Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Tiểu Đường Thai Kỳ Các Mẹ Bầu Nên Chú Ý được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) 2023, bệnh tiểu đường được chia thành 4 type:
Đái tháo đường type 1: có sự thiếu hụt insulin tuyệt đối.
Đái tháo đường type 2: có sự thiếu hụt insulin một cách tương đối. Hầu hết các bệnh nhân tiểu đường thường gặp là type 2 và ở người lớn tuổi.
Tiểu đường thai kỳ: thường được chẩn đoán ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối.
Tiểu đường nói chung và tiểu đường thai kỳ nói riêng thường có các dấu hiệu chung như:
Tiểu nhiều.
Khát nhiều.
Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Nhìn mờ.
Ngoài ra phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai có thể có biểu hiện như đau đầu, khó chịu, mệt mỏi. Tất cả các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trên đều không đặc hiệu. Vì chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ phụ nữ mang thai nào.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu và giữaKhông phải tất cả biểu hiện tiểu đường thai kỳ đều rõ nét và dễ nhận biết. Do đó, điều quan trọng là mẹ bầu phải kiểm tra mức đường huyết thường xuyên khi mang thai. Xét nghiệm có thể được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc ba.
Đa số phụ nữ được phát hiện tình cờ trong lần kiểm tra định kỳ. Bạn có nhiều khả năng có dấu hiệu tiểu đường trong ba tháng đầu nếu đã từng mắc bệnh này trong lần mang thai trước đó. Hoặc bị cao huyết áp, nhiễm trùng tiết niệu hoặc có tiền sử sinh con có cân nặng lớn.
Dấu hiệu nhận biết có thể không đặc hiệu là đi tiểu nhiều, khát nước nhiều trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối Cơn khát tăng dầnUống nhiều hơn bình thường và luôn cảm thấy khát có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối.
Mệt mỏiPhụ nữ mang thai thường mệt mỏi, ốm nghén. Nếu có tiểu đường thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi hơn rất nhiều. Nhưng triệu chứng này cũng không đặc hiệu.
Khô miệngMiệng bạn có thể bị khô mặc dù uống nhiều nước.
Bên cạnh những triệu chứng kể trên, một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối mẹ bầu cần lưu ý như sau:
Xuất hiện chứng mờ mắt. Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài.
Nước tiểu thấy có kiến bu.
Ăn uống không kiểm soát.
Nói chung, tất cả các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ nói trên đều không đặc hiệu. Cách chính xác để biết bạn có bị tiểu đường hay không là làm xét nghiệm kiểm tra đường huyết. Nếu bạn lo lắng hoặc có bất cứ dấu hiệu nào bạn không chắc chắn, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra.
Một thai kỳ điển hình thường kéo dài 40 tuần. Thời gian này được chia thành ba giai đoạn. Mỗi giai đoạn có 3 tháng nên được gọi là ‘tam cá nguyệt’.
Tam cá nguyệt đầu tiên là từ tuần 1 – 12.
Tam cá nguyệt thứ hai: từ tuần 13 – 27.
Tam cá nguyệt thứ ba: từ tuần 28 – 40 (hoặc đến 41).
Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện ở tam cá nguyệt thứ ba. Vì đa số họ không có bất kỳ triệu chứng gì trước đó. Chỉ đến khi được chỉ định kiểm tra đường huyết để theo dõi thì mới phát hiện.
Trong giai đoạn này, tình trạng tiểu đường có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Nguy cơ tiền sản giật của mẹ tăng cao hơn.
Thai nhi có thể có cân nặng lớn, có thể lên tới 4.5kg.
Nguy cơ diễn tiến thành tiểu đường type 2 sau khi sinh.
Lượng đường huyết của mẹ cao có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non. Nguy cơ sảy thai, thai chết lưu cũng tăng lên rất nhiều.
Mẹ bị tiểu đường khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi gây ra số dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến một số cơ quan chính như tim, não.
Trẻ có thể bị vàng da sơ sinh.
Hiện nay, tất cả phụ nữ mang thai đều được kiểm tra đường huyết trong thai kỳ. Khi phát hiện có bệnh tiểu đường khi mang thai. Điều đầu tiên là mẹ bầu không nên quá lo lắng. Vì tình trạng này có thể hết sau sinh. Hoặc thậm chí có thể điều chỉnh mức đường huyết về bình thường nếu được kiểm soát tốt.
Khi phát hiện tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần đi tái khám thường xuyên hơn để kiểm tra mức đường huyết. Bên cạnh đó cũng cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp trong quá trình điều trị. Chẳng hạn như:
Ăn uống lành mạnh, hạn chế đường tinh luyện và carbohydrate.
Tập thể dục lành mạnh phù hợp với thai kỳ.
Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Những Thay Đổi Ở Người Mẹ Liên Quan Đến Dinh Dưỡng Trong Thai Kỳ Cần Chú Ý
Nội dung chính
NghénCác mẹ thường bị nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ, chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố và tăng cường hoạt động miễn dịch ở thai phụ. Hiện tại chưa có biện pháp nào để điều trị tình trạng thai nghén, các phương pháp điều trị chỉ có thể làm giảm triệu chứng và khắc phục bớt hậu quả của nghén như mất nước, suy kiệt, rối loạn điện giải,…
Nghén làm người mẹ rất mệt mỏi (Nguồn: Internet)
Các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa lớn. Thường thì các loại thực phẩm lạnh, ngọt và có mùi vị nhẹ nhàng các mẹ sẽ thích hơn. Ngoài ra, tình trạng nghén cũng thường giảm dần về đêm. Chính vì vậy, các mẹ nên ăn nhiều hơn vào buổi sáng thật sớm hay ăn khuya.
Phù, tê chânPhù, tê chân thường là hậu quả của sự chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch và sự gia tăng tích lũy muối do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Các mẹ có thể uống 1-2 ly nước mát có tính lợi tiểu nhẹ như: Nước rễ tranh, mía lau, râu bắp, atiso,… mỗi ngày.
Vọp bẻ (chuột rút)Vọp bẻ là dấu hiệu sớm của tình trạng thiếu vitamin D và canxi. Lúc này, các mẹ nên tăng cường uống sữa và ăn các thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần mỗi ngày. Bên cạnh đó, phơi nắng vào buổi sáng sớm cũng là điều không nên bỏ qua để tổng hợp vitamin D. Nếu các mẹ thiếu vitamin D và canxi nhiều thì cần phải bổ sung thêm dưới dạng thuốc.
Các mẹ không nên chủ quan khi bị vọp bẻ (Nguồn: Internet)
Việc bổ sung thêm vitamin D và canxi dưới dạng thuốc chỉ chiếm khoảng 50% so với nhu cầu của mẹ. Phần còn lại thì các mẹ vẫn phải cung cấp qua sữa và các thực phẩm giàu canxi. Các mẹ có thể mua viên uống bổ sung canxi ở đây
Táo bónCác mẹ thường bị táo bón nhiều nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ. Lý do là vì khi đó tử cung của mẹ đã lớn, chèn ép lên đại tràng, trực tràng. Ngoài ra, táo bón cũng có thể là do chế độ ăn thiếu chất xơ. Các mẹ tuyệt đối không được dùng bất kỳ loại thuốc xổ nào trong thai kỳ. Tốt nhất là các mẹ nên ăn thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ, nên thay đổi tư thế khi nằm để giảm chèn ép ruột và tăng cường vận động đi lại để kích thích nhu động ruột.
Ợ nóng, ợ chua, trào ngược dịch dạ dàyDo tăng kích thích nhu động dạ dày và tăng tiết dịch vị nên các mẹ cần ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, uống nhiều sữa, canh rau. Tránh ăn uống các chất kích thích như hành, tỏi, tiêu, ớt; cà phê.
PicaCác thai phụ mắc chứng Pica sẽ thèm ăn những thứ không phải là thực phẩm như: Đất, than, vôi tường, nhựa,… Các vấn đề cần lưu ý nhất là nguy cơ về vấn đề vệ sinh và an toàn.
Hội chứng Pica (Nguồn: Internet)
Phenylketouria (tăng phenylketo niệu ở mẹ)Phenylketouria là rối loạn chuyển hóa trong thai kỳ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu người mẹ có nồng độ phenylalanin trong huyết thanh cao thì chỉ số IQ của con sẽ giảm. Các bác sỹ sản khoa chỉ có thể can thiệp chủ yếu thông qua theo dõi nồng độ phenylalanin trong huyết thanh và bác sỹ dinh dưỡng sẽ áp dụng chế độ ăn hạn chế phenylalanin nghiêm ngặt.
Hãy tiếp tục theo dõi chúng mình để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha!
Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2023) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chúng tôi (2023) – Dinh dưỡng học – Nhà xuất bản Y học.
10 Dấu Hiệu Có Thai Sớm Nhất (99,9% Bạn Đã Có Bầu)
Những dấu hiệu để nhận biết được bạn mang thai sớm nhất sau khi quan hệ. Từ những tuần đầu tiên sẽ có triệu chứng khác biệt nhất đối với cơ thể của bạn!
Quan hệ tình dục sau bao lâu thì có thai?Theo chuyên gia cho biết, nếu 2 vợ chồng không có vấn đề gì về sức khỏe sinh sản và không áp dụng biện pháp tránh thai nào, việc quan hệ tình dục thường xuyên sẽ làm tăng cơ hội thụ thai. Ngoài ra, nếu bạn có kinh nghiệm trong việc tính toán được ngày rụng trứng để chọn thời điểm quan hệ để thụ thai thì bạn càng có khả năng mang thai sau khi quan hệ.
Còn nếu, 2 vợ chồng có quan hệ tình dục khoảng thời điểm ngày rụng trức, tầm 1-2 ngày thì tinh trùng sẽ thụ tinh cho trứng. Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng với sau sẽ tạo thành phôi nang, phôi nang sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung và cấy vào đó. Tại thời điểm này, phôi nang được gọi là phôi thai và cơ thể bạn bắt đầu có dấu hiệu mang thai trong tuần đầu tiên.
Khi nào dấu hiệu mang thai xuất hiện?Theo nguồn (WebMD) mỗi lần mang thai là khác nhau, vì vậy các dấu hiệu mang thai mà bạn gặp phải có thể khác với những người xung quanh. Tuy nhiên, nhìn chung, các dấu hiệu mang thai có thể dần dần xuất hiện rõ ràng hơn mỗi tuần.
10 dấu hiệu có thai sớm nhất trong tuần đầu tiên
Mất kinh.
Táo bón.
Đi tiểu nhiều.
Cảm thấy khó thở.
Nhạy cảm với mùi.
Cảm giác nhạt miệng.
Thèm ăn bất thường.
Thân nhiệt tăng lên.
Núm vú và quầng vú sẽ sẫm màu hơn.
Vú và núm vú sẽ có cảm giác trở nên căng cứng và hơi đau tức.
10 triệu chứng dấu hiệu mang thai sớm nhấtSau khi nhận biết dấu hiệu có thai sớm nhất trong tuần đầu tiên phía trên, sẽ là tổng hợp 10 triệu chứng chính xác nhất biết biết rằng (99,9% Bạn Đã Có Bầu)
Những triệu chứng thường xảy ra để nhận biết là bạn đang có thai
Mệt mỏiTrong những tuần đầu tiên sau khi thụ thai, tình trạng cơ thể gần như suy kiệt do phải làm việc không ngừng nghỉ để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Tim sẽ đập nhanh hơn để cung cấp oxy cho buồng trứng. Ngoài ra, hệ thống tuần hoàn phải hoạt động với áp lực rất lớn để tăng lưu lượng máu đến tử cung để phát triển phôi. Hơn nữa, việc tăng nhiệt độ cơ thể cũng khiến bạn mất nhiều năng lượng hơn.
Với cường độ đó, gần như mọi cơ quan trong cơ thể sẽ “biểu tình”. Kết quả rất dễ hiểu, bạn luôn cảm thấy mệt mỏi như thể bạn vừa chạy bộ 20 km. Lượng hormone progesterone cao cũng khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Mệt mỏi liên tục này là dấu hiệu điển hình nhất của thai kỳ.
Đau đầuSự gia tăng hormone progesterone cộng với việc thiếu các tế bào hồng cầu trong máu sẽ gây ra triệu chứng đau đầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, cơn đau dữ dội và kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh nào đó và cần kiểm tra cẩn thận.
Đau lưngBạn có cảm thấy đau ở phần lưng? Một dấu hiệu mang thai sớm, dây chằng ở phần lưng sẽ được kéo dài, cơ bụng sẽ trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng phải hoạt động nhiều hơn để chuẩn bị cho sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Tình trạng này sẽ dẫn đến đau nhức dọc theo cột sống và càng trở nên khó chịu hơn khi thai nhi lớn hơn từng ngày. Tuy nhiên, cảm giác đau lưng khá giống với cảm giác đau lưng trước mỗi kỳ kinh nguyệt, vì vậy nó thường bị bỏ qua.
Tăng cânTrong một ngày đẹp trời, không giống như những ngày bình thường, tự nhiên bạn cảm thấy thèm ăn khác hẵn với mọi khi và biểu hiện của sự tăng vọt về cân năng, rất có thể bạn đang mang thai!
Chuột rútChuột rút: Đây là dấu hiệu của quá trình trong mội chu kỳ kinh nguyệt mới xảy ra, nhưng đôi khi cũng có thể là dấu hiệu có thai không điển hình. Nếu những hiện tưởng này đi cùng một số dấu hiệu có thai khác, bạn sẽ dẽ dàng nhận biết một cách chính sát hơn.
Vì sao dễ bị chuột rút khi có thai: Theo các chuyên gia cho biết, đây là thời kỳ chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi trong vòng 9 tháng kế tiếp. Tình trạng chuột rút xảy ra là do triệu chứng tử cung kéo dãn và chèn ép những mạch màu thân dưới. Đừng quá lo lắng khi hiện tượng này xảy ra trong suốt quá trình của thai kỳ, do bụng bạn mỗi ngày sẽ lớn hơn và tạo áp lực lớn lên phần nữa người dưới.
Dễ ngất xỉuTriệu chứng khi bạn mang thai, nhịp tim, nhịp bơm và lưu lượng máu tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, hệ thống tim mạch đôi khi “lạc nhịp” một phần do không điều chỉnh kịp thời là nguyên nhân khiến bạn chóng mặt, lâng lâng. Một lý do khác là huyết áp trong những ngày đầu của thai kỳ thấp hơn nhiều so với mức bình thường. Vì vậy, đừng quá ngạc nhiên khi bình thường bạn khỏe mạnh, nhưng bây giờ rất dễ bị ngất.
Chảy máu camTriệu chứng để nhận biết có thai của người phụ nữ là tình trạng chảy máu cam. Quá khi có thai sẽ khiến cơ thể sản xuất ra rất nhiều máu hơn và các hormone trong thai kỳ sẽ tạo nên áp lực làm giãn nở mạch máu nhỏ ở trong mũi. Hệ quả sẽ gây ra tình trạng dễ bị chảy máu mũi.
Tâm trạng thay đổiBiểu hiện của sự thay đổi tính cách đối với dấu hiệu mang thai thường dễ nhận biết nhất của con gái. Khi mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng khiến tâm lý của bạn dễ thất thường hơn. Bạn buồn, mệt mỏi, trong chớp mắt bạn có thể tức giận, cảm thấy khó chịu . Thông thường, những triệu chứng nay sẽ xảy ra trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, thật khó để cảm thấy vui vẻ.
Ngực mềm bị đau và lớn hơnTình trạng phần ngực bị đai và lớn hơn trông thấy là những biểu hiện có thai sớm và phổ biến nhất hiện nay. Quá trình trứng sau khi được thụ tinh và nồng độ hormone trong cơ thể của bạn sẽ thay đổi rất nhanh. Sự biến đổi thường thấy có thể làm tăng lượng máu cung cấp cho phần ngực, tình trạng này sẽ khiến ngực của bạn bị cảm giác nóng ran quanh đầu và núm vú.
Ngoài ra, kích thước ngực cũng tăng đáng kể với cơn đau dữ dội hơn mức bình thường bạn sẽ cảm thấy không vui về điều này, phần ngực sẽ bị sưng và đau. Nếu bạn nhìn kỹ, bạn sẽ nhận thấy rằng vùng da xung quanh núm vú của bạn đang trở nên tối màu. Khi chạm vào, bạn có thể cảm thấy ngực mình mềm ra, kèm theo cảm giác nặng nề và căng cứng ở ngực.
Quá trình này sẽ mất vài tuần để quen với những thay đổi hormone và thích nghi được. Cảm giác khó chịu ở vùng ngực sẽ bị biến mất.
Que thử thai hiện 2 vạchĐây là bước cuối cùng để bạn nhận biết mình có thai không? Phương pháp sử dụng que thử thai rất phổ biến hiện nay, sau khi hai tuần trễ kinh, bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm chứng xem bạn có “mang thai” không. Que thử thai dựa trên lượng hormone HCG trong cơ thể bạn, loại hormone này chỉ xuất hiện trong thai kỳ. Cách tốt nhân, bạn nên mua 2 bộ que thử đề phòng trường hợp thai ngoài tử cung hay khi bạn đang sử dụng thuốc lợi tiểu, que thử thai có thể không cho kết quả được chính xác.
Có thể bạn muốn xem!
Đăng bởi: Mỹ Ngọc Trần Thị
Từ khoá: 10 Dấu hiệu có thai sớm nhất (99,9% Bạn Đã Có Bầu)
10 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Phụ Khoa Chị Em Nên Chú Ý
Sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại kéo theo nhiều mặt trái trong đó sự xuất hiện của các bệnh lý đặc biệt là bệnh phụ khoa khiến không ít phái đẹp lo sợ. Bệnh phụ khoa là tên gọi chung của các bệnh lý diễn ra ở bộ phận sinh dục nữ giới như viêm âm đạo, viêm bàng quang, viêm tắc vòi trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng,… Biết được các dấu hiệu của bệnh phụ khoa sẽ giúp chị em nhanh chóng có cách khắc phục và chữa trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe nói chung và tương lai sinh sản sau này.
Bụng to Triệu chứng toàn thânBụng to
Chị em cũng có thể nhận biết sớm các bệnh phụ khoa thông qua triệu trứng như sốt, người mệt mỏi, nôn nao, chán ăn hoặc thèm ăn bất thường, cân nặng biến thiên đột ngột. Một số người cò bị tụt huyết áp do rong kinh rong huyết kéo dài khiến cơ thể bị thiếu hụt máu trầm trọng và biểu hiện ra những triệu chứng trên.
Triệu chứng toàn thân
Chảy máu bất thường khi quan hệ Các cơn đau khác Đau bụng kinhCác cơn đau khác
Đau bụng khi đến chu kì kinh nguyệt cũng là một hiện tượng sinh lý bình thường bắt gặp ở nhiều người. Các cơn đau bụng thường bắt đầu từ 1 đến 2 ngày trước khi máu kinh xuất hiện rồi chấm dứt. Tuy nhiên, khi bị viêm vùng chậu, tắc vòi trứng, viêm tử cung làm chị em phải đối mặt với các cơn đau dữ dội, quặn thắt và không có dấu hiệu chấm dứt. Các cơn đau bụng kinh tiếp diễn suốt chuỗi ngày “đèn đỏ” và kéo dài cả sau đó. Bạn nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ phụ khoa để tìm nguyên nhân chứ không được chủ quan trước hiện tượng này.
Đau bụng kinh
Vùng kín bị ngứa ngáy khó chịu Nước tiểu biến đổiVùng kín bị ngứa ngáy khó chịu
Ở người bình thường, nước tiểu có màu ngả vàng và mùi nhẹ. Vào buổi sáng khi thức dậy nước tiểu thường đậm màu và nhạt dần vào buổi tối. Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu khiến nước tiểu bị biến đổi. Khi đi tiểu sẽ thấy màu sắc nước tiểu màu đậm hơn, đôi khi có lẫn máu hoặc mủ, mùi khai nồng kèm theo cảm giác bỏng rát chạy dọc niệu đạo.
Nước tiểu biến đổi
Rối loạn tiểu tiện Khí hư bất thường Rối loạn kinh nguyệtRối loạn kinh nguyệt
Các bệnh phụ khoa không chỉ gây tổn hại sức khỏe mà còn có thể tước đoạt thiên chức làm mẹ thiêng liêng của người phụ nữ. Do đó, bạn hãy sinh hoạt điều độ, ăn uống hợp lý, tình dục an toàn và đi khám ngay lập tức khi phát giác các dấu hiệu bất thường trên.
Đăng bởi: Văn Hùng Phạm
Từ khoá: 10 dấu hiệu nhận biết bệnh phụ khoa chị em nên chú ý
Những Món Ăn Dành Cho Bà Bầu Cuối Thai Kỳ
Bí đao
Nóng trong, ợ nóng là những hiện tượng mà các bà bầu thường bị ở cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do khi mang thai, các hoóc-môn thai kỳ sẽ làm co giãn van ở lối vào dạ dày làm cho các van không đóng mở đúng cách khiến acid trong dạ dày có thể tràn ra ngoài.
Chứng ợ nóng có thể xảy ra bất cứ lúc nào bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi và sẽ trầm trọng hơn ở giai đoạn cuối. Cộng thêm nữa, khi mang thai, tử cung của mẹ tăng kích thước khá nhiều gây áp lực nhiều hơn lên dạ dày khiến tình trạng bệnh thêm nặng.
Cá hồi
Vào những tuần cuối thai kỳ, bé vẫn cần được hấp thụ DHA – axit béo omega-3) từ chế độ ăn uống của mẹ để phát triển não bộ. Và cá hồi chính là nguồn cung cấp DHA tuyệt vời cho mẹ.
100g cá hồi cung cấp tới 1,46g DHA, song mẹ cần chú ý lựa chọn cá hồi có nguồn gốc rõ ràng từ những cửa hàng, siêu thị, nguồn cung uy tín để tránh việc cá hồi nhiễm các chất độc hại, ô nhiễm từ môi trường sống.
Sữa chua
Sữa chua cung cấp vitamin D, canxi cũng là lựa chọn tốt cho các mẹ trong những tuần cuối của thai kỳ vì lúc này lượng canxi bé cần để xây dựng hệ xương cho cơ thể sẽ tăng lên đáng kể.
Trung bình trong một hộp sữa chua có khối lượng 100g thì chứa khoảng 110mg canxi. Không chỉ vậy, sữa chua còn giúp cân bằng hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể và cung cấp nhiều lợi khuẩn giúp cho việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Để giúp cơ thể hấp thụ tối đa lượng canxi có trong sữa chua, mẹ nên ăn sữa chua trước khi đi ngủ.
Quả xoài
Các thực phẩm giàu vitamin C cũng sẽ giúp mẹ rất nhiều trong các tuần cuối thai kỳ, chúng giúp tăng cường độ đàn hồi cho da của mẹ trong khi sinh.
Quả óc chó
Trong quả óc chó có chứa nhiều phospho sẽ giúp bé xây dựng hệ xương và răng chắc khỏe. Đây cũng là thành phần cấu thành nên DNA và RNA, những chất quan trọng trong thông tin di truyền, đồng thời tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng bên trong cơ thể, trao đổi acid amin, hình thành protein và lipid.
Khi lọt lòng, cơ thể bé sẽ chứa khoảng 20g phospho, phần lớn trong số đó được tích luỹ trong 8 tuần cuối của thai kỳ. Do đó, mẹ cần tiêu thụ các thực phẩm giúp cung cấp đủ phosphor cho bé. Ngoài ra, phospho cũng là chất cần thiết cho quá trình đông máu và co thắt các cơ, vì vậy nó rất quan trọng cho cơ thể của mẹ trong quá trình vượt cạn.
Dưa hấu
Loại trái cây này sẽ cung cấp cho mẹ một lượng choline đáng kể, đây là một chất dinh dưỡng quan trọng được chuyển từ mẹ sang bé, giúp các tế bào não của bé phát triển bình thường.Đặc biệt, chất này cũng giúp mẹ an thần, ngủ ngon, thư giãn cơ bắp và tăng cường trí nhớ; giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào, hỗ trợ trong việc dẫn truyền các xung thần kinh, hấp thụ chất béo và làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm mãn tính.
Thành phần chủ yếu của dưa hấu là nước (chiếm tới 92%), giúp mẹ bổ sung thêm đủ lượng nước cần thiết – 3 lít nước/ngày trong thời gian mang thai. Thêm vào đó, dưa hấu cũng chứa đầy đủ các chất điện giải quan trọng nên có thể giúp cơ thể mẹ ngăn chặn tình trạng mất nước một cách hiệu quả.
Bố Mẹ Cần Biết Sớm Các Dấu Hiệu Trẻ Thiếu Vitamin D
Vitamin D có vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó giúp chuyển hóa và hấp thu canxi, photpho, những yếu tố để hình thành nên khung xương. Chính vì vậy, nó rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, vì đây là giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển.
Thiếu vitamin D sẽ làm giảm lượng canxi và photpho ở ruột. Và do đó, lượng canxi trong xương sẽ phải đi vào máu, gây loãng xương, còi xương ở trẻ.
Dấu hiệu sớmCác nhà khoa học đã chứng minh rằng, trẻ có thể mắc còi xương từ rất sớm, thậm chí là từ khi còn trong bụng mẹ. Trẻ thiếu vitamin D thường sẽ có biểu hiện về thần kinh đầu tiên. Trẻ thường sẽ hay quấy khóc, khó ngủ và không duy trì được giấc ngủ. Vấn đề này là do hệ thần kinh của bé đang bị kích thích.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh thiếu vitamin D thường đổ mồ hôi trộm vào ban đêm, chậm phát triển thể lực, cơ nhão, lách to, da xanh xao.
Dấu hiệu muộn
Chậm mọc răng;
Chậm biết đi, biết bò;
Thóp rộng và lâu liền thóp;
Xương biến dạng, vẹo cột sống và chân vòng kiềng;
Biến dạng hộp sọ, xương sọ mềm;
Đầu xương cổ tay phình to tại thành “vòng cổ tay”;
Co giật do hạ canxi máu (trong trường hợp nặng).
Đến khi thấy rõ các dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D rồi mới đưa con đi khám thì đã muộn. Những biến dạng về xương có thể để lại những di chứng cho trẻ sau này như: gù lưng, vẹo và hẹp xương chậu.
Chính vì vậy, quan trọng là hãy theo dõi và dẫn trẻ đi khám định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường.
Trẻ em có thể có nguy cơ thiếu vitamin D nếu:
Trẻ được che chắn quá kỹ, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời;
Trẻ bị rối loạn hấp thu: bệnh Celiac, hội chứng Crohn,…;
Bị tình trạng ảnh hưởng đến cách kiểm soát mức vitamin D: bệnh gan, bệnh thận,…;
Dùng các thuốc ảnh hưởng đến mức vitamin D: thuốc chống động kinh, glucocorticoid, thuốc chống nấm,…;
Có làn da sẫm màu;
Bú sữa mẹ trong thời gian dài mà mẹ bị thiếu vitamin D;
Các bữa ăn thiếu dinh dưỡng, không cung cấp vitamin D cho cơ thể;
Trẻ bị béo phì, vitamin D sẽ bị giữ ở các mô mỡ, gây thiếu vitamin D.
Đối với những trẻ thiếu vitamin D mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ yêu cầu bạn cho trẻ tắm nắng nhiều hơn một chút.
Nếu con bạn bị thiếu vitamin D trầm trọng, bác sĩ sẽ cho con bạn bổ sung thêm vitamin D, đồng thời tắm nắng nhiều hơn.
Để phòng ngừa trẻ thiếu vitamin D, bố mẹ nên chú ý thực hiện các điều sau đây:
Bổ sung vitamin D dạng lỏng cho trẻ
Nếu trẻ đang uống sữa công thức có đủ vitamin D, trẻ có thể không cần bổ sung thêm.
Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc một phần, hoặc trẻ uống ≤1 lít sữa công thức/ngày, hãy cho trẻ uống 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D dạng lỏng/ngày.
Một lưu ý khi cho trẻ dùng vitamin D dạng lỏng đó là: bạn chỉ được sử dụng dụng cụ phân liều (cốc, ống nhỏ giọt,…) được sản xuất riêng cho sản phẩm. Không được tự ý thay thế bằng dụng cụ của một sản phẩm khác.
Ăn dặmKhi trẻ bắt đầu có thể ăn dặm, bạn có thể không cần cho bé uống bổ sung vitamin D nữa. Bởi vì lúc này, trẻ có thể tiêu thụ được các nguồn vitamin D khác nhau. Các loại thực phẩm giàu vitamin D cho trẻ bao gồm:
Cá hồi, cá ngừ;
Dầu gan cá;
Pho mát;
Trứng;
Các thực phẩm tăng cường thêm vitamin D như: sữa, nước cam, ngũ cốc, sữa chua,…
Mặc dù vậy, bổ sung vitamin D từ thực phẩm thôi vẫn chưa đủ. Bạn nên thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để được sản sinh vitamin D một cách tự nhiên.
Tắm nắngTắm nắng là một trong những cách giúp khắc phục và phòng ngừa trẻ thiếu vitamin D. Tuy nhiên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu cũng rất nguy hiểm. Bạn nên cẩn thận với trẻ sơ sinh, vì làn da của trẻ quá mỏng.
Bạn chỉ nên cho trẻ tắm nắng khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Khi tắm nên để tay, chân, bụng bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Tuy nhiên, bạn phải cho bé đội mũ, đeo kính để bảo vệ đầu khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Tiểu Đường Thai Kỳ Các Mẹ Bầu Nên Chú Ý trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!