Xu Hướng 9/2023 # Hội Chứng Cotard: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị # Top 14 Xem Nhiều | Cfcl.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Hội Chứng Cotard: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hội Chứng Cotard: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hội chứng Cotard (còn được gọi là hoang tưởng ảo giác Cotard) là một tình trạng tâm thần kinh hiếm gặp. “Căn bệnh” kì lạ này được bác sĩ Jules Cotard mô tả lần đầu tiên vào năm 1882. Người mắc hội chứng Cotard tin rằng họ mất đi các bộ phận cơ thể mình. Thậm chí họ nghĩ mình sắp chết, đã chết. Họ cảm thấy bản thân mình không tồn hại và những thứ xung quanh là hư không. Những người này thậm chí cảm nhận sự mục nát cơ thể từ bên trong, mùi thối rữa của bản thân mình.1

Một số tin rằng mình chỉ là linh hồn, không có thể xác, không biết đau đớn. Trải nghiệm sắp chết hay đã chết chi phối mọi thứ trong cuộc sống. Việc giao tiếp xã hội, chăm sóc bản thân hay ăn uống không còn cần thiết và quan trọng nữa.

Nhiều trường hợp đã được ghi nhận lại trên khắp thế giới. Một người phụ nữ 43 tuổi tin rằng mình chỉ có da và xương, không có não, thần kinh hay ruột. Cô ấy tin rằng Chúa hay ma quỷ đều không tồn tại và mình bất tử nên không cần thức ăn gì cả.2

Từ khi bắt đầu được mô tả, hội chứng Cotard là một tình trạng hiếm và khá ít nghiên cứu. Tuy nhiên càng về sau, các triệu chứng được ghi nhận và bổ sung nhiều hơn. Qua nhiều nghiên cứu và báo cáo, các triệu chứng được nhận thấy bao gồm:3

Hoang tưởng phủ định: là triệu chứng tiêu biểu nhất của hội chứng Cotard. Người bệnh không chỉ phủ nhận bản thân mà còn phủ định thế giới bên ngoài, cho rằng người thân đã chết.

Hoang tưởng về sự bất tử: có những trường hợp người bệnh cho rằng mình đã chết nhưng nói rằng anh ta sợ chết, nói rằng mình bất tử (nên không cần chăm sóc, ăn uống).

Hoang tưởng tự buộc tội: tự coi mình là kẻ có tội, ma quỷ và nhận sự trừng phạt của thánh thần. Họ nhận thấy sức mạnh bên trong chi phối mình và họ không thể điều khiển bản thân.

Rối loạn cảm giác và ảo giác: thường thấy trong trạng thái hoang tưởng. Người bệnh luôn nói dạ dày mình thối rữa, hay não đã bị liệt, cơ thể không có máu.

Phản ứng lo lắng: kích động, chống đối, bỏ ăn, tự hại bản thân, tự tử…

Theo Berrios và Luque, ảo giác Cotard được phân chia thành 3 kiểu:2

Trầm cảm, tâm thần: trầm uất và ảo tưởng hư vô.

Cotard tuýp 1: hội chứng Cotard đơn thuần với các biểu hiện ảo tưởng mà không hoặc rất ít các biểu hiện rối loạn trầm cảm.

Cotard tuýp 2: hỗn hợp các triệu chứng lo âu, trầm cảm, ảo thanh…

Nhiều ca mắc hội chứng này được báo cáo ở bệnh nhân có các rối loạn cảm xúc, rối loạn tâm thần và các tình trạng bệnh lý khác chẳng hạn như:4 5

Trầm cảm.

Lo âu.

Tâm thần phân liệt.

Rối loạn lưỡng cực ở thanh thiếu niên.

Nghiện chất.

Hiện nay không có phương pháp đặc hiệu để chẩn đoán hội chứng Cotard. Tình trạng này được xem như một diễn tiến của một rối loạn tâm thần kinh khác, không phải một căn bệnh được xếp loại riêng biệt. Vì vậy, để chẩn đoán, bên cạnh các triệu chứng chuyên biệt, các chuyên gia dùng phương pháp loại trừ các bệnh có biểu hiện tương tự.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này. Để tìm ra con đường phù hợp nhất, cần hiểu biết về tình trạng bệnh và mối liên hệ của nó với các vấn đề tâm thần kinh đang có ở bệnh nhân. Việc xác định đúng loại ảo tưởng Cotard mắc phải, là đơn thuần hay có các rối loạn trầm cảm đi kèm giúp ích nhiều cho việc chữa trị.

Trong phần lớn trường hợp, sự phối hợp nhiều phương thức đưa đến hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân. Các cách hiện tại bao gồm: sốc điện, trị liệu tâm lý và dùng thuốc.4

Sốc điện (ECT)

Liệu pháp sốc điện là một lựa chọn điều trị có hiệu quả. Các xung điện nhỏ đi vào não làm thay đổi các phản ứng hóa học bên trong giúp cải thiện một số triệu chứng bệnh.

Trị liệu tâm lý

Môi trường an toàn, thoải mái giúp người mắc hội chứng Cotard tin tưởng chia sẻ về cảm giác của mình. Thông qua trị liệu trò chuyện, liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), họ được hướng dẫn để tìm ra cách suy nghĩ và hành động lành mạnh hơn.

Thuốc

Việc sử dụng thuốc phụ thuộc và tình trạng các rối loạn tâm thần đi kèm. Các loại thuốc có thể được dùng bao gồm thuốc chống loạn thần, thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm.

Hội chứng Cotard là một tình trạng tâm thần hiếm gặp. Càng về sau, các phát hiện và nghiên cứu càng giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách trị liệu. Hiện tại, sốc điện, trị liệu tâm lý và phối hợp với các thuốc tâm thần phù hợp là lựa chọn hiệu quả để điều trị.

Vẹo Cột Sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến ở cột sống và mức độ nguy hiểm cao vì có thể để lại nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh. Bài viết của bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân sẽ làm rõ hơn về căn bệnh này.

Ở người bình thường, cột sống chạy thẳng từ trên xuống ở đường giữa của lưng. Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường (sang phải hoặc trái) so với trục xương sống.

Cột sống có dạng chữ C hoặc chữ S. Dạng chữ S có 2 góc cong. Ngược lại dạng chữ C chỉ có 1 góc cong.

2.1 Vẹo cột sống vô căn

Khoảng 80 % trường hợp không tìm thất nguyên ngân gây vẹo cột sống.

Vẹo cột sống mà không biết nguyên nhân gọi là vẹo cột sống vô căn. Thường được phân loại theo tuổi khởi phát. Theo kinh điển, có 3 loại:

Nhũ nhi: Khởi phát xảy ra trong 3 năm đầu sau sanh.

Thiếu nhi: Khởi phát khi trẻ 3-10 tuổi.

Thiếu niên: Khởi phát sau 10 tuổi đến trưởng thành.

Khoảng 20% có thể nhận diện được nguyên nhân rõ ràng.

2.2 Vẹo cột sống thứ phát hay chức năng

Trong trường hợp này, cấu trúc cột sống bình thường. Do co thắt cơ, hay chênh lệch chiều dài chân.

2.3 Vẹo cột sống bẩm sinh

Cột sống bị biến dạng từ lúc sinh ra. Có thể do bất thường quá trình hình thành hoặc phân đoạn cột sống trong bào thai.

2.4 Bất thường hệ thần kinh

Một số bênh lý thần kinh – có nguy cơ gây nên. Ví dụ: bại não, bại liệt, loạn dưỡng cơ…

Một số nguy cơ làm tăng gặp phải như:

Di truyền.

Giới: Nữ có tỉ lệ cao hơn nam.

Tuổi: Thường xảy ra trong độ tuổi tăng trưởng và trước tuổi dậy thì.

Tư thế: Tư thế ngồi học không đúng

Mang cặp sách nặng.

Bàn ghế có kích thước không phù hợp.

Các triệu chứng rất đa dạng, phụ thuộc vào độ lớn của góc vẹo cột sống.

Quan sát tổng thể lưng từ phía sau: Khiến cột sống có những đoạn cong bất thường, gây biến dạng vùng lưng.

Quan sát xương bả vai: Hai xương bả vai có sự chênh lệch. Nghiêng về bên nào thì bả vai bên đó sẽ thấp hơn.

Quan sát phần hông: Có sự chênh lệch bên thấp bên cao.

Đau lưng.

Khó thở.

Biến dạng lông ngực.

Nếu có các dấu hiệu nào đó bạn cần được các chuyên gia khám và đánh giá kĩ lưỡng. Từ đó có thể lên kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho bạn.

5.1 Khám cột sống

Bác sĩ sẽ quan sát cột sống của bạn. Mục đích xác định có bị hay không, mức độ, ảnh hưởng của nó.

5.2 Chụp X quang cột sống

Đây là phương pháp không mất nhiều chi phí và khá đơn giản. Trên phim X quang, bác sĩ sẽ đo góc Cobb cột sống.

Phụ thuộc vào nguyên nhân, thời điểm phát hiện mà có những kế hoạch điều trị cũng khác nhau. Những biện pháp điều trị hiện nay là:

6.1 Theo dõi

Nếu góc vẹo ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần theo dõi và tái khám thường xuyên. Hình dáng cơ thể sẽ thay đổi vào tuổi dậy thì nên có thể không tiến triển thêm hoặc nặng hơn.

6.2 Mang áo nẹp chỉnh hình

Chỉ định mang áo nẹp khi tình trạng này còn tiếp tục tiến triển và góc Cobb từ 25 – 40o. Áo nẹp sẽ không làm thẳng cột sống nhưng nó sẽ ngăn chặn sự tiến triển.

Áo nẹp cần được mang 16 – 23 giờ/ngày cho đến khi nó ngừng tiến triển. Tái khám mỗi 3 tháng và 6 tháng chụp X quang kiểm tra một lần.

6.3 Phẫu thuật chỉnh hình

Chỉ định phẫu thuật khi góc vẹo lớn hơn 40o. Tuy nhiên, người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ về chẩn đoán vẹo cột sống của bản thân, độ cong vẹo của cột sống có thật sự đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày hoặc khiến bệnh nhân khó chịu.

Hợp nhất cột sống là phương pháp phẫu thuật cong vẹo cột sống tiêu chuẩn. Trong quy trình này, bác sĩ sẽ tiến hành hợp nhất các đốt sống với nhau bằng cách sử dụng ghép xương, dùng thanh nẹp đốt sống và vít. Cấy ghép xương bao gồm xương hoặc một loại vật liệu nhân tạo có tính chất tương tự như xương người.

Các thanh nẹp giữ cho cột sống ở vị trí thẳng và dùng vít để giữ cố định các thanh này. Cuối cùng, xương ghép và đốt sống hợp nhất thành một xương duy nhất. Các thanh nẹp có thể được điều chỉnh ở trẻ em khi chúng lớn lên.

Một số rủi ro của phẫu thuật hợp nhất cột sống bao gồm:

Mất nhiều máu.

Vết ghép không lành.

Nhiễm trùng.

Tổn thương dây thần kinh.

Viêm Da Mủ Hoại Thư: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm da mủ hoại thư hay tiếng anh còn gọi là Pyoderma gangrenosum. Vốn là một bệnh lý hiếm gặp ở da, bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng như viêm và loét trên da. 

Biểu hiện phổ biến nhất của VD mủ hoại thư là một sẩn hoặc mụn mủ viêm, tiến triển nhanh thành một vết loét cực kì đau đớn, sau đó để lại sẹo. 

Hơn một nửa số bệnh nhân mắc bệnh viêm da mủ hoại thư cũng có kèm theo một bệnh lý hệ thống tiềm ẩn. Như bệnh Viêm đại tràng, bệnh Crohn, viêm đa khớp …

Thuốc đôi khi cũng có thể được coi là nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt là các thuốc như cocaine, isotretinoin, propylthiouracil và sunitinib (một thuốc giúp ức chế protein kinase).

Mặt khác, VD mủ hoại thư cũng là một bệnh có thể có xu hướng di truyền. 

Viêm da mủ hoại thư là một bệnh lý khá hiếm gặp. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nam và nữ ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở những người trên 50 tuổi. 

Bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng và bệnh Crohn)

Viêm khớp dạng thấp

Rối loạn máu dòng tủy bao gồm cả bệnh bạch cầu

Bệnh gammopathy đơn dòng (thường là IgA)

Viêm gan mạn

Bệnh u hạt kèm theo viêm nhiều mạch

Hội chứng PAPA

Sử dụng cocaine pha trộn với levamisole

Viêm da mủ và mối quan hệ với bệnh viêm ruột (IBD)

Bệnh VD mủ hoại thư là một biểu hiện ngoài da phổ biến của bệnh viêm ruột ( chiếm từ 1–3%).

Bệnh thường là một biến chứng của viêm loét đại tràng. 

Hơn một nửa số bệnh nhân tại thời điểm xuất hiện các đợt viêm da mủ sẽ có kèm theo bệnh đường ruột tiềm ẩn.  

Bệnh VD mủ hoại thư thường nằm ở chi dưới và có thể ở tầng sinh môn.

Một số đặc điểm có thể giúp các bạn nhận biết bệnh viêm da mủ hoại thư như: 

Bệnh thường khởi phát khá đột ngột. Thường là ở vị trí da bị thương nhẹ (hiện tượng pathergy). 

Các sang thương nguyên phát thường là một mụn mủ nhỏ, vết sưng đỏ hoặc vết phồng như vết côn trùng cắn. 

Sau đó, da bị vỡ dẫn đến loét. Vết loét có thể sâu và tiến triển rộng ra nhanh chóng.

Các vết loét trong bệnh VD mủ hoại thư còn đặc trưng là rìa vết loét có màu tím và không bị tổn thương. 

Đặc biệt là các vết loét thường rất đau.

Nếu không được điều trị, các vết loét có thể tiếp tục to ra, giữ nguyên hoặc có thể từ từ lành lại. trong lúc này việc điều trị sẽ giúp ngăn chặn quá trình lan rộng ra của vết loét, nhưng có thể mất vài tháng để các vết loét có thể được chữa lành hoàn toàn. 

Ngoài ra các tổn thương trong bệnh viêm da mủ hoại thư có thể được phân ra thành 4 nhóm, tùy theo từng loại mà các thương tổn có thể khác nhau. Bao gồm: 

Pyoderma Gangrenosum thể loét.

Pyoderma Gangrenosum thể bọng nước.

Pyoderma Gangrenosum thể mụn mủ.

Pyoderma Gangrenosum thể sùi.

Chẩn đoán

Nhìn chung việc chẩn đoán bệnh VD mủ hoại thư chủ yếu dựa vào việc loại trừ những bệnh lý có tổn thương loét khác. 

Ngoài ra, việc chẩn đoán bệnh cũng có thể dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Maverakis. Bao gồm 1 tiêu chuẩn chẩn đoán chính và 8 tiêu chuẩn chẩn đoán phụ: 

Tiêu chuẩn chẩn đoán chính: kết quả mô bệnh học của rìa vết loét cho thấy sự thâm nhiễm bạch cầu trung tính.

Tiêu chuẩn chẩn đoán phụ: 

Loại trừ tình trạng nhiễm trùng.

Hiện tượng Pathergy.

Tiền sử bệnh viêm ruột hoặc viêm khớp.

Tiền sử sẩn, mụn nước hoặc mụn mủ loét trong vòng bốn ngày.

Ban đỏ ngoại vi, đường viền bị phá hủy, đau ở vị trí loét.

Nhiều vết loét, ít nhất một vết loét ở cẳng chân trước.

Những vết sẹo hình chữ nhật hoặc nhăn nheo trên giấy ở vị trí vết loét đã lành.

Giảm kích thước của vết loét trong vòng một tháng kể từ khi bắt đầu dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Điều trị bệnh  

Việc điều trị bệnh chủ yếu sẽ dựa các biện pháp không phẫu thuật. Do các biện pháp điều trị bằng phẫu thuật có nguy cơ làm rộng vết thương hơn. 

Những nguyên tắc cơ bản của việc điều trị là: 

Chăm sóc vết thương

Corticosteroid

Chất ức chế TNF-alpha

Đôi khi sử dụng các thuốc chống viêm hoặc thuốc ức chế miễn dịch khác

Tránh phẫu thuật cắt bỏ tổn thương

Đặc biệt, đối với các bệnh nhân đã bị mắc bệnh VD mủ hoại thư phải hết sức chú ý cẩn thận để tránh các vết chấn thương trên da. Do từ đó có thể tạo ra vết loét mới.

Sản Giật: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Phòng Ngừa

Sản giật là gì?

Cơn sản giật thường đi sau tiền sản giật, đặc trưng bởi huyết áp tăng cao xảy ra trong thai kỳ và sau khi sinh. Tuy nhiên trường hợp sau sinh lại hiếm gặp hơn. Khi tình trạng bệnh của thai phụ tiến triển nặng, gây tác động lên não dẫn đến các cơn co giật, lúc này thai phụ đã mắc chứng sản giật.

Nguyên nhân gây sản giật

1. Huyết áp tăng cao

Biến chứng xảy ra khi huyết áp thai phụ tăng cao, lực truyền máu lên thành động mạch không đủ lớn, ảnh hưởng đến động mạch và các mạch máu khác. Hiện tượng này có thể gây sưng tấy các mạch máu trong não và thai nhi đang lớn trong bụng. Lưu lượng máu bất thường sẽ cản trở khả năng hoạt động của não bộ, có thể gây ra các cơn co giật – triệu chứng đặc trưng của hội chứng sản giật.

2. Protein niệu

Bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Thông thường, thận sẽ lọc các chất thải từ máu và tạo ra nước tiểu. Tuy nhiên, thận sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng có trong máu như protein niệu (protein trong nước tiểu) để phân phối lại cho cơ thể. Khi cầu thận – bộ lọc của thận bị hư hỏng, protein có thể bị rò rỉ và bài tiết vào nước tiểu. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu nước tiểu của thai phụ để xét nghiệm tìm protein.

Triệu chứng sản giật sau sinh thường gặp

Huyết áp tăng cao;

Sưng (phù), đặc biệt là ở mặt, tay và chân;

Tăng cân không kiểm soát;

Buồn nôn, nôn, ói mửa;

Khó khăn trong tiểu tiện;

Các vấn đề ở thị lực như nhìn mờ, mất thị lực.

Đối tượng thai phụ nào có nguy cơ cao bị sản giật?

Bên cạnh đó, một số đối tượng khác có nguy cơ cao mắc bệnh gồm:

Thai phụ mang thai trên 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi;

Thai phụ mang thai đôi hoặc sinh ba;

Thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ hoặc các bệnh lý khác ảnh hưởng đến mạch máu;

Thai phụ mắc bệnh lý thận.

Biến chứng nguy hiểm

Lịch sử y học thế giới ghi nhận, một số trường hợp hiếm hoi bệnh có thể làm thai phụ đột quỵ, thậm chí là tử vong; thai nhi kém phát triển, sinh non và chết lưu.

Phương pháp chẩn đoán

1. Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số loại xét nghiệm máu cần thiết để đánh giá tình trạng của thai phụ. Các xét nghiệm bao gồm công thức máu hoàn chỉnh, đo lượng tế bào hồng cầu có trong máu, số lượng tiểu cầu xác định máu đông.

Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng giúp kiểm tra chức năng và tình trạng hoạt động của gan và thận thai phụ.

2. Xét nghiệm creatinine

3. Xét nghiệm nước tiểu

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm nước tiểu nhằm kiểm tra protein niệu, cũng như tốc độ bài tiết của cơ quan này.

Phương pháp điều trị sản giật

1. Trường hợp bệnh ở thể nhẹ

2. Trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng

Khi thai phụ gặp các biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ chấm dứt thai kỳ. Thai nhi có thể được sinh sớm, và kế hoạch chăm sóc trẻ sinh non được chỉ định phụ thuộc vào thời gian mang thai và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

3. Thuốc điều trị sản giật

Chăm sóc thai phụ

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh?

Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, khuyến cáo thai phụ khi được chẩn đoán tiền sản giật cần lưu ý những vấn đề sau:

Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi phát triển tốt.

Theo dõi, ghi lại sự thay đổi về huyết áp, cân nặng, nước tiểu,… hàng ngày để sớm phát hiện bất thường.

Các câu hỏi thường gặp

1. Từng bị tiền sản giật hay sản giật thì có nguy cơ mắc lại không? Phòng tránh như thế nào?

Tiền sản giật có thể xảy ra ở những mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh như lupus ban đỏ hệ thống (SLE), bệnh về thận, béo phì, tiểu đường, phụ nữ lớn tuổi,…trong tuần 20 của thai kỳ. Trường hợp thai phụ có tiền sử mắc bệnh từ trước thì nguy cơ tái phát cũng khá cao. Tuy nhiên, thai phụ có thể nhận biết trước các dấu hiệu huyết áp hoặc mức độ protein cao trong nước tiểu ở giai đoạn sớm nếu đi thăm khám định kỳ đều đặn. Ngoài ra, các “dấu ấn sinh học” để có thể dự trù nguy cơ mắc bệnh cho thai phụ.

Với mong muốn mang đến dịch vụ khám thai và sinh nở an toàn, chuẩn 5 sao, phòng tránh các tai biến sản khoa nguy hiểm như sản giật, truyền máu song thai, thuyên tắc ối,… BVĐK Tâm Anh triển khai dịch vụ thai sản trọn gói. Với dịch vụ này, thai phụ hoàn toàn an tâm khi được chăm sóc đặc biệt bởi các chuyên gia Sản khoa, Nhi khoa hàng đầu, cũng như được hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất ngay từ giai đoạn mang thai đến khi em bé chào đời.

Để được tư vấn về thai sản và đặt lịch khám chăm sóc sức khỏe cho mẹ và thai nhi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:

Hà Nội:

108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, chúng tôi Biên, TP.Hà Nội

TP.HCM:

2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Tiền sản giật và sản giật luôn là nỗi lo với bất kỳ với bất kỳ phụ nữ nào trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý và thăm khám thai định kỳ đều đặn sẽ giúp các mẹ bầu kiểm soát và tránh được nguy cơ mắc bệnh.

Giời Leo Có Lây Không? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Giới Leo

Giời leo là gì?

Bệnh zona là một bệnh viêm dây thần kinh gây ra bởi vi rút varicella zoster (VZV) – loại vi rút gây bệnh thủy đậu. Bất kỳ ai đã từng mắc bệnh thủy đậu đều có thể bị giời leo. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bạn (thường là vùng liên sườn, bên dưới tai,…).

Giời leo tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những triệu chứng đau đớn, nếu không nhanh chóng điều trị có thể dẫn đến các biến chứng. Biến chứng phổ biến nhất là đau dây thần kinh sau điều trị vì đã phải chịu những cơn đau trong một thời gian dài.

Giời leo là bệnh do chính vi rút bệnh thủy đậu gây nên

Giời leo có lây không?

Một người bị bệnh zona có thể lây cho bất kỳ ai không có miễn dịch với bệnh thủy đậu.

Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc tiêm chủng ngừa bệnh thủy đậu và sức đề kháng kém, bao gồm những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Việc lây lan thường xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với các nốt mụn nước của người bệnh zona. Tuy nhiên, khi bị nhiễm vi rút, người đó sẽ mắc bệnh thủy đậu chứ không phải bệnh zona.

Bệnh nhân bị zona nên tránh dùng tay chạm vào vùng da đang bị tổn thương rồi tiếp xúc với vùng da khác vì sẽ làm cho bệnh lan ra rộng hơn.

Người có hệ miễn dịch yếu và chưa từng bị thủy đậu sẽ có khả năng bị lây nhiễm cao hơn

Đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh giời leo

Bất kỳ ai đã từng mắc bệnh thủy đậu đều có khả năng bị bệnh zona. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), trung bình mỗi năm có khoảng 1 triệu người mắc bệnh tại quốc gia này. [1]

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh zona bao gồm:

Tuổi tác: Nguy cơ phát triển bệnh zona tăng lên theo độ tuổi. Bệnh zona thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi và những người trên 60 tuổi có nhiều khả năng gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Do bệnh lý: Các bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, chẳng hạn như HIV/AIDS và ung thư, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona.

Các phương pháp điều trị ung thư: Xạ trị hoặc hóa trị có thể làm giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho vi rút hoạt động.

Do dùng thuốc làm suy giảm miễn dịch: Thuốc ngăn chặn đào thải các cơ quan được cấy ghép có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona. Sử dụng steroid lâu dài, chẳng hạn như prednisone cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh zona.

Phụ nữ có thai và cho con bú là đối tượng cần tránh tiếp xúc với người mắc giời leo

Nguyên nhân gây bệnh giời leo

Bệnh zona là một bệnh nhiễm trùng do vi rút varicella zoster gây ra. Sau khi bạn bị thủy đậu, vi rút sẽ ở trong cơ thể bạn suốt phần đời còn lại với trạng thái không hoạt động.

Nhiều năm sau, khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi do tuổi tác hoặc bệnh lý, vi rút có thể tái hoạt động trở lại. Chúng chạy dọc khắp các dây thần kinh gây viêm và khiến các vùng da xung quanh bị phồng rộp, phát ban đau đớn.

Vi rút hoạt động trở lại và di chuyển theo dây thần kinh gây viêm

Triệu chứng giời leo

Triệu chứng đầu tiên của bệnh zona thường là đau, cơn đau có thể dữ dội hơn đối với một số người.

Tùy thuộc vào vị trí của cơn đau, đôi khi bệnh có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề về tim, phổi hoặc thận. Một số người vẫn có thể bị đau mặc dù không phát ban trên da.

Thông thường nhất, phát ban bệnh zona phát triển dưới dạng một dải mụn nước kéo dài. Ngoài ra, bệnh giời leo còn có thể có một số triệu chứng khác bao gồm:

Đau, rát hoặc ngứa ran.

Da nhạy cảm.

Phát ban đỏ có thể bắt đầu sau cơn đau vài ngày.

Các mụn nước chứa đầy dịch vỡ ra và đóng vảy.

Sốt.

Đau đầu.

Nhạy cảm với ánh sáng.

Mệt mỏi.

Đau, rát và phồng rộp da là những triệu chứng phổ biến

Cách chẩn đoán & điều trị giời leo Chẩn đoán

Các bác sĩ thường sẽ chẩn đoán bệnh zona dựa trên tình trạng các vết phát ban và mụn nước của bạn. Đồng thời, họ cũng sẽ tìm hiểu và đặt câu hỏi về tiền sử bệnh cũng như những loại thuốc bạn đang dùng.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cần xét nghiệm mẫu da hoặc dịch từ vết phồng rộp để kiểm tra sự hiện diện của vi rút.

Điều trị

Hiện nay bệnh giời leo chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị triệu chứng. Việc này cần thực hiện càng sớm càng tốt để có thể ngăn ngừa các biến chứng và tăng tốc độ hồi phục.

Bệnh giời leo nên được điều trị trong vòng 72 giờ sau khi phát hiện các triệu chứng. Một số phương pháp được sử dụng điều trị triệu chứng như sau:

Sử dụng thuốc theo tình trạng bệnh và theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc kháng vi rút, kháng sinh nhằm tăng tốc độ phục hồi.

Thuốc kháng viêm, giảm đau để giảm sưng, đau.

Thuốc kháng histamin để điều trị ngứa.

Một số phương pháp giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh giời leo có thể làm tại nhà:

Tắm nước mát hoặc tắm vòi sen để làm sạch và làm dịu da của bạn.

Chườm lạnh lên vùng phát ban để giảm đau và ngứa.

Bôi kem dưỡng da calamine để giảm ngứa.

Ăn các thực phẩm có vitamin A, B12, C và vitamin E.

Bổ sung L-lysine để tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

Bạn nên bổ sung vitamin và đủ các chất dinh dưỡng để cải thiện hệ miễn dịch

Cách phòng ngừa giời leo

Để phòng ngừa mắc bệnh giời leo, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu càng sớm càng tốt vì bị thủy đậu dẫn đến bệnh giời leo.

Tránh tiếp xúc gần với người đang bị giời leo.

Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không dùng tay trần chạm vào vùng da phát ban.

Advertisement

Không dùng tay trần để chạm trực tiếp vào vùng da phát ban

Các lưu ý khi bị giời leo

Một số điều cần lưu ý để tránh lây lan vi rút cho người khác:

Che vết ban.

Tránh chạm hoặc gãi vào vùng phát ban.

Rửa tay thường xuyên.

Tránh tiếp xúc với những người sau đây cho đến khi phát ban của bạn đóng vảy:

Phụ nữ có thai chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc tiêm vắc xin thủy đậu.

Trẻ sơ sinh.

Những người có hệ thống miễn dịch yếu như những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc đang hóa trị, những người cấy ghép nội tạng và những người bị nhiễm HIV.

Hãy rửa tay thường xuyên để ngừa sự lây lan của bệnh

Viêm da cơ địa và cách điều trị hiệu quả

Cách trị ghẻ ngứa bằng nguyên liệu tự nhiên không tác dụng phụ

Nguồn: Mayoclinic, CDC, Sciencedirect

Nguồn tham khảo

Shingles (Herpes Zoster)

Triệu Chứng Và Các Phương Pháp Điều Trị Tắc Ruột Non

Ruột non là bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa để tiêu hóa. Nếu tắc ruột non xảy ra, thức ăn cùng dịch tiêu hóa bị ứ đọng lâu trong ruột non rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm có thể đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Vì thế, nhận biết sớm dấu hiệu và tìm hiểu về các phương pháp điều trị tắc ruột non là rất quan trọng để mỗi chúng ta chủ động hơn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân.

1. Tắc ruột non – triệu chứng điển hình của bệnh

Tắc ruột không phải là bệnh lý tiêu hóa thường gặp song được các chuyên gia đánh giá ở mức độ nguy hiểm cao chỉ sau viêm ruột thừa cấp tính.

Tắc ruột non là bệnh lý tiêu hóa cấp tính nguy hiểm

Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, trong đó tắc ruột non thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi do đường ruột nhỏ, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện cùng chế độ ăn uống không phù hợp hoặc có thể gặp ở người già yếu do nhu động ruột hoạt động kém. Ngoài ra, tắc ruột non còn có thể do các tổn thương, bệnh lý hay bất thường cấu trúc trong ruột non như: u trong ruột non, viêm thành ruột,…

Khi bị tắc ruột non, các chất chứa trong lòng ruột không thể lưu thông được mà bị tích tụ trong lòng ruột. Nếu không thể lưu thông trong thời gian dài, tắc ruột non sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa và sức khỏe của người bệnh.

Tắc ruột non gây nôn mửa nghiêm trọng

1.1. Buồn nôn, nôn mửa

Đây là triệu chứng tắc ruột non khá thường gặp ở giai đoạn muộn, bệnh nhân thường bị nôn nhiều, khó kiểm soát và còn nôn ra chất phân nếu vị trí tắc nằm ở đoạn cuối ruột non. Nguyên nhân là chất trong lòng ruột không thể lưu thông qua ruột non để tiếp tục quá trình tiêu hóa sẽ kích thích đường ruột, người bệnh nôn ra để loại bỏ dịch tích tụ này.

Tuy nhiên, nôn mửa trong tắc ruột non thường liên tục kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất nước, rối loạn điện giải, sốc nguy hiểm.

1.2. Đau và chướng bụng

Tắc ruột non gây ra những cơn đau quặn ở bụng liên tục cùng với tình trạng co thắt ruột ở vùng quanh rốn hoặc thượng vị. Nguyên nhân là do tắc ruột non khiến ruột phản xạ co bóp nhiều hơn nhằm đẩy thức ăn di chuyển. Vì thế mà người bệnh cũng thấy đau, chướng bụng nhiều hơn.

1.3. Bí trung, đại tiện

Khi thức ăn không thể tiếp tục di chuyển trong đường ruột mà bị tắc lại trong ruột non, người bệnh thường bị bí trung tiện, đi cầu ra ít phân.

1.4. Triệu chứng toàn thân

Cần cẩn thận nếu các triệu chứng toàn thân do nhiễm trùng, sốc,… xảy ra thường là tắc ruột non đã biến chứng. 

2. Phương pháp chẩn đoán tắc ruột non như thế nào?

Các phương pháp để chẩn đoán tắc ruột non bao gồm:

2.1. Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng cùng với theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân, thăm khám vùng bụng để chẩn đoán bệnh.

Chẩn đoán hình ảnh có giá trị cao trong chẩn đoán tắc ruột non

2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng trong chẩn đoán tắc ruột non, giúp xác định được vị trí và tình trạng tắc nghẽn. 

Chụp X-quang: Ảnh chụp X-quang có thể tiết lộ mức nước hơi và ứ đọng dịch trong ruột non, từ đó chẩn đoán được vị trí tắc ruột non. 

CT Scan: So với chụp X-quang, chụp CT Scan cho hình ảnh chi tiết hơn giúp xác định chính xác đoạn ruột bị tắc cùng tình trạng tắc.

Siêu âm: Siêu âm thường áp dụng cho trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có dấu hiệu nghi ngờ tắc ruột non.

Nội soi: Nội soi để kiểm tra khối u, polyp hoặc các bất thường cấu trúc trong ruột non dẫn đến tắc ruột.

Từ các kết quả chẩn đoán trên, bác sĩ có thể thu thập đầy đủ thông tin về bệnh tắc ruột non, từ đó chỉ định điều trị phù hợp.

3. Các phương pháp điều trị tắc ruột non hiện nay

Lựa chọn phương pháp điều trị tắc ruột non nói riêng và tắc ruột nói chung sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như nguyên nhân, tổn thương thực thể,… Các phương pháp điều trị tắc ruột non chính hiện nay là điều trị nội khoa và ngoại khoa, đôi khi bác sĩ sẽ kết hợp cả hai phương pháp điều trị để đạt hiệu quả cao.

 Chọn phương pháp điều trị tắc ruột non phụ thuộc vào tình trạng bệnh

Nguyên tắc trong điều trị tắc ruột non là xử lý thông tắc và nguyên nhân để phòng ngừa tắc ruột non tái phát, đồng thời điều trị ngăn biến chứng nhiễm trùng, thủng ruột,… 

Tắc ruột non là bệnh lý tiêu hóa cấp tính nguy hiểm, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức để làm thông tắc ruột, giảm rủi ro cho sức khỏe của người bệnh. Điều trị càng sớm thì khả năng hồi phục càng tốt, biến chứng càng được kiểm soát.

Cụ thể 2 phương pháp điều trị tắc ruột non như sau:

3.1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa sử dụng thuốc hoặc dịch tiêm hỗ trợ nhằm giảm triệu chứng bệnh, khắc phục nguyên nhân để thông tắc ruột. Hầu hết trường hợp tắc ruột non do viêm ruột non, dính ruột non có thể điều trị hiệu quả bằng nội khoa.

Các phương pháp điều trị nội khoa bao gồm: Dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, dung dịch ion bù nước và điện giải,… Nếu bệnh nhân có sốc, cần điều trị hồi sức tích cực và nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch, sonde dạ dày để ruột non hồi phục.

3.2. Điều trị ngoại khoa

Các trường hợp tắc ruột non nguy hiểm, biến chứng đe dọa đến sức khỏe, tính mạng bệnh nhân như tắc thủng ruột non, hoại tử ruột,… thì cần can thiệp ngoại khoa nhanh chóng. Ngoài ra, bệnh nhân không đáp ứng điều trị tốt với nội khoa cũng được xem xét điều trị ngoại khoa khắc phục.

Cần can thiệp ngoại khoa nếu tắc ruột non gây biến chứng nguy hiểm

Như vậy, các phương pháp điều trị tắc ruột non sẽ được chỉ định tùy theo nguyên nhân, tình trạng bệnh để kịp thời khắc phục tổn thương, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ nên sớm đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Các thắc mắc khác về bệnh, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hội Chứng Cotard: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!