Xu Hướng 9/2023 # Khám Phá Vẻ Đẹp Về Đêm Của Lệ Giang # Top 10 Xem Nhiều | Cfcl.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Khám Phá Vẻ Đẹp Về Đêm Của Lệ Giang # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Khám Phá Vẻ Đẹp Về Đêm Của Lệ Giang được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lệ Giang về đêm đẹp đến nao lòng

Không phải tự dưng mà Lệ Giang lại trở thành địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng trên khắp thế giới. Ngôi làng cổ này ẩn chứa trong mình một sức hút mạnh mẽ khiến du khách Tour du lịch Lệ Giang đến đây đều phải đắm chìm, si mê trong cái vẻ đẹp huyền bí đến lạ kỳ. Nếu sắp tới bạn có chuyến du lịch đến “Venice của phương Đông” chắc chắn sẽ phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của phố cổ về đêm.

Lệ Giang là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Naxi (Nạp Tây). Do đó, cuộc sống nơi đây cũng mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, khi màn đêm buông xuống, phố cổ trở nên lung linh, huyền ảo bởi ánh sáng của hàng ngàn chiếc đèn lồng đỏ dọc theo những con sông. Tất cả hình thành nên một thứ ánh sáng kỳ diệu, mang đến cho du khách những cảm nhận mơ hồ tràn đầy cảm xúc. Vẻ đẹp ấy thật sự vừa quyến rũ, vừa thu hút khiến con người ta khó lòng có thể rời đi.

 

Thưởng thức nhạc cổ Naxi trong không gian lãng mạn về đêm

Nhạc cổ Naxi là một loại nhạc dân gian cổ điển độc đáo của người dân bản địa tại Lệ Giang. Loại nhạc này là sự kết hợp hòa quyện giữa 3 thể loại là Baisha, Dongjing và Huangjing. Đây được xem là tinh hoa nghệ thuật của văn hóa cổ đại, có lẽ vì vậy mà nhạc cổ Naxi có sức hút lạ kỳ khiến người nghe bị lôi cuốn vào trong từng giai điệu của bản nhạc.

Tại Lệ Giang, những màn trình diễn nhạc cổ Naxi thường được trình diễn từ 20 giờ đến 21 giờ 30 phút mỗi tối. Ban nhạc được thành lập chủ yếu là những nghệ sĩ trên 60 tuổi, họ đã dồn hết tâm huyết, niềm đam mê trong từng nốt nốt nhạc để mang tới cho du khách tour Lệ Giang từ Hà Nội những màn trình diễn tuyệt vời nhất. 

Địa điểm vui chơi ở Lệ Giang về đêm bạn không nên bỏ lỡ Quán Bar ở đường Tân Hoa Xã, Lệ Giang

Các quán tọa lạc ngay bên một dòng suối chảy êm đềm, nổi bật với lối kiến trúc cổ kính, rêu phong. Đây được xem là địa chỉ tụ tập của du khách ở khắp nơi trên thế giới khi đến với Lệ Giang. Ở đây, bạn sẽ được hòa mình vào không gian lãng mạn, được chiêm ngưỡng cảnh đêm mỹ lệ của “Venice phương Đông” một cách trọn vẹn nhất.

Khác với sự ồn ào, sầm uất của các quán bar hiện đại, quán bar trên đường Tân Hoa Xã mang trong mình một vẻ đẹp bình yên, lãng mạn đến nao lòng. Nó khiến cho con người ta cảm thấy thân quen, gần gũi mỗi khi bước chân đến với đô thị cổ hoa lệ nhất Trung Hoa.

Bên cạnh những quán bar, dọc theo con đường Tân Hoa Xã còn có rất nhiều quán rượu, quán trà, nhà hàng, quán ăn để du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi và thưởng thức nét văn hóa ẩm thực tinh túy của Lệ Giang cổ trấn.

Quán bar Le Petit Paris

Quán bar Sakura Kim

Hoa Anh Đào – Sakura Kim là quán bar được mở cửa từ năm 1996, cho đến nay đây vẫn là địa chỉ được rất nhiều du khách yêu thích. Quán bar do một đôi vợ chồng làm chủ, với chồng là người Trung Quốc còn vợ là người Hàn Quốc. Hiện tại, nơi đây sẽ phục vụ khách đi bar vào ban đêm, ban ngày sẽ là nhà hàng Phương Tây với các món ăn vô cùng hấp dẫn.

Đăng bởi: Tâm Huỳnh Thanh

Từ khoá: Khám phá vẻ đẹp về đêm của Lệ Giang

Khám Phá Vẻ Đẹp Của Cung Điện Mỹ Linh Ở Giang Tô, Trung Quốc

Cung điện Mỹ Linh nằm trên đỉnh núi Tiểu Hồng, trong khu danh thắng Trung Sơn nổi tiếng thuộc thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Đây từng là nơi ở của cựu tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Tưởng Giới Thạch và vợ Tống Mỹ Linh trước khi sang Đài Loan vào năm 1949.

Được mệnh danh là “Đệ nhất biệt thự Viễn Đông”, chủ thể kiến trúc ở Cung điện Mỹ Linh là một tòa nhà ba tầng được thiết kế theo phong cách cung điện lợp ngói thanh lưu ly quý hiếm – loại ngói chỉ được sử dụng ở phủ quan lại, quý tộc ngày xưa. Nhìn từ trên cao, cung điện trông giống như một viên ngọc lục bảo nằm trên mặt chuỗi dây chuyền thay đổi màu sắc theo mùa. Vào mùa xuân và mùa hè là chuỗi dây chuyền màu xanh, sang mùa thu chuyển màu vàng, cảnh tượng khiến cho bất cứ ai từng chiêm ngưỡng đều phải trầm trồ và say đắm.

Người ta nói rằng cung điện này được Tưởng Giới Thạch xây dựng để tặng Tống Mỹ Linh nhân dịp sinh nhật của bà. Nó chính là biểu tượng thể hiện tình yêu của ông. Xung quanh cung điện được bao phủ bởi “sợi dây chuyền” xanh thẫm của núi rừng càng làm nổi bật lên vẻ đẹp của viên ngọc giữa thiên nhiên hùng vĩ. Trên thực tế, “sợi dây chuyền” này chính là con đường được trồng đầy cây phong dẫn tới căn biệt thự.

Cung điện bắt đầu được xây dựng từ năm 1931 và hoàn thành năm 1934, sau đó đặt theo tên của bà Tống Mỹ Linh do trong thời gian ở Nam Kinh, bà thường xuyên tới đây nghỉ ngơi thư giãn. Sau khi Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài Loan, cung điện Mỹ Linh bị bỏ trống và dần hư hại. Năm 1950, ngôi biệt thự được giao cho công viên quốc gia núi Trung Sơn tiếp quản, khôi phục lại, tu sửa và mở cửa cho người dân tới tham quan cho đến ngày nay. Sau đó, cung điện này được cho thuê để làm trụ sở một số phòng ban quản lý, bao gồm cả Cục Y tế của thành phố, một công ty khách sạn lớn và chịu sự quản lý của lăng Tôn Trung Sơn từ năm 2012.

Trong vòng một năm, Cung điện Tống Mỹ Linh được cải tạo trên quy mô lớn với cấu trúc cốt thép, sửa chữa lại sàn gỗ và thay thế mái ngói thanh lưu ly bằng những viên ngói cùng màu sắc và khuôn đổ. Ngoài ra, một nhóm chuyên gia có tay nghề cao trong việc khôi phục tranh vẽ ở những tòa nhà cổ đến từ Tử Cấm Thành, Bắc Kinh cũng phụ trách phục chế những bức tranh treo tường bên trong cung điện.

Đăng bởi: Đặng Nhật Vi

Từ khoá: Khám phá vẻ đẹp của Cung điện Mỹ Linh ở Giang Tô, Trung Quốc

Khám Phá Vẻ Đẹp Hoang Sơ Của Hòn Đảo Macleod Myanmar

Đảo Macleod Myanmar là một trong những hòn đảo hoang sơ thuộc Quần đảo Mergui, Myanmar. Đây là địa điểm lý tưởng để lặn biển, chèo thuyền kayak,  câu cá, ngắm chim, leo núi,…

Giới thiệu về đảo Macleod Myanmar

Đảo Macleod Myanmar là 1 hòn đảo tư nhân được kiểm soát bởi Myanmar Adman Resort và nằm ở quần đảo Mergui. Nó nằm cách Kawthaung khoảng 75 km và hiện vẫn giữ nguyên được vẻ hoang sơ. Đảo nằm trong quần thể hơn 800 hòn đảo nằm rải rác trên biển Andaman.

Đảo Macleod nhìn từ trên cao

Các hòn đảo ở Mergui hầu như không có người ở, nằm tách biệt và là nơi sinh sống của hệ động thực vật đa dạng. Hầu hết các đảo đều cung cấp những điểm đến lý tưởng cho các hoạt động dưới nước như lặn với ống thở, bơi lội, câu cá.

(Ảnh: fon_srisamai)

Đảo Macleod là một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Mergui có người sinh sống trong khi phần lớn các đảo khác không có người ở. Hòn đảo hầu như còn hoang sơ và tự hào với làn nước trong xanh, những bãi biển cát trắng và những hàng cây bao quanh. Khách du lịch đến thăm nơi đây có cơ hội tham quan hơn 800 hòn đảo hầu hết không có người ở khác nằm rải rác trên Biển Andaman trong Quần đảo Mergui.

Di chuyển đến đảo Macleod Myanmar

Macleod là hòn đảo thuộc quần đảo Mergui (Ảnh: ewagillen)

Đảo Macleod Myanmar nằm ở trung tâm của quần đảo Mergui. Du khách có thể đến không chỉ từ Myanmar mà còn từ Ranong (Thái Lan). Cả 2 tuyến sẽ đáp tại sân bay Kawthaung sau đó ra cầu cảng để ra đảo. Từ sân bay đến cầu cảng có nhiều khung cảnh tuyệt đẹp khiến du khách thích thú. Từ cầu càng, du khách có thể bắt đầu chuyến du ngoạn bằng thuyền đến Macleod.

Lặn với ống thở 

(Ảnh: kan_hongthong)

Du khách sẽ được chào đón bởi làn nước trong xanh lấp lánh, bãi biển cát trắng và cây cối tươi tốt khi lần đầu tiên đặt chân lên đảo Macleod Myanmar. Thời tiết ở biển Andaman ấm áp quanh năm, do đó vùng biển này là nơi có những cảnh đẹp dưới nước và sinh vật biển đa dạng. Đảo Macleod là một điểm lặn tuyệt vời với rất nhiều sinh vật biển mà bạn có thể nhìn thấy dưới làn nước trong vắt.

Tắm biển 

Lặn với ống thở tại Macleod

Bãi biển trên đảo Macleod Myanmar không chỉ có làn nước trong xanh soi rõ đáy biển mà còn có bãi cát trắng mịn. Vì thế được đắm mình giữa biển khơi thực sự mang đến cho mọi người cảm giác thư thái, giải tỏa căng thẳng. Bạn có thể tắm biển vào sáng sớm hoặc chiều tà để ngắm hoàng hôn hay bình minh vô cùng quyến rũ.

Chèo thuyền kayak

Tắm biển là hoạt động không thể bỏ qua ở Macleod (Ảnh: kan_hongthong)

Chèo thuyền Kayak là môn thể thao quen thuộc với nhiều người mỗi khi đi du lịch biển. Tại đảo Macleod Myanmar, bạn có thể trải nghiệm trò chơi này với một chiếc thuyền nhỏ để chèo qua đảo và khám phá vùng biển xanh bao la.

Tìm hiểu văn hóa địa phương

Chèo thuyền kayak (Ảnh: andamanduck)

Đảo Macleod vẫn duy trì nền văn hóa địa phương phong phú mặc dù có một khu nghỉ dưỡng nằm trong đó. Những du khách may mắn có thể gặp những người Digan du mục ở Biển Andaman. Sea Gypsies sống trên thuyền là một nhóm thiểu số thuộc nhánh phía Bắc của người Austronesian. Du khách đến đảo thường sẽ được chào đón bằng những vũ điệu truyền thống đầy màu sắc của cư dân địa phương.

Kyun Phi Lar

Những cư dân bộ tộc sinh sống trên đảo

Còn được gọi là Pilar, hòn đảo Kyun Phi Lar rất được yêu thích trong chuỗi đảo của Myanmar. Ở đây có những bãi biển cát trắng trải dài đến vài cây số với vẻ đẹp hết sức thanh bình. Các bãi biển sạch, ít người rất phổ biến để chèo thuyền kayak, lặn với ống thở,… Đặc biệt, khi tới đây bạn còn dễ dàng bắt gặp được những đàn khỉ ngồi trên bờ gặm cua.

Đảo 115

Đảo Kyun Phi Lar

Cái tên của hòn đảo 115 nghe hơi lạ nhưng sự thật là quần đảo Mergui có rất nhiều đảo và rất khó để gọi tên hết. Ở hòn đảo này có các bãi biển, san hô và quang cảnh thật ngoạn mục. Đi bộ xuyên rừng, bơi trong làn nước êm dịu, gặp gỡ thân thiện với những con cua trên bờ, lặn với ống thở, v.v. là một số hoạt động thú vị mà du khách nên thử.

Đảo Khỉ Đỏ

Đảo 115 có tên gọi khá kỳ lạ

Ban đầu được gọi là Myauk Ni, đảo Khỉ Đỏ là một thiên đường đại dương của Myanmar. Hòn đảo sở hữu thiên nhiên hoang sơ, làn nước trong vắt, cát trắng mịn và sự đa dạng đáng kinh ngạc của hệ thống sinh vật biển đã khiến nơi đây trở thành một điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Các bộ môn thể thao dưới nước, ngắm cá heo, lặn ngắm san hô,… là một số hoạt động mà bạn sẽ được trải nghiệm ở đảo Khỉ Đỏ. Ngoài ra, du khách cũng có thể bắt gặp những người digan biển và tìm hiểu về lối sống của họ.

Đảo Lampi

Đảo Khỉ Đỏ

Lampi là hòn đảo lớn nhất và chính trong chuỗi đảo ở Myanmar. Hình dạng của đảo có hình móng ngựa có giá trị rất lớn về mặt địa lý. Ngoài những bãi biển và làn nước trong vắt, hòn đảo này còn nổi tiếng với sự đa dạng phong phú của động vật hoang dã. Vườn thực vật biển quốc gia nằm trên đảo Lampi.

Bãi biển Ngwe Saung

Đảo Lampi

Ngwe Saunglà một trong những bãi biển đẹp và tuyệt vời nhất ở Myanmar với bãi cát vàng trải dài, lưng chừng những hàng cọ đung đưa và điểm xuyết những resort biển. Vì bãi biển nằm ngay trước vịnh Bengal nên được thiên nhiên ưu đãi với làn nước trong xanh, những con sóng tung bọt trắng xóa và khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, không bị ô nhiễm. Mặc dù có ít hoạt động và trò chơi trên bãi biển hơn so với Ngapali đã phát triển nhưng bạn có thể thử nhiều món hải sản tuyệt vời ở đây với giá rẻ, bao gồm cua, tôm, tôm hùm và nhiều loại cá khác nhau. Đừng quên thuê một chiếc xe đạp và đi đến những ngôi làng trong thị trấn hoặc chỉ cần ngồi lại và chiêm ngưỡng quang cảnh bãi biển đẹp như tranh vẽ trong bầu không khí yên bình. Bãi biển không chỉ là điểm đến yêu thích của du khách trong nước mà còn ngày càng đông đảo du khách quốc tế.

Bãi biển Kanthaya

Bãi biển Ngwe Saung

Không quá xa bãi biển Ngapali nổi tiếng, cách khoảng 100 km về phía nam là bãi biển Kanthaya được đánh giá cao. Đây là nơi ẩn náu hoàn hảo cho tất cả những ai đang tìm kiếm một khu vực yên bình và tĩnh lặng hoàn toàn tách biệt khởi sự nhộn nhịp, xô bồ. Vì Kanthaya không có bất kỳ hoạt động thể thao, nhà hàng hay cửa hàng bên bờ biển nào nên sẽ chỉ có thiên nhiên hoang sơ bao quanh bạn.

Với tất cả sự riêng tư tối đa mà nó mang lại, bạn sẽ hoàn toàn đắm mình vào bãi biển thanh bình và trong lành. Đi bộ trên bãi cát vàng, cảm nhận làn nước mát lạnh và hít hà cơn gió trong lành, bạn dường như sẽ quên đi hết mọi âu lo trong cuộc sống.

Bãi biển Po Po Kyauk

Bãi biển Po Po Kyauk

Đảo Macleod Myanmar có vẻ đẹp tự nhiên nguyên sơ với những bãi biển và một số điểm lặn tuyệt vời. Đây đích thực là một điểm đến kỳ nghỉ hoàn hảo cho những người tìm kiếm bình yên và yêu thiên nhiên.

Ảnh: Internet

Đăng bởi: Phạm Xuân Trường

Từ khoá: Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của hòn đảo Macleod Myanmar

Bến Ninh Kiều Cần Thơ – Ngắm Vẻ Đẹp Lộng Lẫy Của “Tây Đô” Về Đêm

Clip toàn cảnh Bến Ninh Kiều tuyệt đẹp

Thuyết minh về Bến Ninh Kiều Cần Thơ

Lịch sử hình thành bến Ninh Kiều 

Hiện chưa có tài liệu lịch sử nào ghi rõ về sự hình thành của công viên Ninh Kiều. Có giai thoại nói rằng, từ thời Gia Long (nhà Nguyễn), nó vốn là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ.

Thời Nguyễn Ánh vào Nam: Đoàn thuyền của ông đi ngang sông Hậu để và phủ Trấn Giang (Cần Thơ xưa). Giữa đêm vang lên tiếng ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn sáo hòa âm. Ông khen một câu sông nước hữu tình và đặt tên con sông là Cầm Thi Giang.

Năm 1876:quân Pháp chiếm Trấn Giang, bến Cần Thơ được xây gạch để ngăn sóng dọc theo bờ sông. Bấy giờ nó có tên là bến Hàng Dương, là bến tàu cho tàu bè khắp lục tỉnh cặp bến vận chuyển hàng hóa.

Khoảng năm 1957:ông Đỗ Văn Chước tỉnh trưởng tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ) trình lên Ngô Đình Diệm đặt tên công viên và bến là Ninh Kiều. Nơi ghi dấu chiến thắng quân Minh của anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.

Tháng 8, 1958: Bộ trưởng Nội vụ từ Sài Gòn xuống Cần Thơ dự lễ cắt băng khánh thành, đọc Nghị định đặt tên cho Bến Ninh Kiều.

Công viên Ninh Kiều ngày xưa – Cảnh đẹp của mảnh đất Tây Đô (Ảnh: Internet)

Giới thiệu về Bến Ninh Kiều – Giải thích tên gọi Ninh Kiều

Ngày xưa, Bến Ninh Kiều chỉ là một bến sông nhỏ nằm ở đầu chợ Cần Thơ; là nơi giao thương, buôn bán hàng hóa tấp nập. Chính vì vậy, người Pháp đã đặt tên cho nơi này là Quai de Commerce (có nghĩa là bến Thương Mại). Tuy nhiên, đến năm 1956 Tỉnh trưởng Cần Thơ – Đỗ Văn Chước đã cải tạo nơi này lại thành công viên và đặt lại tên lại là công viên Ninh Kiều.

Về đêm, Bến Ninh Kiều trở nên lung linh và huyền ảo bởi những ánh đèn lấp lánh (Ảnh: Internet)

Sở dĩ lấy tên Ninh Kiều là vì địa danh này từng ghi dấu chiến thắng quân Minh của anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Việc chọn tên Ninh Kiều để đặt cho một bến sông dọc con đường Lê Lợi đã có ý nghĩ vô cùng to lớn. Nó thể hiện sự tôn trọng và ghi dấu công ơn của người đời sau đối với những chiến tích lịch sử vẻ vang.

Thời điểm thích hợp du lịch Bến Ninh Kiều ở Cần Thơ

Bến Ninh Kiều ở đâu?

Bến Ninh Kiều hay còn gọi là công viên Ninh Kiều. Nơi đây nằm tọa lạc ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ; dọc theo con đường Hai Bà Trưng.

Bến Ninh Kiều – Nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp của rất nhiều du khách (Ảnh: @druxy.aries)

Địa chỉ: phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Do nằm ngay trục đường lớn ở Cần Thơ nên bạn có thể đến công viên Ninh Kiều bằng taxi; ô tô, grab car, xe buýt. Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn di chuyển đến đây bằng xe máy thì cũng sẽ có nhiều chổ gửi xe thuận tiện dành cho bạn.

Phương tiện di chuyển ở Bến Ninh Kiều

Thông thường, nhiều du khách thường lựa chọn tham quan công viên Ninh Kiều bằng xe đạp hay xe điện. Đây là hai phương tiện di chuyển tốt nhất để bạn ngắm trọn vẻ đẹp của nơi này. Tuy nhiên, nếu bạn đến đây vào buổi tối thì nên lựa chọn phương án là đi bộ để thoải mái check-in và thưởng thức những món ăn đường phố.

Tham quan công viên Ninh Kiều bằng xe điện (Ảnh: Internet)

Bến Ninh Kiều Cần Thơ có gì vui?

Tượng đài Hồ Chí Minh

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những niềm tự hào của người dân Cần Thơ (Ảnh: Internet)

Cầu Tình Yêu Cần Thơ 

Cầu đi bộ hay còn gọi là cầu Tình Yêu được đầu tư rất đẹp ở Cần Thơ. Cầu này có thiết kế hình chữ S của Việt Nam. Hai bên cầu có hai đài sen lớn. Toàn bộ cầu được xây dựng hệ thống đèn led nghệ thuật. Đèn có đủ màu sắc bắt mắt tạo nên một vẻ đẹp sinh động và hiện đại. Đây là địa điểm được nhiều bạn trẻ yêu thích để chụp hình selfie; trò chuyện với bạn bè hay cho đôi lứa hò hẹn. Ngoài ra, nơi đây được chọn là nơi để tổ chức lễ hội hoa đăng ở Cần Thơ hàng năm.

Cầu Tình Yêu Cần Thơ – Nơi lưu giữ những tình yêu vĩnh cửu (Ảnh: Internet)

Chợ đêm Cần Thơ

Cầu Cần Thơ

Trải nghiệm ăn tối trên du thuyền về đêm

Chuyến tham quan Bến Ninh Kiều về đêm của bạn sẽ thực sự chưa trọn vẹn nếu bạn bỏ qua việc lên du thuyền. Du thuyền hoạt động mỗi ngày từ 19h30 đến 21h để tiếp đón du khách gần xa. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản miền Tây; cùng các tiết mục cải lương, đàn ca tài tử đậm chất Nam Bộ.

Du thuyền Bến Ninh Kiều (Ảnh: Internet)

Chùa Ông

Du lịch Bến Ninh Kiều thì nhất định không được bỏ qua địa điểm tham quan nổi tiếng là Chùa Ông Cần Thơ. Đây là ngôi chùa linh thiêng và tiêu biểu của người Hoa ở Cần Thơ. Chùa Ông mang trên mình những đường nét kiến trúc đặc sắc và vô cùng tinh tế. Bước đến chùa, bạn sẽ bị ấn tượng bởi hàng trăm khoanh nhang được treo trên trần nhà; tỏa hương suốt ngày đêm. Mỗi năm, chùa đón tiếp hàng ngàn du khách đếm tham quan và bái lạy; đặc biệt là những dịp lễ Tết.

Chùa Ông – ngôi chùa mang nhiều nét đẹp cổ kính của người Hoa tại Cần Thơ (Ảnh: Internet)

Con đường bích họa

Những lưu ý khi du lịch Bến Ninh Kiều

Bến Ninh Kiều chỉ sôi động và tấp nập về đêm. Ban ngày, đây chỉ là nơi để du khách đi thuyền sang các địa điểm du lịch khác.

Giá cả các món ăn đường phố ở chợ đêm Ninh Kiều khá rẻ; chỉ từ 15.000 – 50.000 vnd/món.

Khu bán quần áo tại Chợ đêm Ninh Kiều (Ảnh: Internet)

Hình ảnh Bến Ninh Kiều Cần Thơ về đêm đẹp

Công viên Ninh Kiều là nơi thường xuyên tổ chức các lễ hội hoa đăng thường niên (Ảnh: Internet)

Con đường Hai Ba Trưng dọc theo Bến Ninh Kiều tấp nập dòng xe qua lại (Ảnh: Internet)

Cầu Tình Yêu thu hút đông đảo khách du lịch đến check-in (Ảnh: Internet)

Một góc đường Hai Bà Trưng tập họp các quán cà phê đẹp (Ảnh: Internet)

Một góc công viên Ninh Kiều nhìn từ trên cao (Ảnh: Internet)

Đăng bởi: Quân Đỗ Hồng

Từ khoá: Bến Ninh Kiều Cần Thơ – Ngắm vẻ đẹp lộng lẫy của “Tây Đô” về đêm

Khám Phá Một Vẻ Đẹp Khác Lạ Của Phố Núi Tại ‘Rìa Đà Lạt’

Khi đã quá chán ngán với những bon chen nơi phố thị, hãy một lần đến thị trấn D’ran để cảm nhận một chút dung dị đời thường. Biết đâu được bạn sẽ khám phá được những nét quyến rũ rất riêng của thị trấn nhỏ bé này.

Toàn cảnh thị trấn

D’ran là một thị trấn khá đặc biệt thuộc huyện Đơn Dương, Lâm Đồng. Nó nằm lưng chừng giữa hai con đèo dài D’ran và Ngoạn Mục. Một góc nhỏ nằm dưới chân đập hồ thủy điện Đa Nhim. Do đó, D’ran được ví là thị trấn lưng đèo.

Không xinh đẹp nổi bật như Đà Lạt, D’ran vẫn giữ lại nét hoang sơ phảng phất hơi thở của núi rừng. Là những ngọn lau trắng bạt ngàn, là những con đường dốc đất đỏ bazan thưa vắng bước chân người,… Hay chỉ đơn giản là cơn gió man mát khẽ thổi nhẹ vào tim những tâm hồn lãng mạn.

Vẻ đẹp thơ mộng không kém bất cứ nơi nào – Ảnh: Quang Nguyễn

Cung đường đèo dẫn tới thị trấn

Một thoáng bình yên nơi rìa Đà Lạt

Cư dân ở đây chủ yếu là người gốc Bình Định. Rời xa quê hương nhưng vẫn không quên mang những nét rất riêng như  bánh tráng, bánh xèo vỏ, bánh căn,… đến đây. Ở họ có sự cần cù, chịu khó và hơn hết là bản tính mộc mạc và lòng mến khách của người miền Trung. Trót yêu mảnh đất D’ran yên bình như lúc nào cũng ngủ say, họ xem đây chính là quê hương thứ 2 của mình.

Vươn hồng chín cây đang độ tới mùa thu hoạch

Những mảnh vườn của những con người chất phát

Con đường rợp cây xanh tới thị trấn D’ran

Thị trấn nơi rìa Đà Lạt này không hứa sẽ mang đến những ấn tượng đặc biệt cho du khách từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng từ từ thưởng thức mới nhận ra nó thu hút một cách đến lạ. Bao quát toàn cảnh thị trấn là khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống với sắc xanh tươi mơn mởn cùng những mảng màu rực rỡ, lung linh. Một bức tranh phong cảnh được điểm tô bởi nhiều cảnh sắc hòa hợp, phụ trợ để tôn lên nét đẹp riêng của nhau.

Giống như Đà Lạt, khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm. Không quá khi nói bầu không khí ở D’ran trong lành hơn rất nhiều. Bởi dân cư ít, vắng bóng người qua lại. Thị trấn chỉ có những ngôi nhà gỗ bé xinh nép mình bên đồi núi, một vài tòa biệt thự cổ kính đã phai màu theo thời gian. Vẻ đẹp mộc mạc ấy chính là thứ khiến người ta yêu mến nơi đây. Giản đơn nhưng một khi đã nhìn ngắm thì khắc sâu trong tâm trí.

Quên những cung đường hoa dã quỳ tại Đà Lạt đi vì thật sự D’ran mới là thiêng đường của loài hoa này

D’ran như nàng tiên còn say giấc, chẳng muốn tỉnh dậy để theo kịp nhịp sống xô bồ ngoài kia. D’ran không chỉ có những đồi dã quỳ bát ngát không tìm thấy điểm dừng. Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây phong phú không kém gì những nơi khác. Đó là những hàng thông bát ngát vươn mình đón nắng, những hàng chè xanh ngút ngàn, những vườn rau tươi mát và cả những vườn hồng trĩu quả.

Bạn sẽ có dịp hòa mình với thiên nhiên, chậm lại với nhịp sống yên bình nơi đây. Những ngọn núi chập chùng, cung đường đèo uốn lượn như những dải lụa, từng đàn trâu lững thững trên cánh đồng ở đâu cũng có thể thấy. Nhưng ở D’ran, nó lại đẹp theo một cách rất riêng. Nơi đây sẽ khiến bạn cảm thấy như được đắm chìm trong bầu không gian thơ mộng như cổ tích – nơi khởi đầu cho những câu chuyện tốt đẹp.

Rừng thông xanh ngút ngàn

Hồ thủy điện Đa Nhim thuộc thị trấn D’ran

Đến đây bạn sẽ có dịp trở về với thiên nhiên, sống cuộc sống chậm với những ngọn núi mờ xa

Đạp xe ở rừng thông Châu Sơn lân cận đèo D’ran để nghe tiếng gió rì rào

Họa sĩ Đinh Cường và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng thể hiện nỗi nhớ thương, gắn bó với thị trấn nhỏ này:

“Nhớ khói lam chiều lan xa trên sườn núi

Những đoạn đường đèo hoang vu trên Đơn Dương

Tiếng lục lạc của chiếc xe thồ cũ kỹ

Móng ngựa mòn rơi trên đường

Và bạn tôi không còn cùng tôi”.

Lạc bước vào thị trấn D’ran, cảm xúc rung động cứ dần dần hiện rõ. Mảnh đất an yên này thật biết cách chiếm giữ lòng người. D’ran của ngày hôm nay vẫn cứ thế bình yên, xanh tươi theo năm tháng và giữ trọn vẻ đẹp an yên như “nàng tiên say giấc”.

Bích Ngọc

(Ảnh: Sưu tầm)

Đăng bởi: Trần Thảo Ngân

Từ khoá: Khám phá một vẻ đẹp khác lạ của phố núi tại ‘rìa Đà Lạt’

Khám Phá Vẻ Đẹp Không Ngờ Của 3 Làng Nghề Truyền Thống Hội An

Các làng nghề truyền thống Hội An cuốn hút du khách không chỉ bởi các sản phẩm truyền thống đặc trưng, mà còn bởi vẻ đẹp yên bình hiếm có.

Khám phá vẻ đẹp không ngờ của 3 làng nghề truyền thống Hội An

Làng rau Trà Quế

Làng rau Trà Quế nằm cách khu phố cố Hội An 2km về hướng Đông Bắc. Đến đây, bạn sẽ chứng kiến toàn cảnh quy trình trồng rau đúng tiêu chuẩn “xanh-sạch-đẹp”.

Ảnh:@yoyoclyx

Ảnh:@yarrownguyen

Ảnh:@alcrwf

Những người trồng rau trong làng sẽ hướng dẫn du khách cách trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch rau để bạn có thể tự “xoắn quần” gieo hạt và tưới rau. Ngoài ra, bạn còn được thưởng thức các món ăn chế biến với các loại rau xanh đặc trưng của Trà Quế như mỳ Quảng, cao lầu… và cưỡi trâu tham quan quanh làng.

Ảnh:@yarrownguyen

Ảnh:@im.pubu

Ảnh:@huyenn_tran

Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, thành phố Hội An, cách khu phố cổ khoảng 2km về hướng Tây. Vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi tiếp thu được một số vốn liếng kỹ thuật thì đã hình thành làng gốm như ngày nay.

Ảnh:@nhunghiadoan

Ảnh:@tuchinh.279

Ảnh:@thu_hien_llg

Ảnh:@mmedama

Ảnh:@evilbunny13

Sản phẩm chủ yếu ở Thanh Hà là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống… mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của địa phương khác.

Ảnh:@kimhyunjungkim

Ảnh:@thanhtien0211

Ảnh:@phiyen1609

Ảnh:@vina.cafe

Ảnh:@lily_huanggg

Ảnh:@heorangto

Làng Mộc Kim Bồng

Nằm tại xã Cẩm Kim, làng mộc Kim Bồng có lịch sử lên tới 600 năm. Dưới thời vua chúa nhà Nguyễn, Kim Bồng là cái tên nổi tiếng với những tác phẩm mộc tinh xảo với từng con thuyền, ngôi nhà. Không chỉ vậy, kiến trúc những ngôi nhà hay chùa tại phố cổ Hội An cũng được thiết kế bởi bàn tay của thợ mộc Kim Bồng.

Ảnh:@thaotranrl

Ảnh:@vietnam.lt

Ảnh:@morganry

Ảnh:@jxxtinyx

Để tới đây, du khách chỉ cần đi thuyền từ phố cổ trong khoảng 10 phút. Ngay từ khi đặt chân lên mảnh đất này, những âm thanh đục đẽo hay khoăn cắt đã khiến du khách rộn rạo về một điểm du lịch hấp dẫn. Các sản phẩm mộc tại làng nghề này được đánh giá nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng không kém phần tinh xảo. Tại đây, du khách có thể tìm mua cho mình những bức hoành phi, tượng gỗ, ghế ngồi hay cả những món đồ chơi nhỏ độc đáo được đánh bóng nhẹ nhất để giữ màu sắc tự nhiên.

Ảnh:@eleeleehk

Ảnh:@patternofknives

Ảnh:@lolagrg

Ảnh:@ngochungarch

Ảnh:@cooking_companions

Hiện nay, làng mộc Kim Bồng không còn đóng thuyền nhiều như xưa, thay vào đó là sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, nét tinh hoa và khéo léo vẫn còn in dấu mạnh mẽ trên từng sản phẩm.

Đăng bởi: Nguyễn Thái Hưng

Từ khoá: Khám phá vẻ đẹp không ngờ của 3 làng nghề truyền thống Hội An

Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Vẻ Đẹp Về Đêm Của Lệ Giang trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!