Xu Hướng 9/2023 # Cây Sắn Dây: Vị Thuốc Giải Độc Rượu Cảm Nắng, Nóng Sốt # Top 16 Xem Nhiều | Cfcl.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Sắn Dây: Vị Thuốc Giải Độc Rượu Cảm Nắng, Nóng Sốt # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Sắn Dây: Vị Thuốc Giải Độc Rượu Cảm Nắng, Nóng Sốt được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Còn gọi củ sắn dây, cam cát căn, phấn cát. Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth, Họ Cánh Bướm (Fabaceae).

Mô tả

Cây sắn dây là dạng cây thảo quấn, có rễ nạc, bột, có thân hơi có lông lá có 3 lá chét.

Lá chét hình trái xoan, mắt chim, có mũi nhọn ngắn. Nhọn sắc, nguyên hoặc chia 2-3 thùy, có lông áp sát cả hai mặt.

Hoa màu xanh lơ, thơm, xếp thành chùm ở nách, lá bắc có lông.

Quả đậu màu xanh có lông dựng đứng màu ngả vàng.

Rễ củ phình ra, thon dài, viền không đều. Vỏ rễ ngoài màu tím nâu hoặc đỏ nâu có vết nhăn dọc thành.

Dược liệu thường phiến dầy hay mỏng hình khối vuông, màu xám trắng, hoặc màu vàng trắng. Có nhiều chất xơ rất dễ tước ra thành dạng sợi, phần nhiều là màu trắng. Sắc màu trắng phấn mịn là loại sắn dây tốt.

Sắn dây mọc dại khắp nơi trên lãnh thổ nước ta, ra hoa vào tháng 9, 10.

Phân bố

Mọc hoang, trồng khắp nơi.

Bộ phận dùng

Dùng rễ (thường gọi là củ), hình trụ đường kính không đều. Vỏ màu vàng nhạt đục, thường cắt theo chiều dọc và có nhiều xơ.

Thành phần hoá học

Cây sắn dây chứa:

Puerarin, Puerarin – Xyloside. Daidzein, Daidzin, b-Sitosterol, Arachidic acid (Trung Dược Học).

Ngoài ra Daidzein, Daidzin, Puerarin. 4’-Methoxypuerarin, Daidzein-4’, 7-Diglucoside (Chương Dục Trung, Dược Vật Phân Tích Tạp Chí 1984, 4 (2): 67).

Daidzein-7-(6-O-Malonyl)-Glucoside (Hirakura K và cộng sự, C A 1990, 112: 42557y).

Genistein, Formononetin, Daidzein-8-C-Apiosyl (1®6)-Glucoside). Genistein-8-C-Apiosyl (1®6)-Glucoside), Puerarinxyloside, PG 2, 3’-Hydroxypuerarin PG-1. 3’-Methyoxypuerarin, PG-3 (Kinjio J và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1987, 35 (12): 4846)

Tính chất dược lý Điều trị rối loạn ở động mạch vành

Nghiên cứu dùng nước sắc Cát căn cho thấy thuốc có một số tác dụng đối với chứng đau thắt ngực. Kết quả cho thấy 38%có cải thiện, 42% có điện tâm đồ được cải thiện. Trong vòng 1 tháng, các dấu hiệu triệu chứng được cải thiện.

Hoạt tính chống ung thư

Chiết xuất cây chứa Puerarin, thuộc nhóm isoflavone glycoside có tác dụng chống lại ung thư. Thông qua cơ chế kích hoạt chết theo chương trình, thay đổi chu kì tế bào.

Hoạt tính bảo vệ tế bào thần kinh

Hoạt tính sinh học của sắn dây chứa daidzein và genistein. Chúng tác động tế bào PC12 biệt hóa 6-hydroxydopamine (6-OHDA), yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF). Có tác dụng hỗ trợ thoái hoá thần kinh mạn tính như bệnh Parkinson.

Công dụng

Theo y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính bình, không độc, nước cốt rễ dùng sống rất hàn (Biệt Lục). Hoa có vị ngọt, tính bình, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Quy kinh Bàng quang, Tỳ, Vị, Phế.

Cây sắn dây có tác dụng Thanh nhiệt khí, sinh tân, vị mát bảo vệ tỳ. Sắc trắng, bảo vệ phế hình, sinh tân và trị nhiệt toàn bộ phế hình. Ngoài ra còn giải cơ, thoái nhiệt, thăng đề Vị khí (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Chủ trị:

Trị nhiệt lỵ, cảm nhiễm viêm hô hấp, tiêu hóa ban trái (đậu chẩn), ho khan, ho đờm, sốt.

Trị các chứng nóng, đau cứng gáy, tiêu chảy. Chữa các chứng say nắng, giải khát, hỗ trợ tiêu hoá.

Ngoài ra sắn dây còn làm đẹp da, mờ nếp tàn nhang.

Liều dùng

Từ 4 – 40 gram.

Say nắng, nóng bứt rứt, khô cổ khát nước

Chuẩn bị: Cát căn 8g, mạch môn 12g, mơ trắng 1 quả, nước gừng sống 1 muỗng, mật ong 1 muỗi

Thực hiện: sắc lấy nước uống.

Ho khan, ho đờm vàng, nóng sốt

Cát căn, lá quế, bạc hà, tràm gió, hoắc hương, lá lứt cây, lá ngũ trão.

Sắc lấy nước uống.

Thúc đậu chẩn mọc đều mà vẫn mát

Chuẩn bị: cát căn 30-40 g, đậu săng 10g, đinh lăng lá 20g.

Thực hiện: sắc uống cho đến lúc bệnh khỏi.

Nhiệt lỵ xuất huyết

Chuẩn bị: cát căn, hoàng đằng, tô mộc, lá ổi, hậu phác, trần bì.

Thực hiện: sắc lấy nước uống.

Đau lưng, đau cổ gáy, đau cơ do nhiệt

Chuẩn bị: cát căn, cù đèn, cành dâu.

Thực hiện: sắc lấy nước uống.

Say rượu không tỉnh

Chuẩn bị: Cát căn sống.

Thực hiện: Sắc uống 2 thăng, khi nào tiểu ra là khỏi.

Trẻ ốm, bón, nóng nhiệt

Chuẩn bị: Cát căn, lá dâu, mè đen, đậu xanh.

Thực hiện: sắc lấy nước uống.

Cảm mạo gây đau cứng cổ gáy, sốt, phiền khát

Chuẩn bị: Thạch cao 16g, sài hồ 4g, khương hoạt, bạch thược, hoàng cầm và bạch chỉ mỗi vị 4 – 8g, cát căn 8 – 12g, gừng tươi 3 lát, đại táo 2 quả.

Thực hiện: Đem sắc lấy nước uống.

Xuyên Tiêu: Vị Thuốc Ấm Nóng, Cay Nồng

Thân nhỏ, mọc thành bụi cao khoảng 1 – 2m, thân có màu hơi đen, nhánh có thể vươn dài đến 10m. Toàn thân và nhánh có nhiều gai ngắn.

Lá kép mọc so le dài khoảng 20cm. Lá chét mọc đối có hình trái xoan và dài trung bình 9cm.

Cây Xuyên tiêu ưa được trồng trên đất màu mỡ và có nhiều ánh sáng, vị trí cần nhiều nắng và thoát nước tốt, nếu không cây dễ bị ngập úng. Cây xanh tốt quanh năm và cho nhiều hoa quả. Hạt sẽ tự bong ra khi quả già, rơi xuống đất bên cạnh mọc thành cây mới.

Hoa đơn tính, mọc thành chùm ở nách lá và có lông ngắn. Mỗi hoa có từ 4 đến 5 cánh, hoa màu trắng và có mùi thơm.

Quả khi sống có màu xanh, khi chín màu đỏ nhạt và dễ tách ra. Mỗi quả có 1 – 5 hạt, hạt cứng, màu đen bóng. Hạt hình trứng và có đường kính 3 – 5mm.

Mùa hoa thường bắt đầu vào khoảng tháng 3 – 4. Mùa quả nhiều nhất vào tháng 5, tháng 6.

Cây Xuyên tiêu mọc ở các vùng Đông Bắc Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Lào, Campuchia.

Tại Việt Nam, cây được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi Lào Cai, Lạng Sơn, Hòa Bình, Vĩnh Phú, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đăk Lăk.

3.1. Bộ phận dùng

Bộ phận dùng để làm thuốc là vỏ quả.

3.2. Thu hái

Quả thu hái lúc gần chín. Chọn quả nhỏ đã mở mắt, trong có hạt đen. Vỏ ngoài sắc nâu hồng, khô, thơm. Vỏ trong trắng ít thơm hơn.

Quả chưa mở mắt thì không nên dùng.

3.3. Chế biến

Theo Trung y: sao qua cho ra mồ hôi, còn nóng cho vào ống tre, dùng que cứng đâm giã cho tróc vỏ trong, lấy vỏ ngoài mà dùng. Hoặc chỉ sao cho nóng, đổ lên miếng giấy sạch đặt trên đất, lấy chén úp kín lại, đợi nguội lấy ra giã bỏ vỏ trong lấy vỏ ngoài mà dùng.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: dùng cả quả (vỏ và hột) sao qua thấy thơm, ướt mặt là được.

3.4. Bảo quản

Đậy kín, để chỗ khô ráo, tránh nóng.

Thành phần chủ yếu trong quả Xuyên tiêu là tinh dầu, khoảng 0,7 – 9% tùy loại cây và nơi mọc.

Trong tinh dầu có các thành phần chủ yếu là limonen (44%), geranial (12,14%), neral (10,95%), linalol (6,84%).

Có tác dụng gây tê và giảm đau tại chỗ.

Tác dụng ức chế liên cầu khuẩn dung huyết, tụ cầu vàng, phế song cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, thương hàn và một số nấm ngoài da. Thuốc giết chết lãi đũa ở lợn.

Một liều nhỏ geraniol trong Xuyên tiêu có tác dụng lợi tiểu nhẹ.

Các thí nghiệm trên chuột cho thấy ranitidin và chelerythrine trong thành phần của Xuyên tiêu có tác dụng chống ung thư. Cụ thể, hai hoạt chất này làm giảm chỉ số giảm phân tế bào.

Bên cạnh đó, đối với bệnh bạch cầu hạt mạn tính, ranitidin và chelerythrine cũng có tác dụng tích cực trong điều trị. Ngoài ra, thí nghiệm khác trên chuột về công dụng của hoạt chất ranitidin cũng cho thấy khả năng ức chế viêm lên đến 50%.

Xuyên tiêu là vị thuốc vị cay, tính ấm, thường chữa những bệnh do lạnh trong cơ thể:

Chữa đau do lạnh: đau dạ dày, viêm đại tràng, đau các khớp do lạnh…

Trị tiêu chảy mạn tính do trong cơ thể bị lạnh.

Điều trị đau bụng do giun lãi gây nôn mửa.

Chữa các chứng đau bụng do lạnh, thổ tả.

Là một vị thuốc giải được độc, sát được trùng.

Chủ trị chứng tê bại nhức mỏi do lạnh.

Liều dùng: 3 – 6g/ngày.

Chú ý: những ai bị nóng trong người, nhiệt bốc lên cao không nên dùng.

8.1. Bài thuốc chữa liệt dương, tay chân mỏi lạnh

Xuyên tiêu, Nhục thung dung, Phụ tử, Tục đoạn, Xà sàng tử, mỗi loại 40g. Lộc nhung 80g. Ngưu tất 60g. Quế tâm, Viễn chí, mỗi loại 12g.

Tán tất cả thành bột, sau đó trộn với mật ong làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với rượu ấm.

8.2. Bài thuốc chữa đau bụng do viêm đại tràng co thắt, cơn đau dạ dày, nôn mửa do lạnh, cơn đau bụng do giun

Xuyên tiêu 8g, Can khương 12g, Đảng sâm 12g, Di đường 40g (bài “Đại kiến trung thang”).

Sắc bỏ bã, hòa tan Di đường, uống nóng.

8.3. Phương thuốc chữa người bị chứng lưỡi cứng nói lắp

Dùng Xuyên tiêu lấy bún sống bao làm viên, mỗi lần uống 10 viên. Dùng nước sôi nước giấm làm thang uống.

8.4. Bài thuốc trị đau bao tử do lạnh

Xuyên tiêu 4g, Phụ tử 10g (sắc trước), Khương bán hạ 10g.

Tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần.

8.5. Bài thuốc trị đau bụng do lãi, nôn nhiều

Hoàng liên 5g, Hoàng cầm 8g, Can khương 5g, Bạch thược 12g, Xuyên tiêu 5g, Ô mai, Đảng sâm, Chỉ thực, Khương bán hạ đều 10g. Sắc uống.

Xuyên tiêu là vị thuốc quý. Khi nấu ăn, người ta có thể dùng một chút Xuyên tiêu làm gia vị. Nhưng vì tính chất cay nóng mãnh liệt của nó nên người bị bệnh không nên tự ý sử dụng mà cần có ý kiến tham khảo từ thầy thuốc.

Xuyên Tiêu: Vị Thuốc Ấm Nóng, Cay Nồng – Youmed

1. Đặc điểm cây thuốc Xuyên tiêu

Hoa đơn tính, mọc thành chùm ở nách lá và có lông ngắn. Mỗi hoa có từ 4 đến 5 cánh, hoa màu trắng và có mùi thơm.

Mùa hoa thường bắt đầu vào khoảng tháng 3 – 4. Mùa quả nhiều nhất vào tháng 5, tháng 6.

2. Phân bố

Cây Xuyên tiêu mọc ở các vùng Đông Bắc Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Lào, Campuchia.

Hạt Xuyên tiêu chín đỏ trên cành

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

3.1. Bộ phận dùng

Bộ phận dùng để làm thuốc là vỏ quả.

3.2. Thu hái

Quả chưa mở mắt thì không nên dùng.

3.3. Chế biến

Theo Trung y: sao qua cho ra mồ hôi, còn nóng cho vào ống tre, dùng que cứng đâm giã cho tróc vỏ trong, lấy vỏ ngoài mà dùng. Hoặc chỉ sao cho nóng, đổ lên miếng giấy sạch đặt trên đất, lấy chén úp kín lại, đợi nguội lấy ra giã bỏ vỏ trong lấy vỏ ngoài mà dùng.

3.4. Bảo quản

Đậy kín, để chỗ khô ráo, tránh nóng.

Dược liệu có nhiều công dụng

4. Thành phần hóa học

Thành phần chủ yếu trong quả Xuyên tiêu là tinh dầu, khoảng 0,7 – 9% tùy loại cây và nơi mọc.

5. Tác dụng dược lý

Có tác dụng gây tê và giảm đau tại chỗ.

Tác dụng ức chế liên cầu khuẩn dung huyết, tụ cầu vàng, phế song cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, thương hàn và một số nấm ngoài da. Thuốc giết chết lãi đũa ở lợn.

Các thí nghiệm trên chuột cho thấy ranitidin và chelerythrine trong thành phần của Xuyên tiêu có tác dụng chống ung thư. Cụ thể, hai hoạt chất này làm giảm chỉ số giảm phân tế bào.

Bên cạnh đó, đối với bệnh bạch cầu hạt mạn tính, ranitidin và chelerythrine cũng có tác dụng tích cực trong điều trị. Ngoài ra, thí nghiệm khác trên chuột về công dụng của hoạt chất ranitidin cũng cho thấy khả năng ức chế viêm lên đến 50%.

Xuyên tiêu là một gia vị không thể thiếu trong món lẩu Tứ Xuyên

6. Công dụng vị thuốc Xuyên tiêu

Chữa đau do lạnh: đau dạ dày, viêm đại tràng, đau các khớp do lạnh…

Trị tiêu chảy mạn tính do trong cơ thể bị lạnh.

Chữa các chứng đau bụng do lạnh, thổ tả.

Là một vị thuốc giải được độc, sát được trùng.

7. Liều lượng, chú ý

Liều dùng: 3 – 6g/ngày.

Chú ý: những ai bị nóng trong người, nhiệt bốc lên cao không nên dùng.

8. Một số bài thuốc sử dụng Xuyên tiêu

8.1. Bài thuốc chữa liệt dương, tay chân mỏi lạnh

Tán tất cả thành bột, sau đó trộn với mật ong làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với rượu ấm.

8.2. Bài thuốc chữa đau bụng do viêm đại tràng co thắt, cơn đau dạ dày, nôn mửa do lạnh, cơn đau bụng do giun

Xuyên tiêu 8g, Can khương 12g, Đảng sâm 12g, Di đường 40g (bài “Đại kiến trung thang”).

8.3. Phương thuốc chữa người bị chứng lưỡi cứng nói lắp

Dùng Xuyên tiêu lấy bún sống bao làm viên, mỗi lần uống 10 viên. Dùng nước sôi nước giấm làm thang uống.

8.4. Bài thuốc trị đau bao tử do lạnh

Xuyên tiêu 4g, Phụ tử 10g (sắc trước), Khương bán hạ 10g.

8.5. Bài thuốc trị đau bụng do lãi, nôn nhiều

Hoàng liên 5g, Hoàng cầm 8g, Can khương 5g, Bạch thược 12g, Xuyên tiêu 5g, Ô mai, Đảng sâm, Chỉ thực, Khương bán hạ đều 10g. Sắc uống.

Xuyên tiêu là vị thuốc quý. Khi nấu ăn, người ta có thể dùng một chút Xuyên tiêu làm gia vị. Nhưng vì tính chất cay nóng mãnh liệt của nó nên người bị bệnh không nên tự ý sử dụng mà cần có ý kiến tham khảo từ thầy thuốc.

Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Bột Sắn Dây Đơn Giản Tại Nhà

2023-11-22 08:04:00

Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây khá đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà nên được nhiều người áp dụng. Nhờ khả năng thanh nhiệt, giải độc tốt nên bột sắn dây có thể nhanh chóng giúp bạn làm dịu cơn đau xót, khó chịu do vết loét nhiệt miệng gây ra.

Tác dụng thanh nhiệt, chữa nhiệt miệng của bột sắn dây

Sắn dây thuộc họ đậu, được trồng phổ biến ở nước ta để làm thuốc, thực phẩm. Hầu như mọi bộ phận của cây đều có nhiều công dụng làm thuốc chữa bệnh. 

Theo Y học cổ truyền phương Đông, nhờ có tính bình và vị ngọt cay nên bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, ăn vào mát. Do những dược tính nêu trên, bột sắn dây có tác dụng chữa nhiệt miệng, nóng trong rất tốt. Ngoài ra người bị cảm sốt, nhức đầu, hay nổi mụn nhọt dùng cũng hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả. 

Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Thay vì cắn răng chịu đựng những cơn đau rát cũng như đề phòng biến chứng nguy hiểm do nhiệt miệng kéo dài gây ra. Bạn nên chữa sớm để tránh nhiệt miệng tiến triển nặng hơn. 

Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây dễ thực hiện, không quá tốn kém giúp đẩy lùi nhanh những vết loét. Không chỉ vậy đây còn là thức uống rất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. 

1. Chuẩn bị nguyên liệu: 

• Bột sắn dây: Từ 10 – 15g

• 1 cốc nước sôi để nguội

2. Cách làm:

• Bột sắn dây pha với nước đun sôi để nguội. Không nên cho thêm đường vào sẽ khiến làm giảm tác dụng chữa nhiệt miệng của bột sắn dây, tăng nguy cơ tiểu đường, béo phì. 

• Không nên pha quá đặc, cân đối tỉ lệ bột với nước hợp lý, vừa phải. 

• Khi sử dụng cho trẻ em, bạn nên nấu chín bột chứ không nên để sống. Bột sắn thường có nhiều tạp chất nên dễ bị nhiễm khuẩn do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên đun chín là tốt nhất. 

3. Cách dùng:

• Thực hiện mỗi ngày 1 lần, sử dụng khoảng 10 – 15g bột sắn là hợp lý. Có thể điều chỉnh pha tăng hoặc giảm lượng nước sao cho phù hợp với khẩu vị, thể trạng. Kiên trì dùng đúng cách các vết loét sẽ giảm.

• Nên uống vào buổi sáng hoặc trước khi ăn 30 phút là tốt nhất.

Những lưu ý khi chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Bột sắn dây an toàn, lành tính, rất tốt cho sức khỏe. Song bạn đọc cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Mỗi lần pha chúng ta nên uống hết trong 1 lần vừa ngon lại đảm bảo chất lượng. Tuyệt đối không nên để qua đêm hay pha một lần mà dùng cho cả ngày rất dễ bị mất hoặc biến chất. 

Mẹ bầu nên tránh sử dụng sắn dây, nhất là khi cơ thể mệt mỏi. Bột sắn dây có tính lạnh nên sẽ không tốt cho sức khỏe, tăng co bóp dạ con khiến mẹ bầu mệt thêm. 

Bột sắn dây có tính hàn nên trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không nên dùng để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé.

Trong trường hợp phụ huynh cho con em trên 6 tháng tuổi sử dụng nên nấu chín để an toàn hơn. 

Tùy thuộc vào người dùng mà bột sắn dây có thể dùng sống hay chín. Song tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ đau bụng đi ngoài nên pha bột sắn dây với nước sôi để làm bột chín hoặc nấu lên chế biến thành chè, súp. 

Nên dùng đúng liều lượng, không sử dụng quá nhiều hay lạm dụng khi dùng.

Bột sắn dây không thay thế được cho các bữa ăn chính của bạn vì nó không đáp ứng đủ dinh dưỡng, năng lượng của 1 bữa ăn hoàn chỉnh.

Bột sắn dây không nên kết hợp bừa bãi, chúng kỵ với mật ong, hoa sen, bưởi, nhài vì vậy không nên kết hợp những thức này với nhau.

Cây Bạch Đầu Ông: Vị Thuốc Tính Mát Chữa Huyết Nhiệt

Bạch đầu ông có tên khoa học Vernonia cinerea (L.) Less, thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Nó là cây thân thảo nhỏ, cao khoảng 30 – 80cm. Thân cây thẳng đứng, có khía, màu xanh lục, lông tơ mềm trắng bao quanh. Rễ cây Bạch đầu ông thường có hình trụ, nhỏ, hơi cong, dài khoảng 6 – 20cm. Bên ngoài màu nâu đất, có rãnh dọc không đều. Chót rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ, ngoài phủ lông mịn dạng tơ màu trắng.

Lá mọc so le, có nhiều hình dạng: hình dài, hình mũi mác, hình quả trám. Kích thước cuống lá dài hơn ngọn lá. Phiến lá nhọn ở 2 đầu, mép lá có răng cưa nhỏ không đều nhau.

Hoa mọc ra từ thân, cao khoảng 10cm. Các vảy mang hoa thường có cánh ở phần đỉnh, những vảy ở phía dưới hẹp, không mang hoa, tồn tại trên trục bông nhỏ. Cụm hoa hình đầu, màu tím. Lá bắc 3, có dạng lá tỏa rộng ra, dài hơn cụm hoa. Quả bế hình trứng ngược, dẹt, màu vàng nâu, có chấm nhỏ. Ra hoa vào tháng 3 – 5. ra quả vào tháng 5 – 6.

Rễ cây Bạch đầu ông thường có hình trụ, nhỏ, hơi cong, dài khoảng 6 – 20cm. Bên ngoài màu nâu đất, có rãnh dọc không đều. Chót rễ hơi phình to, có vài lớp gốc lá dạng bẹ, ngoài phủ lông mịn dạng tơ mầu trắng.

Bạch đầu ông phân bố nhiều ở các nước châu Phi, châu Đại Dương và khu vực Đông Á. Nói chung chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới.

Ở nước ta, cây mọc hoang khắp các nơi đường đi, bãi cát, bờ ruộng, những nơi có đất ẩm.

Toàn cây Bạch đầu ông đều có thể sử dụng để làm thuốc. Cây có thể thu hái quanh năm, nhưng hoa, lá tốt nhất là hái vào mùa hè. Rễ cây lấy lúc cây đã trưởng thành.

Tùy mục đích sử dụng mà các bộ phận khi lấy về có thể đem rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc khô. Hoặc có thể tẩm rượu sao qua để dùng dần.

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ẩm mốc, mối mọt làm hư hại thuốc.

4.1. Thành phần hóa học

Người ta thấy trong Bạch đầu ông chứa:

15 nguyên tố hóa học: Fe, Mg, Al, Mn, Si, Ca, Ti, Ni, Cu, Pb, Cd, Zn, Zr, Na

Các ion: K+, Ca2+, Mg2+, Fe3+, Cl–, SO42-

Trong lá và thân Bạch đầu ông chứa: sterol, triterpen, alkaloid, flavon, tanin và glycosid.

Ngoài ra trong Bạch đầu ông còn chứa Pulsatoside (C45H76O20), Anemonol (C30H48O4), Anemonin, Okinalin (C32H64O2), Okinalein (C4H6O2), Stigmasterol (C29H46O), Sitoseterol, Oleanolic acid, Pulsatilla Nigricans, Pulsatoside A (theo “Trung Dược Đại Từ Điển”)

4.2. Tác dụng dược lý

Một số công trình nghiên cứu trên Bạch đầu ông cho thấy:

Dược liệu có tác dụng kháng khuẩn: nước sắc có tác dụng với Staphylococcus Aureus, Pseudomonas Aeruginosa, và có tác dụng ức chế mạnh với Shigella Dysenteriae.

Điều trị lỵ amip: công trình nghiên cứu trên 23 bệnh nhân bị lỵ amip đều khỏi. Nội soi hậu môn cho thấy số lần chữa trị giảm đối với các vết loét. Thời gian trung bình để đi tiêu bình thường là 1 – 4 ngày, và bình phục hoàn toàn là 7 ngày.

Bạch đầu ông vị đắng, tính hàn. Chủ trị:

Chữa lỵ nhiệt, lỵ mót nhưng không rặn ra được

Chữa chứng lỵ đỏ ra máu

Trị tràng phong hạ huyết (phong tà nhiễm đại tràng, đi ra máu tươi)

Dùng đắp trĩ ngoại bị sưng đau

Trị chảy máu cam

Bài thuốc chữa nhiệt lỵ

Bạch đầu ông (rễ), Hoàng liên, Hoàng bá, Trần bì. Sắc nước uống ấm. (theo bài “Bạch đầu ông thang”)

Bài thuốc chữa chữa trẻ em bị rụng tóc đầu trọc lóc

Bạch đầu ông (rễ) giã nát, đắp vào 1 đêm, nếu có phát ra lở thì chừng nửa tháng là khỏi (theo “Trửu Hậu Phương”)

Bài thuốc chữa người bị trĩ ngoại sưng đau

Dùng cả gốc rễ Bạch đầu ông rửa sạch để sống, giã nát đắp vào vết trĩ, nó có thể trục huyết làm cho khỏi đau. (theo “Vệ sinh phương”)

Liều dùng tầm 8 – 12gr/ngày.

Những người không có dấu hiệu máu bị nóng thì không nên dùng.

Bạch đầu ông là một vị thuốc không khó tìm trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên vị thuốc nào cũng có những đối tượng nên kiêng dùng. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên có sự thăm khám hướng dẫn từ những người có chuyên môn, để chẩn đoán được bệnh, có thể dùng thuốc được không, để tránh những tác dụng không mong muốn. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. YouMed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Cây Tỏi Trời: Vị Thuốc Quý Hiếm Mang Ý Nghĩa Thuần Khiết

Tỏi trời không chỉ là loài thực vật làm cảnh mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả như sưng, đau nhức do bong gân, trật khớp… Bài viết sau của Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền Phạm Lê Phương Mai sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.

Tên gọi khác: Tiểu tông bao, thoát bào lan, phệ ma thảo, tế độc (Vân Nam).

Tên khoa học: Veratrum mengtzeanum Loes. f.

Tên dược liệu: Lycoris aurea (L’Her.) Herb. 

Họ khoa học: Thuộc họ Bách hợp (Liliaceae).

1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Loài cây này có bắt nguồn từ Trung Quốc, Lào, Nhật Bản và sau này chúng mọc phổ biến tại Việt Nam. Cây Tỏi trời phân bố nhiều ở Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam… chủ yếu ở ven đường hoặc trong rừng. Tại Việt Nam, dễ tìm thấy các cánh đồng cây Tỏi trời tại Hà Giang.

Cây được nhân giống bằng củ. Thu hoạch cây thường vào mùa đông.

Mùa hoa từ tháng 7 – 8, mùa quả từ tháng 9 – 10.

Khi hoa nở thì không thấy lá và ngược lại. Cây Tỏi trời có hoa đẹp mắt nên thường được trồng để trang trí cảnh quan tại các khu vực vườn hoa, công viên, làm đẹp cho công trình.

2. Mô tả toàn cây

Là loài cây thân cỏ sống lâu năm, thân cao đạt 1 – 3m. Gốc cây to khoảng 0,7 – 1cm, có tông màu xám hoặc có bao mạc màu trắng. Sau khi bao này khô chết đi thường phần trên sẽ nứt rách tạo thành lưới.

Lá phần dưới nhiều, hẹp tròn dài hoặc dạng đới, dài khoảng 22 – 50cm, rộng khoảng 1 – 3cm. Đỉnh nhọn cùn, đáy lá không có cọng, 2 mặt lá không có lông.

Cụm hoa dạng tháp hình tròn dùi, dài khoảng 16 – 30 cm (có khi lên đến 50cm). Hoa trong cụm mọc thưa, trục cụm hoa bên to thô. Toàn bộ trục và trục nhánh có lông che phủ. Có nhiều hoa, hoa mọc thưa, màu vàng nhạt có dọc trắng. Hoa có 6 cánh, khá to, cánh dầy, cánh bầu dục hoặc hình thìa, dài khoảng 8 – 12mm, rộng 4 – 6mm. Nhụy đực có 6 cái, chỉ nhị dạng sợi, bao phấn hình hạt đậu. Bầu nhụy không có lông, ống nhị có 3 cái, đa số cong ra ngoài, đầu ống nhỏ.

Quả hình trứng, hạt có góc.

Cây Tỏi trời được thu hoạch vào mùa thu đông. Sau đó đem đi rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi làm thuốc.

3. Bảo quản

Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh mối mọt.

1. Thành phần hóa học

Tỏi trời là loài thân hành có chứa các giàu alcaloid như lycorine, lycorenine, galanthamine, lycoramine, homolycorine, tazettine, pscandolycorine,…

Gốc thân chứa veramarine, protoveratrine A…

2. Tác dụng Y học hiện đại

Hỗ trợ hạ áp: Khi tiêm cho động vật như chó, mèo, thỏ thì có tác dụng hạ áp, chưa phát hiện thấy tác dụng phụ do tác dụng thuốc nhanh .

Hoa giảm sưng, giảm đau thấp khớp và phù nề. Do mùi hương giống tỏi nên chuột và côn trùng không thích đến gần. Ngoài tỏi trời, Uy linh tiên cũng là vị thuốc giảm đau hiệu quả.

Thep tạp chí Weed biology and management, chứng minh lá cây tỏi trời được kiểm nghiệm có chứa chiết xuất nước gây ức chế phát triển nhiều loài cây xung quanh. Do đó tại những khu vực có cây tỏi trời mọc thường không có sự xuất hiện của cỏ dại hay những loài cây dại khác.

Củ thường dùng làm thuốc. Các hoạt chất như lycopene và galantamine trong củ  sẽ giúp giảm đau, sưng, chống viêm, giảm nôn, an thần…

3. Tác dụng Y học cổ truyền

Vị đắng, tê lưỡi, tính hàn. Tác dụng giảm sưng, giảm đau, hoạt huyết, chỉ huyết (cầm máu).

Chủ trị: Trong y học dân gian, Tỏi trời thường được dùng để trị chứng bong gân trật khớp, đau do phong thấp, chữa gãy xương, ghẻ lở, chảy máu ngoài…

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Cây Tỏi trời thường dùng ngoài da, lấy gốc, sau đó giã nát đắp. Mỗi ngày sử dụng khoảng 0.45 – 0.6g, nên chỉnh lượng phù hợp.

Kiêng kỵ:

Hoa Tỏi trời có hoa rất độc, nhỡ ăn phải sẽ sinh ra nói bừa bãi, hàm hồ. Độc tính của hoa đến từ các chất hóa học như lycopene và galantamine. Nếu như được sử dụng không đúng, liều dùng quá mức cho phép dễ gây ức chế thần kinh.

1. Hỗ trợ cá bệnh hô hấp, ho đờm, họng khô đau, phế hư

Tỏi trời 4g, Xuyên bối mẫu 4g, Thục địa 12g, Bạch thược 4g, Sinh địa 8g, Đương quy 4g, Mạch môn 6g, Huyền sâm 3g, Cát cánh 3g, Cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. (Bách hợp cố kim thang)

2. Dùng ngoài trị đau nhức, sưng do bong gân, trật khớp

Cây Tỏi trời lấy gốc, sau đó giã nát đắp.

Tỏi trời là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Sắn Dây: Vị Thuốc Giải Độc Rượu Cảm Nắng, Nóng Sốt trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!