trắng lòng.
Đậu đen có thành phần dinh dưỡng rất đa dạng. Trong 100g hạt đậu đen chứa:
Năng lượng: 325 kcal.
Carbs: 53,3g.
Protein: 24,2g.
Chất béo: 1,7g.
Chất xơ: 4g.
Canxi: 56mg.
Phospho: 354mg.
Sắt: 6,1mg.
Vitamin C: 3mg.
Đậu đen chứa đầy đủ những khoáng chất quan trọng giúp hình thành cấu trúc xương và duy trì sự khỏe mạnh, đàn hồi của xương khớp như: canxi, phospho, magie, mangan, sắt và kẽm.
Vì vậy, nếu bạn muốn bảo vệ xương chắc khỏe cũng như phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp, bổ sung đậu đen vào chế độ ăn hằng ngày là một sự lựa chọn đúng đắn.
Đậu đen giúp duy trì xương khỏe mạnh
Đậu đen xanh lòng có chứa kali và hàm lượng natri thấp rất tốt cho người bị cao huyết áp. Ngoài ra, canxi và magie trong đậu đen cũng giúp làm giảm huyết áp một cách tự nhiên.
Đậu đen giúp làm giảm huyết áp
Trong đậu đen chứa rất nhiều chất xơ. Chất xơ là dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nhờ chức năng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Đậu đen giúp điều chỉnh lượng đường trong máu
Các chất chống oxy hóa trong đậu đen là nguồn dưỡng chất tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi tác.
Nghiên cứu của Viện Mắt Quốc gia Hoa kỳ cho thấy có thể giảm đến 25% nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng ở nhóm có nguy cơ cao nhờ vào việc bổ sung liều cao các chất chống oxy hóa.[1] Chất chống oxy hóa cũng làm giảm 19% tình trạng mất thị lực ở cùng nhóm có nguy cơ cao.
Đậu đen rất tốt cho mắt
Đậu đen chứa vitamin nhóm B phức hợp cao có thể làm giảm tổng lượng cholesterol, Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và triglyceride trong máu, giúp mạch máu khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh tim.
Ăn đậu đen giúp ngăn ngừa bệnh tim
Đậu đen rất giàu các axit amin thiết yếu và vitamin B9 (axit folic) cần thiết cho hệ thần kinh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt axit folic sẽ dẫn đến gia tăng nồng độ homocysteine, đây có thể nguy cơ gây nên bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson.[2] Bổ sung thêm đậu đen vào chế độ ăn uống sẽ giúp bạn cung cấp đủ hàm lượng axit folic cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức khỏe hệ thần kinh, giúp giảm nguy cơ mắc loại bệnh này.
Ăn đậu đen giúp tăng cường hệ thần kinh
Đậu đen chứa đến 8 loại flavonoid khác nhau – hợp chất thực vật có khả năng làm giảm thiệt hại của các gốc tự do gây ung thư. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong đậu đen còn giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư ruột kết (ung thư ruột già).
Ăn đậu đen giúp ngăn ngừa ung thư
Ăn đậu đen có thể giúp ngăn ngừa táo bón, ợ hơi, khó tiêu và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng tránh ung thư ruột già nhờ chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao.
Đậu đen giúp hỗ trợ đường tiêu hóa khỏe mạnh
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu đen có chứa nhiều molypden, một loại khoáng chất hiếm, rất ít thấy trong thực phẩm.[3]
Ăn đậu đen giúp cải thiện chức năng tình dục
Đậu đen giàu protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất như: canxi, sắt, kẽm, chất chống oxy hóa, vitamin nhóm B và axit folic,… Đây đều là những chất dinh dưỡng rất cần thiết với sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Đậu đen giúp cải thiện sức khỏe trước sinh
Đậu đen chứa isoflavone được chứng minh là có khả năng điều chỉnh chuyển hóa chất béo, giúp ích cho quá trình giảm cân.
Ngoài ra, loại đậu này còn chứa hàm lượng cao protein, chất xơ và carbohydrate tiêu hóa chậm. Nhờ vậy, khi ăn đậu đen bạn sẽ cảm thấy no nhanh và no lâu hơn. Từ đó, làm giảm cảm giác thèm ăn, khiến bạn ăn ít hơn, mang lại hiệu quả hỗ trợ giảm cân.
Ăn đậu đen giúp hỗ trợ giảm cân
Rủi ro có thể gặp khi sử dụng nước đậu đen
Đậu đen chứa một số hợp chất khó tiêu hóa có thể gây đầy hơi và khó chịu đường ruột nếu ăn quá nhiều.
Nước đậu đen có tác dụng lợi tiểu, người có bệnh về thận cần thận trọng khi sử dụng, tránh làm bệnh trầm trọng hơn.
Dùng nhiều nước đậu đen có khả năng tăng nguy cơ hạ huyết áp.
Người già, trẻ em và người thể trạng yếu có thể khó tiêu thụ hết hàm lượng protein cao trong đậu đen dẫn tới: đầy bụng, đau bụng.
Chất phytate trong đậu đen có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ một số khoáng chất trong cơ thể như sắt, kẽm, đồng, phospho, canxi,…
Đậu đen có thể gây khó tiêu
Lưu ý khi uống nước đậu đenAdvertisement
Không uống nước đậu đen hàng ngày thay nước lọc.
Chỉ nên uống nước đậu đen 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100-250ml.
Không pha thêm đường vào nước đậu đen.
Nên uống nước đậu đen cách 4 tiếng trước và sau khi sử dụng các thực phẩm khác.
Không nên uống nước đậu đen thay nước lọc
Cách dùng hạt đậu đen đúng cách trong các bữa ănMột cách để bạn thêm đậu đen vào chế độ ăn hàng ngày đó là nấu cơm độn với hạt đậu đen. Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức một bát chè đậu đen thơm ngon trong bữa phụ chiều để bổ sung được những dưỡng chất quý giá có trong loại thực phẩm này.
Có thể ăn cơm độn với đậu đen để bổ sung thêm dưỡng chất
Những loại thực phẩm chứa magie tốt cho sức khỏe
Các thực phẩm bổ sung sắt
Tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe
Nguồn: Medicalnewstoday, Webmd, Phlabs
Nguồn tham khảo
Vitamin A and Carotenoids
Homocysteine and cognitive impairment in Parkinson’s disease
Molybdenum – Micronutrient Information Center
Cập nhật thông tin chi tiết về Nước Tinh Khiết Là Gì? Nước Tinh Khiết Có Tốt Cho Sức Khỏe? trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!