Bạn đang xem bài viết Khối M Gồm Những Ngành Nào? Các Trường Đại Học Khối M Hot được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Khối M gồm những môn nào? Cách tính điểm khối M ra sao? 1.1. Khối M gồm những môn nào? Các tổ hợp môn khối MKhối M là một trong những khối năng khiếu, khá đặc thù dành riêng cho những bạn yêu ca hát, đọc hay kể chuyện và yêu thích khối ngành giáo dục tiểu học và Giáo dục mầm non. Khối này cũng đặc biệt kén thí sinh, người theo học, bởi khác với khối thi đại học cơ bản nói chung ngoài các môn thi truyền thống, các bạn dự thi khối này cần thi thêm một môn năng khiếu.
Tùy trường, tùy ngành khối M bao gồm 2 trong 3 môn thi Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và môn Năng khiếu. Môn năng khiếu là môn thi bắt buộc, tùy theo từng trường khác nhau mà nội dung thi được thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu đưa ra. Một điều quan trọng mà thí sinh cần nắm bắt đó là phần thi bắt buộc hát và thi kể chuyện, các trường khối M tuyển sinh đều yêu cầu thi phần này.
Các tổ hợp môn khối M rất đa dạng, trong đó bao gồm các tổ hợp chi tiết sau đây:
Khối M00: bao gồm các môn Ngữ Văn, Toán, Đọc diễn cảm và thi hát
Khối M01: bao gồm các môn Ngữ văn, Lịch sử và Năng khiếu.
Khối M02: bao gồm các môn Toán, Năng khiếu 1 và thi Năng khiếu 2.
Khối M03: bao gồm các môn Văn, Năng khiếu 1 và thi Năng khiếu 2.
Khối M04: bao gồm các môn Toán, Đọc kể diễn cảm, Hát – Múa.
Khối M09: bao gồm các môn Toán, Năng Khiếu Mầm non (kể chuyện, đọc, diễn cảm), Năng khiếu 2 (Hát)).
Khối M10: bao gồm các môn Toán, Tiếng Anh và thi Năng khiếu 1.
Khối M11: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu báo chí và thi môn Tiếng Anh.
Khối M13: bao gồm các môn Toán, Sinh học và thi Năng khiếu.
Khối M14: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu báo chí và thi môn Toán.
Khối M15: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu báo chí và thi môn Tiếng Anh.
Khối M16: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu báo chí và thi môn Vật Lý.
Khối M17: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu báo chí và thi môn Lịch sử.
Khối M18: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí và thi môn Toán.
Khối M19: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí và thi môn Tiếng Anh.
Khối M20: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí và thi môn Vật Lý.
Khối M21: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí và thi môn Lịch sử.
Khối M22: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình và thi môn Toán.
Khối M23: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình và Tiếng Anh.
Khối M24: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình và Vật Lý.
Khối M25: bao gồm các môn Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình và Lịch sử.
1.2. Cách tính điểm khối M
Mang tính đặc trưng của một khối thi năng khiếu, điểm thi của khối M cũng được tính theo công thức riêng. Cách tính điểm khối M như sau:
Điểm thi = Điểm môn Toán + Điểm môn Văn + Điểm môn Năng khiếu
* Với riêng khoa đào tạo mầm non bằng tiếng Anh sẽ được tính theo công thức:
Điểm thi = Điểm Toán + Điểm tiếng Anh + Điểm môn Năng khiếu
hoặc = Điểm Văn + Điểm tiếng Anh + Điểm môn Năng khiếu
Trong đó, điểm môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh được lấy từ kết quả thi THPT Quốc gia. Điểm môn Năng khiếu = điểm trung bình các môn thi năng khiếu. Với một số trường sẽ lấy hệ số 2 điểm môn Năng khiếu.
2. Khối M gồm những ngành nào?Hiện nay các trường đại học, cao đẳng trên cả nước tuyển sinh khối M với ngành Sư phạm mầm non là chủ yếu. Ngành sư phạm mầm non, một chuyên ngành rất phổ biến trong những năm gần đây và có nhu cầu nhân lực cực lớn, cơ hội nghề nghề nghiệp vô cùng rộng mở và mức lương hấp dẫn. Vì vậy, đây là một ngành được nhiều bạn trẻ hướng đến cho nên tỷ lệ cạnh tranh là không hề nhỏ.
Ngoài ra hai chuyên ngành hiện đang tuyển sinh khối M là:
Ngành giáo dục tiểu học: Một ngành hiện đang rất hot hiện nay dành cho các bạn yêu thích công việc giảng dạy bậc tiểu học.
Ngành giáo dục đặc biệt: Đây là một ngành học rất mới và nhiều triển vọng, ngành này được thiết kế đào tạo những giáo viên trong ngành giáo dục đặc biệt trong tương lai.
3. Các trường đại học khối M tuyển sinh hiện nay 3.1. Các trường đại học khối M khu vực miền Bắc
STT Mã trường Tên trường 1 SPH Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 DTS Đại Học Sư Phạm của Đại Học Thái Nguyên 3 SP2 Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 4 DVD Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa 5 THP Đại Học Hải Phòng 6 THV Đại Học Hùng Vương 7 C16 Cao Đẳng Sư Phạm Vĩnh Phúc 8 TQU Đại học Tân Trào 9 C62 Cao Đẳng Sư Phạm Điện Biên 10 DNB Đại Học Hoa Lư 11 HDT Đại Học Hồng Đức
3.2. Các trường đại học khối M khu vực miền TrungSTT Mã trường Tên trường 1 TDV Đại Học Vinh 2 DDS Đại Học Sư Phạm của Đại Học Đà Nẵng 3 DQN Đại Học Quy Nhơn 4 TTN Đại Học Tây Nguyên 5 DHS Đại Học Sư Phạm – Đại Học Huế 6 DPQ Đại Học Phạm Văn Đồng 7 DQU Đại Học Quảng Nam 8 HHT Đại Học Hà Tĩnh 9 DQB Đại Học Quảng Bình
3.3. Các trường đại học khối M khu vực miền NamSTT Mã trường Tên trường 1 SPS Đại Học Sư Phạm TPHCM 2 TTG Đại Học Tiền Giang 3 DPY Đại Học Phú Yên 4 TDM Đại học Thủ Dầu Một 5 SPD Đại Học Đồng Tháp 6 DBL Đại Học Bạc Liêu 7 TAG Đại Học An Giang 8 DNU Đại Học Đồng Nai 9 C55 Cao Đẳng Cần Thơ
4. Các lưu ý quan trọng khi ôn và thi khối MCũng giống như các khối năng khiếu khác (khối N, khối S…) thí sinh cần chuẩn bị tốt những những môn năng khiếu khi dự thi.
Tích cực ôn luyện: trước kỳ thi các bạn cần ôn luyện và luyện tập để tự tin thi thật tốt, đặc biệt lựa chọn bài hát, câu chuyện phù với với chất giọng của mình để thể hiện tốt nhất. Tránh chọn những bài quá khó, dẫn đến không thể hiện được hết năng lực và tài năng của mình.
Chú ý quan sát, rút kinh nghiệm từ các bạn thi trước: môn thi năng khiếu mất nhiều thời gian vì vậy một nhóm các bạn sẽ được gọi vào phòng thi cùng một lúc. Do đó các bạn cần chú ý quan sát các bạn thi trước để rút ra những kinh nghiệm, tránh mắc lỗi sai đáng tiếc của các bạn thi trước. Tuy nhiên cũng đừng lên quá chú tâm vào phần thi của các bạn thi trước mà sao nhãng phần thi của chính mình.
Trang phục dự thi: trang phục là yếu tố vô cùng quan trọng, giúp bạn tự tin hơn đồng thời gây ấn tượng với ban giám khảo và giúp phần thi bạn thêm trực quan và sinh động hơn. Trang phục lựa chọn phù hợp với nội dung phần biểu diễn của các bạn, đa phần các bạn lựa chọn áo dài để dự thi. Bởi đó là trang phục truyền thống, đặc biệt phù hợp với các bạn dự thi khối ngành mầm non, tiểu học. Về trang điểm, các bạn lên trang điểm nhẹ nhàng để gây được thiện cảm với giám khảo, tránh trang điểm quá đậm gây phản cảm.
Thái độ ứng xử: mặc dù thái độ ứng xử không nằm trong thang điểm chấm thi của bài thi năng khiếu, tuy nhiên với khối thi năng khiếu chủ yếu xét tuyển vào các ngành giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học vì vậy thái độ ứng xử của các bạn ảnh hưởng trực tiếp đến thang điểm chấm thi của ban giám khảo. Vì vậy, trong quá trình thi các bạn cần giữ thái độ lễ phép, tôn trọng và luôn tươi cười để tạo thiện cảm với ban giám khảo.
Giữ gìn sức khỏe: Trước mỗi kỳ thi các bạn hãy luôn có một sức khoẻ tốt để chuẩn bị cho các môn thi năng khiếu có kết quả tốt nhất. Trong quá trình thi năng khiếu bạn có thể thi kể truyện, thi hát hay đọc diễn cảm. Vì vậy, giọng nói rất quan trọng lúc này, các bạn không nên để mất giọng sẽ bị mất điểm khi thi.
Thái độ tự tin: trước mỗi phần thi các bạn cần giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vui vẻ và đặc biệt là tự tin vào chính bản thân mình để phần thi các bạn đạt kết quả cao nhất.
Khối N Gồm Những Ngành Nào? Thông Tin Các Trường Đại Học Khối N
Các ngành khối N đang xét tuyển với rất nhiều ngành nghề lựa chọn, tổ hợp môn thi đa dạng. Vậy, cụ thể khối N gồm những ngành nào? Những môn thi trong tổ hợp xét tuyển khối N gồm những môn gì? Các trường đại học khối N đang tuyển sinh gồm những trường gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết này để làm hành trang hướng nghiệp tốt nhất.
Khối N là một trong các khối ngành đại học hiện nay, khối thi này đặc biệt dành cho các thí sinh đam mê phát triển trong lĩnh vực âm nhạc. Để có thể thành công trong lĩnh vực này bạn cần tìm thấy những tố chất mà bản thân có thực sự phù hợp khi theo đuổi các ngành khối này hay không.
Bạn cần tập trung vào những điểm mạnh để có thể phát huy được và dành thời gian khai thác những thế mạnh ấy, có như vậy bạn sẽ không bị phân tán nguồn lực bản thân và đạt được hiệu quả cao nhất trong tương lai. Vì vậy, lựa chọn ngành học theo đam mê, năng khiếu cũng là một trong những lợi thế nhất định. Tuy nhiên để thành công hay không thì trên con đường sự nghiệp còn nhiều yếu tố khác. Điều này phụ thuộc rất lớn vào bản thân bạn.
Được đào tạo trong một môi trường chuyên nghiệp, đó sẽ là đòn bẩy rất tuyệt vời để bạn có thể vững tin trước sự lựa chọn của bản thân. Lúc này, khối N chính là một sự lựa chọn đúng đắn nhất khi bạn muốn phát triển trong lĩnh vực âm nhạc.
1. Khối N gồm những môn nào? Các tổ hợp môn khối N 1.1. Khối N gồm những môn nào? Thi môn gì?Khối N hay khối N00 bao gồm ba môn thi là Văn và hai môn năng khiếu. Đối với môn văn, các thí sinh thi khối N sẽ thi theo đề chung của Bộ với thời gian 180 phút, còn các môn năng khiếu khác thí sinh sẽ thi theo đề riêng (đề do mỗi trường tự đưa ra và tổ chức thi).
Đặc biệt, các môn năng khiếu này sẽ được nhân đôi hệ số. Hai môn năng khiếu bao gồm hai nội dung thi là:
Thi hát, xướng âm:
Thi hát: Thí sinh sẽ chọn một bài phù hợp với giọng hát của bản thân, đây có thể là dân ca, ca khúc; không bao gồm hát chèo, hát bội hay hát cải lương…
Xướng âm: Thí sinh cần đọc được đúng cao độ, đúng trường độ, đúng nốt nhạc trong câu nhạc được cho sẵn.
Ngoài ra, thí sinh có thể sử dụng một nhạc cụ (thí sinh tự mang nhạc cụ) hoặc sử dụng đàn phím điện tử (thí sinh cần mang theo pin). Trong trường hợp không biết sử dụng nhạc cụ thì không phải trình bày phần thi này.
Thẩm âm, tiết tấu:
Thí sinh “nhái” theo tiếng đàn (phím điện tử hoặc đàn piano) của ban giám khảo.
Thi vỗ theo tiết tấu của ban giám khảo.
Cụ thể, môn năng khiếu âm nhạc 1 thi Kiến thức Âm nhạc tổng hợp – Xướng âm (hệ số 1). Mỗi thí sinh dự thi sẽ được bốc thăm chọn 1 bài xướng âm trong bộ đề thi và sẽ được chuẩn bị trong thời gian 10 phút sau đó thực hiện xướng âm trước ban giám khảo. Mỗi thí sinh dự thi trình bày hát một hoặc hai bài hát tự chọn theo yêu cầu phía ban giám khảo.
Thi xướng âm thí sinh cần đọc được đúng cao độ, đúng trường độ, đúng nốt nhạc trong câu nhạc được cho sẵn.
Môn năng khiếu âm nhạc 2 (hệ số 2): thi môn Thanh nhạc và Nhạc cụ:
Môn Hát, Đàn (hệ số 2): Phần này thí thí sinh sẽ được lựa chọn một trong 2 phần thi (Hát hoặc thi Đàn và Hát). Thi hát, thí sinh hát 2 bài tự chọn, phần thi đệm đàn do giảng viên của trường tuyển sinh phụ trách. Đối với phần thi còn lại, thí sinh trình bày hát 1 bài tự chọn (có đệm đàn piano do giảng viên trường phụ trách hoặc thí sinh có thể vừa hát vừa đệm đàn); Sau đó thí sinh sẽ đàn 1 bài tự chọn trên một trong các nhạc cụ: piano, guitar, keyboard hoặc nhạc cụ dân tộc.
Môn thanh nhạc (hệ số 2): Phần này thí sinh tham dự thi sẽ hát 2 bài tự chọn, hai bài này có tính chất âm nhạc khác nhau với phong cách nhạc nhẹ.
Đối với các thí sinh chưa tốt nghiệp:
– Đối với hệ THPT, thí sinh dự thi cần chọn 4 môn thi tất cả, trong đó có 3 môn bắt buộc (thi Toán, Ngữ Văn và thi Ngoại Ngữ). Môn thi còn lại thí sinh sẽ được chọn giữa trong số 2 bài thi (bài thi tổ hợp Vật lý, Sinh học, Hoá học; hoặc bài thi tổ hợp 3 môn Lịch sử, Địa lý và thi môn GDCD).
– Đối với hệ Giáo dục thường xuyên, thí sinh phải dự thi 3 môn, gồm hai môn thi bắt buộc (Toán và Ngữ văn). Một môn thi tự chọn còn lại do thí sinh chọn trong số 2 bài thi (bài thi tổ hợp Vật lý, Sinh học, Hoá học; hoặc bài thi tổ hợp 3 môn Lịch sử, Địa lý và thi môn GDCD).
Đối với các thí sinh đã tốt nghiệp THPT, các thí sinh khi tham gia dự thi chỉ cần đăng ký những môn mà nhà trường (ngành học) yêu cầu xét tuyển. Môn văn là môn cần phải đăng ký thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm đó và đăng ký các môn năng khiếu âm nhạc 1 và 2 tại các trường mà bạn có nhu cầu học.
1.2. Các tổ hợp môn thi khối NĐể nắm rõ các ngành khối N các bạn thí sinh cần nắm bắt những tổ hợp môn khối N sau đây để lựa chọn khối ngành năng khiếu phù hợp cho bản thân:
Khối thi
Tổ hợp thi
Khối N00
Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1 và thi Năng khiếu Âm nhạc 2
Khối N01
Ngữ văn, xướng âm và thi biểu diễn nghệ thuật
Khối N02
Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc thi biểu diễn nhạc cụ
Khối N03
Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm và thi chuyên môn
Khối N04
Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình và thi Năng khiếu
Khối N05
Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện và thi Năng khiếu
Khối N06
Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm và thi chuyên môn
Khối N07
Ngữ văn, Ghi âm – xướng âm và thi chuyên môn
Khối N08
Khối N09
Ngữ văn, Hòa thanh và thi Bốc thăm đề – chỉ huy tại chỗ
2. Khối N gồm những ngành nào?
Để hiểu rõ hơn về các ngành đào tạo, chúng tôi cung cấp cho bạn danh sách các ngành tuyển sinh khối N:
Mã ngành
Tên ngành
52210201
Âm nhạc học
52210203
Sáng tác âm nhạc
52210204
Chỉ huy âm nhạc
52210205
Thanh nhạc
52210208
Piano
52210207
Biểu diễn nhạc cụ phương Tây
52210210
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
52210209
Nhạc Jazz
3. Các trường đại học khối N đang tuyển sinh hiện nay
Các trường tuyển sinh khối N không chỉ thu nhận hồ sơ, cách thức tổ chức thi khác nhau mà phương thức xét tuyển mỗi trường cũng khác nhau. Trong khi đó, cũng có những trường đại học chỉ tổ chức xét tuyển kết quả thi cho chính trường đó tổ chức, cũng có nhiều trường sẽ chấp nhận kết quả thi từ những trường khác. Chẳng hạn như Trường Đại học Văn Lang dự kiến sẽ tổ chức thi riêng các môn năng khiếu và đồng thời sẽ tổ chức xét tuyển thí sinh đã dự thi môn năng khiếu ở 7 trường đại học trong đó có xét kết quả tuyển sinh khối N từ Học viện âm nhạc Huế.
3.1. Các trường Đại học, Cao đẳng khối N khu vực miền Bắc:
Trường ĐH sư phạm nghệ thuật trung ương Hà Nội:
Trường ĐH văn hóa nghệ thuật Quân đội.
Trường Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Tây Bắc.
Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc.
3.2. Các trường Đại học, Cao đẳng khối N khu vực miền Trung:
Trường Học viện âm nhạc Huế.
3.3. Các trường Đại học, Cao đẳng khối N khu vực miền Nam:
Trường Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh.
Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
4. Học khối N làm nghề gì?
Sau khi bạn lựa chọn tổ hợp khối N cho riêng mình, lúc này bạn cần lựa chọn đúng ngành để tham gia thi. Trước khi lựa chọn ngành học, bạn cần cân nhắc kỹ công việc trong tương lai bạn muốn làm là nghề gì? Từ đó, bạn sẽ có định hướng đúng hướng đi cho bản thân.
Đối với khối N, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn sau khi học xong:
Người làm nhạc: bao gồm các công việc tiêu biểu như nhạc sĩ, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, người làm nhạc.
Người biểu diễn: bao gồm các công việc như ca sĩ, nhạc công, người chỉ huy dàn nhạc, người hỗ trợ ca sĩ,…
Nhà kinh doanh âm nhạc: không thể thiếu các vị trí nhà sản xuất, phòng thu âm, các kỹ sư, các hãng thu âm, các nhà cung cấp bán lẻ,…
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể làm việc trong cơ quan như đài truyền hình hay trong các cơ quan xuất bản âm nhạc,…
Như vậy, chúng ta có thể thấy được cơ hội việc làm cho dân khối N là vô cùng lớn. Để chọn nghề nghiệp phù hợp, bạn chỉ cần được đào tạo bài bản và có tố chất học hỏi, năng khiếu đối với lĩnh vực đầy tiềm năng này. Ngoài khối N còn có rất nhiều khối năng khiếu khác triển vọng khác như khối S, khối V, nếu bạn có năng khiếu trong các khối thi này thì hoàn toàn có thể tham khảo những môn thi của khối thi này để thi tuyển vào ngôi trường mà mình thích.
Khối C14, C15 Gồm Những Ngành Nào? Thông Tin Các Trường Đại Học
1. Khối C14, C15 gồm những môn nào?
Hai khối C14, C15 vốn là hai khối thi kết cấu từ tổ hợp môn Toán, Văn kết hợp với một môn thi khác trong đó:
Khối C14 là tổ hợp của ba môn Toán, Văn và môn Giáo dục công dân.
Khối C15 là tổ hợp của ba môn Toán, Văn và môn Khoa học xã hội.
Có thể nói các môn xét tuyển với hai khối C14 và C15 đã yêu cầu các bạn học sinh cần có một kế hoạch ôn thi cụ thể đồng thời xoá bớt ranh giới giữa các môn tự nhiên và xã hội giúp các thí sinh học đều hơn.
2. Khối C14, C15 gồm những ngành nào?Trước khi bắt tay vào đăng ký ngành học các bạn trẻ cần tìm hiểu kỹ thông tin các ngành học mà mình có thể tham gia xét tuyển với khối thi ấy. Đối với các thí sinh xét tuyển với hai khối thi C14, C15 cũng có những ngành nhất định để lựa chọn.
2.1. Khối C14 gồm những ngành nào?Khối C14 là khối thi của ba môn thi Toán, Văn, Giáo dục công dân do đó những ngành học của khối thi này cũng mang những đặc thù riêng. Các ngành học cụ thể bao gồm những ngành sau đây:
STT
Ngành
1
Khoa học quản lý
2
Công tác xã hội
3
Thông tin – Thư viện
4
Khoa học môi trường
5
Quản lý TN & môi trường
6
Lịch sử
7
Toán tin
8
Văn học
9
Báo chí
10
Kinh doanh quốc tế
11
Quản trị kinh doanh
12
Kinh tế phát triển
13
Văn hóa học
14
Lịch sử
15
Giáo dục học
16
Khoa học máy tính
17
Kinh tế
18
Luật
19
Luật kinh tế
20
Việt Nam học
21
Giáo dục chính trị
22
Tài chính – Ngân hàng
23
Kế toán
24
Tâm lý học
Có thể dễ dàng thấy rằng các ngành khối C14 cũng phong phú không hề thua kém các ngành khối C truyền thống khác. Do vậy, các bạn trẻ có thể thoải mái lựa chọn ngành học theo đúng sở thích, nguyện vọng của bản thân.
2.2. Khối C15 gồm những ngành nào?Khối C15 là khối thi của những môn Toán, Văn, Khoa học xã hội. Do đó, khối thi này sẽ bao gồm những ngành sau đây:
STT
Ngành
1
Luật
2
Luật kinh tế
3
Việt Nam học
4
Giáo dục chính trị
5
Tài chính – Ngân hàng
6
Kế toán
7
Tâm lý học
8
Sư phạm Ngữ văn
9
Sư phạm Lịch sử
10
SP Lịch sử và Địa lý
11
Quản lý TN và môi trường
12
Quản trị du lịch và khách sạn
13
QT nhà hàng và DV ăn uống
14
Văn học
15
Truyền thông đa phương tiện
16
Quan hệ quốc tế
17
QT DV du lịch và lữ hành
18
Quản trị nhân lực
19
Quản trị văn phòng
20
Kinh tế chính trị
21
Tiếng Việt & Văn hóa Việt Nam
22
Chính trị học
3. Danh sách các trường Đại học tuyển sinh khối C14, C15 3.1. Danh sách các trường Đại học khối C14
** Các trường Đại học khối C14 khu vực Hà Nội và miền Bắc
– Tại Hà Nội:
ĐH Kinh doanh và CN Hà Nội.
Đại học Đông Đô.
Đại học Đại Nam.
Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
– Tại các tỉnh khác miền Bắc:
ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên.
ĐH Sư phạm, ĐH Thái Nguyên.
Đại học Hoa Lư.
Đại học Hải Phòng.
Đại học Tài chính – QTKD.
Đại học Thái Bình.
** Các trường Đại học khối C14 khu vực miền Trung
Đại học Sư phạm, ĐH Huế.
Đại học Đà Lạt.
Đại học Quang Trung.
Phân hiệu Kontum, ĐH Đà Nẵng.
Đại học Sư phạm, ĐH Đà Nẵng.
Đại học Hà Tĩnh.
Đại học Quảng Bình.
Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị.
Đại học Hồng Đức.
** Trường Đại học khối C14 khu vực TPHCM và miền Nam
– Tại TP.HCM:
ĐH Hùng Vương TP.HCM.
ĐH Quốc tế Hồng Bàng.
– Tại các tỉnh khác miền Nam:
Đại học Thủ Dầu Một.
Đại học Kinh tế CN Long An.
Đại học Trà Vinh.
Đại học SP Kỹ thuật Vĩnh Long.
3.2. Danh sách các trường Đại học khối C15
Hiện nay các trường đại học xét tuyển khối C15 còn hạn chế không nhiều như các tổ hợp xét tuyển đại học khác. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường đại học tiềm năng dành để các bạn thí sinh đăng ký lựa chọn.
** Các trường Đại học khối C15 tại Hà Nội và miền Bắc:
Có ba trường khối C15 sau đây tại Hà Nội:
ĐH Lâm nghiệp Việt Nam.
HV Báo chí & Tuyên truyền.
Đại học Duy Tân.
Ngoài ra còn Đại học Hải Phòng là trường tại Hải Phòng xét tuyển với khối C15.
** Các trường Đại học khối C14 khu vực miền Trung:
Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị.
Đại học Đà Lạt.
Đại học Kinh tế Huế.
ĐH VH Thể thao & Du lịch Thanh Hóa.
Đại học Tài chính – Kế toán.
Đại học Đông Á.
** Các trường Đại học khối C14 tại chúng tôi và miền Nam:
Đại học Sư Phạm TP.HCM.
Đại học Thủ Dầu Một.
Đại học Bạc Liêu.
Đại học An Giang.
Kết luận:
Hy vọng rằng với những thông tin này các bạn có thêm những trang bị cần thiết, chọn đúng ngành học và đúng trường để học.
Khối C20 Gồm Những Ngành Nào? Tổng Hợp Các Ngành Khối C20
Khối C20 là gì? Gồm những môn nào?
Khối C20 bao gồm Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân. Nó là một trong những tổ hợp mới được áp dụng xét đầu vào tại các cơ sở đào tạo, giáo dục trên cả nước trong những năm gần đây. Khối C20 ra đời nhằm “kéo gần” con đường học tập bậc đại học hơn với một số bạn học sinh có thiên hướng theo đuổi những môn này thay vì A01, A00 hay B00… Cụ thể, bài thi môn Ngữ văn sẽ được tiến hành theo hình thức tự luận, 02 môn còn lại được thiết kế theo hình thức trắc nghiệm.
Khối C20 gồm những ngành nào?
Cụ thể, các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển với khối C20 có thể lựa chọn trong 10 nhóm ngành với 44 ngành học. Tuy không đa dạng như những khối thi khác, đây vẫn là sự lựa chọn đáng xem xét. Nếu bạn muốn thi vào các khối ngành như Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin thì C20 là sự lựa chọn hợp lý .
Bên cạnh đó, bạn có thể phát huy khả năng tính toán logic, xử lý số liệu hay kỹ năng quản lý của mình ở các ngành như Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành…
Không chỉ dừng lại ở các nhóm ngành trên, các bạn có thể thử sức ở những nhóm ngành khác như khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, pháp luật, dịch vụ xã hội, khoa học tự nhiên… cũng là những ngành học đáng cân nhắc với khối C20.
Tổng hợp các ngành khối C20
Nhóm ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
Đây là ngành dành cho những bạn học sinh sinh viên có đam mê theo đuổi nghiên cứu, mong muốn như những người thầy cô mình, có thể vừa tìm hiểu vừa truyền đạt lại những kiến thức bổ ích đến những thế hệ tiếp theo. Nguồn nhân lực này hiện đang thiếu rất nhiều, vì vậy cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp là vô cùng lớn.
Giáo dục học
Quản lý giáo dục
Giáo dục Mầm non
Giáo dục Tiểu học
Giáo dục Công dân
Giáo dục Chính trị
Giáo dục Thể chất
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
Sư phạm Ngữ văn
Sư phạm Lịch sử
Sư phạm Địa lý
Giáo dục pháp luật
Sư phạm Lịch sử Địa lý
Nhóm ngành Nhân văn
Ngôn ngữ Trung Quốc
Văn học
Văn hoá học
Quản lý văn hoá
Nhóm ngành Khoa học xã hội và hành vi
Kinh tế
Quản lý nhà nước
Xã hội học
Tâm lý học
Quốc tế học
Đông phương học
Trung Quốc học
Việt Nam học
Nhóm ngành Báo chí và thông tin
Quan hệ công chúng
Thông tin – thư viện
Quản lý thông tin
Lưu trữ học
Nhóm ngành Kinh doanh và quản lý
Quản trị kinh doanh
Marketing
Thương mại điện tử
Tài chính – Ngân hàng
Kế toán
Quản trị nhân lực
Quản trị văn phòng
Quản trị công nghệ truyền thông
Nhóm ngành khác
Nhóm ngành Ngành
Pháp Luật
Luật
Khoa học tự nhiên
Địa lý tự nhiên
Công Nghệ Kỹ Thuật
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Nông , Lâm Nghiệp và Thủy Sản
Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan
Phát triển nông thôn
Dịch Vụ Xã Hội
Công tác xã hội
Công tác thanh thiếu niên
Dân số và phát triển
Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân
Du lịch
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Quản trị Khách sạn và Khu nghỉ dưỡng (Resort & Spa)
Văn hóa Du lịch
Quản lý và phát triển du lịch
Môi Trường và Bảo vệ Môi Trường
Quản lý tài nguyên và môi trường
Kinh nghiệm làm bài thi khối C20
Môn Ngữ Văn: Luyện tập lập dàn ý bài văn trước khi chính thức viết bài. Điều này giúp các bạn ghi lại những ý chính phải có trong bài phân tích của mình để tránh sót ý. Và trình bày bài theo đúng nguyên tắc để bài văn đạt được điểm cao nhất.
Môn GDCD: Đọc kỹ các tình huống cũng như các đáp án được cho trong đề bài. Có một số câu tình huống rất dài, vì vậy cần sự bình tĩnh để phân tích và lựa chọn câu trả lời đúng nhất. Làm câu dễ trước, câu khó sau để tránh mất thời gian, mất điểm cho phần dễ.
Advertisement
Review các ngành khối C20
Khối Xã Hội Gồm Những Môn Nào? Ngành Nào? Các Ngành Thuộc Khối Xã Hội
Khối Xã hội gồm những môn nào?
Theo sự phân ban của bộ giáo dục và đào tạo, ban C bao gồm các môn thuộc lĩnh vực xã hội. Khối Xã Hội bao gồm các môn khoa học nghiên cứu về các phương diện con người của thế giới như: Văn, Sử, Địa, Giáo Dục Công Dân, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,… và nhiều các môn ngoại ngữ khác.
Các ngành nào thuộc khối xã hội?
Nhóm ngành Pháp luật
Luật
Luật hiến pháp và luật hành chính
Luật dân sự và tố tụng dân sự
Luật hình sự và tố tụng hình sự
Luật kinh tế
Luật quốc tế
Nhóm ngành Báo chí và thông tin
Báo chí và truyền thông
Báo chí
Truyền thông đa phương tiện
Truyền thông đại chúng
Công nghệ truyền thông
Truyền thông quốc tế
Quan hệ công chúng
Thông tin – Thư viện
Thông tin – thư viện
Quản lý thông tin
Văn thư – Lưu trữ – Bảo tàng
Lưu trữ học
Bảo tàng học
Xuất bản – Phát hành
Xuất bản
Kinh doanh xuất bản phẩm
Nhóm ngành nhân văn
Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
Hán Nôm
Ngôn ngữ Jrai
Ngôn ngữ Khmer
Ngôn ngữ H’mong
Ngôn ngữ Chăm
Sáng tác văn học
Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài
Ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Nga
Ngôn ngữ Pháp
Ngôn ngữ Trung Quốc
Ngôn ngữ Đức
Ngôn ngữ Tây Ban Nha
Ngôn ngữ Bồ Đào Nha
Ngôn ngữ Italia
Ngôn ngữ Nhật
Nhóm ngành Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên
Giáo dục học
Quản lý giáo dục
Đào tạo giáo viên
Giáo dục Mầm non
Giáo dục Tiểu học
Giáo dục Đặc biệt
Giáo dục Công dân
Giáo dục Chính trị
Giáo dục Thể chất
Huấn luyện thể thao
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
Sư phạm Toán học
Sư phạm Tin học
Sư phạm Vật lý
Sư phạm Hóa học
Sư phạm Sinh học
Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp
Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp
Sư phạm Ngữ văn
Sư phạm Lịch sử
Sư phạm Địa lý
Sư phạm Âm nhạc
Sư phạm Mỹ thuật
Sư phạm Tiếng Bana
Sư phạm Tiếng Êđê
Sư phạm Tiếng Jrai
Sư phạm Tiếng Khmer
Sư phạm Tiếng H’mông
Sư phạm Tiếng Chăm
Sư phạm Tiếng M’nông
Sư phạm Tiếng Xê đăng
Sư phạm Tiếng Anh
Sư phạm Tiếng Nga
Sư phạm Tiếng Pháp
Sư phạm Tiếng Trung Quốc
Sư phạm Tiếng Đức
Sư phạm Tiếng Nhật
Sư phạm Tiếng Hàn Quốc
Sư phạm nghệ thuật
Sư phạm công nghệ
Sư phạm khoa học tự nhiên
Giáo dục pháp luật
Nhóm ngành Khoa học xã hội và hành vi
Khoa học chính trị
Chính trị học
Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
Quản lý nhà nước
Quan hệ quốc tế
Xã hội học và Nhân học
Xã hội học
Nhân học
Tâm lý học
Tâm lý học
Tâm lý học giáo dục
Địa lý học
Địa lý học
Khu vực học
Quốc tế học
Châu Á học
Thái Bình Dương học
Đông phương học
Trung Quốc học
Nhật Bản học
Hàn Quốc học
Đông Nam Á học
Việt Nam học
Những ngành nghề ban xã hội nào sẽ hot trong tương lai?
Dù bạn học ban tự nhiên hay xã hội, bạn đều có thể tìm được công việc cho bản thân mình. Tuy nhiên, hiện nay có thể thấy rằng các ngành lĩnh vực xã hội có ít việc làm hơn các ngành lĩnh vực tự nhiên.
Điển hình là các ngành như Văn hóa, Lịch sử, Ngôn ngữ học,… vẫn có cơ hội việc làm cho các bạn nhưng nó không rộng mở như nhiều ngành đang hot như: Công Nghệ Thông Tin, Marketing,…
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có nhiều ngành nghề ban xã hội đang sở hữu độ hot không hề kém cạnh ban tự nhiên trong tương lai như:
Hướng dẫn viên du lịch: Du lịch là một trong những ngành quan trọng, đóng góp hơn 10% GDP của nước ta năm 2023. Với đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh như Việt Nam thì nghề du lịch vẫn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Cố vấn văn hóa cho các viện bảo tàng.
Một số tổ hợp khối thi của Khối xã hội
Tổ hợp xã hội bao gồm Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí. Hiện tại có các khối thi gồm:
Khối Môn thi Khối Môn thi
C00 Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý C010 Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử
C01 Ngữ văn, Toán, Vật lí C12 Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử
C02 Ngữ văn, Toán, Hóa học C13 Ngữ văn, Sinh học, Địa lý
C03 Ngữ văn, Toán, Lịch sử C14 Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
C04 Ngữ văn, Toán, Địa lí C15 Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội
C05 Ngữ văn, Vật lí, Hóa học C16 Ngữ văn, Vật lí, Giáo dục công dân
C06 Ngữ văn, Vật lí, Sinh học C17 Ngữ văn, Hóa học, Giáo dục công dân
C07 Ngữ văn, Vật lí, Lịch sử C19 Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
C08 Ngữ văn, Hóa học, Sinh học C20 Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
Review khối xã hội
Khối K Là Gì? Gồm Những Môn Nào, Xét Ngành Nào, Trường Nào?
Khối K là gì? Khối K bao gồm những môn thi nào?
Khối K được biết đến là khối liên thông lên đại học. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khối K được áp dụng đối với thí sinh đã tốt nghiệp cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp hay đối với một số ngành kỹ thuật. Hồ sơ tuyển sinh khối K cũng tương tự như hồ sơ tuyển sinh đại học, cao đẳng do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Các môn thi khối K01 bao gồm: Toán, Tiếng Anh và Tin học. Khối K không hẳn là một khối thi năng khiếu. Tuy nhiên, cũng có thể gọi nó là khối thi năng khiếu với môn Năng khiếu Tin học.
Những ngành học nào xét tuyển theo khối K?
STT
Ngành
1
Công nghệ thông tin
2
Công nghệ phần mềm
3
Hệ thống thông tin
4
An toàn thông tin
5
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Các Ngành Khối K Được Học Nhiều Nhất
Việc lựa chọn ngành học phù hợp với đam mê bản thân và nhu cầu của xã hội. Sẽ giúp thí sinh giảm bớt nhiều áp lực học hành sau này, có thêm nhiều động lực để vượt qua mọi khó khăn thử thách. Điều quan trọng là ra trường có việc làm, không phải vất vả đi xin việc, mang lại thu nhập ổn định cho bản thân. Một số ngành nghề mà nhiều người lựa chọn khi theo học khối K:
Công nghệ thông tin
Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành lập trình viên, kỹ sư hệ thống phần mềm, kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống thông tin, chuyên viên phân tích thiết kế dữ liệu…làm việc tại các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game… Đây là ngành học khá đa dạng và là ngành có nhu cầu nhân sự rất cao hiện nay.
An toàn thông tin
Ngành An toàn thông tin hiện tại đang có tốc độ phát triển rất nhanh và trong thời điểm hiện tại. Sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm, quản trị mạng và đặc biệt là các kiến thức về bảo mật, an ninh mạng… Trong thời gian sắp tới cần một lượng lớn nhân lực để phát triển và vận hành các hệ thống và giải pháp bảo mật… Vì vậy cơ hội việc làm của ngành nghề này là vô cùng lớn.
Những trường đại học xét tuyển theo khối K là những trường nào?
Trường Đại học Đại Nam
Là ngôi trường có cơ sở đào tạo hiện đại cùng chất lượng đào tạo ổn định. Đây hứa hẹn sẽ là nơi xứng đáng để các bạn theo đuổi và tích lũy kiến thức cho tương lai của mình. Giảng viên với kinh nghiệm giảng dạy lâu năm bằng phương pháp giảng dạy hiện đại, truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu nhất. Ngoài ra trường còn tạo điều kiện để các bạn sinh viên có thể có cơ hội làm việc tại các trung tâm ở ngoài để tích lũy kinh nghiệm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trở thành một trong những trường học có uy tín về chất lượng giảng dạy và đào tạo sinh viên trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Với kinh nghiệm giảng dạy hơn 60 năm, Học viện không chỉ đào tạo về nông nghiệp mà còn mở rộng đào tạo đa ngành nghề, đa chương trình giảng dạy phù hợp nhu cầu xã hội và sở thích ngành nghề của sinh viên. Học phí của trường so với mặt bằng chung các trường Đại học có phần nhẹ hơn nên đây là những ngôi trường được ưu tiên hàng đầu đối với các bạn học sinh.
Đại học Yersin Đà Lạt
Đại học Yersin Đà Lạt có đội ngũ giảng viên, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà đầu tư cực kỳ tâm huyết với sự nghiệp giảng dạy. Là nơi chắp cánh ước mơ cho rất nhiều bạn trẻ, không chỉ đào tạo kiến thức chuyên ngành mà còn chú trọng đào tạo cả phẩm chất, đạo đức, lối sống cho sinh viên. Song song với các hoạt động giáo dục còn có các hoạt động nghiên cứu khoa học, sẵn sàng cho kỷ nguyên 4.0.
Bí quyết ôn thi môn tin học Khối K
Nắm chắc các kiến thức cơ bản: Muốn học tốt tin học bạn phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản. Khi đó, bạn mới nắm chắc bản chất môn tin học và có thể nâng cao kiến thức. Tri thức của nhân loại đều bắt đầu từ sơ khai đến phức tạp, từ thực tế đến trừu tượng và từ cơ bản đến nâng cao, chuyên sâu. Vì vậy, khi tiếp xúc với môn học này, bạn phải nắm vững những nội dung như: nguyên lý hoạt động của máy tính, cách thức hoạt động của các hệ điều hành, ứng dụng,…
Advertisement
Thường xuyên thực hành: Việc thực hành đối với môn tin học rất quan trọng. Để những kiến thức tin học được ghi nhớ lâu dài và trở thành kỹ năng thì bạn phải thao tác nó trên máy tính thường xuyên. Đây cũng là một phương pháp để ôn lại nội dung bài và tăng khả năng ghi nhớ kiến thức được lâu dài hơn.
Review khối K
Cập nhật thông tin chi tiết về Khối M Gồm Những Ngành Nào? Các Trường Đại Học Khối M Hot trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!