Bạn đang xem bài viết Cách May Gối Chống Trào Ngược Cho Bé được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách may gối chống trào ngược cho bé sẽ gồm hướng dẫn chi tiết và đầy đủ để mẹ tư tay tạo ra chiếc gối đáng yêu.
Việc làm này vừa giúp mẹ tiết kiệm một phần chi phí cho việc chuẩn bị đồ sơ sinh, vừa tăng thêm gắn kết tình cảm mẹ con nữa đó.
Mời mẹ cùng chuẩn bị dụng cụ và bắt tay vào làm ngay đi thôi.
1. Cách may gối chống trào ngược cho bé – may gối chữ C
Gối chữ C ngoài tác dụng giảm tình trạng trào ngược ở trẻ sơ sinh, còn có thể tận dụng cho bé nằm chơi, bé ôm khi lớn hay để mẹ kê tay khi cho con bú nữa đó.
Chuẩn bị nguyên vật liệu
Vải voan trắng làm ruột gối, vải cotton mềm, màu sắc đẹp làm vỏ gối.
Bông nhồi gối, có thể thêm chút ngải cứu sao khô hoặc vỏ đỗ để tốt cho bé
Khóa kéo: độ dài vừa đủ hết 2/3 chiều cong bên ngoài chữ C
Cúc bấm hoặc băng dính vải dùng cho phần đai
Kim chỉ hoặc máy khâu
Kéo sắt để cắt vải
Giấy vẽ/in khuôn mẫu may
Bút tô mẫu hoặc phấn kẻ vải
Bước 1: Chuyển mẫu từ giấy sang vải:
Thông thường để may một chiếc gối chống trào ngược chữ C hoàn chỉnh, sẽ phải chia làm 3 bộ phận gồm: phần gối chính hình chữ C, phần gối phụ nhỏ kê đầu cho bé và phần đai giữ cố định, chống tụt.
Bạn có thể xin hoặc tham khảo các mẫu vẽ sẵn của các mẹ đã làm trước đó, in đúng bằng kích thước bạn định làm trên giấy.
Việc sử dụng mẫu giấy, sau đó tô lên mặt trái của vải sẽ giúp sản phẩm gối được đều giữa 2 bên, việc ráp nối các phần cũng khớp hơn.
Sau khi chuyển mẫu xong, bạn cắt theo đúng đường vừa tô để được 4 mảnh chữ C có kích thước bằng nhau (2 phần làm ruột, 2 phần làm vỏ).
Tương tự như vậy với chiếc gối phụ và phần đai, gối phụ mẹ có thể làm dạng chữ nhật đơn giản hoặc hình nơ nếu khéo tay, đai thì làm hình tam giác có dây nối 2 bên.
Bước 2: Ráp nối các mảnh:
Ở bước này, mẹ sử dụng máy may hoặc khâu tay để khớp các mảnh chữ C lại với nhau.
Mẹ lưu ý nên lộn trái để khâu, thành phẩm sẽ không bị lộ đường chỉ, mang tính thẩm mỹ cao hơn.
Phần chữ C làm vỏ, mẹ nhớ khâu 2 đầu còn chừa lại giữa để ráp khóa; phần chữ C làm ruột, để lại 1 đầu rồi nhồi bông.
Sử dụng mũi khâu liền, đều tay để không có khoảng trống, lúc nhồi bông gối sẽ mịn, tròn đều, không bị lộ bông ra ngoài.
Tiến hành giống với phần gối phụ, nếu là hình chữ nhật thì sẽ khâu hơn. Nên may cả vỏ, cả ruột để dễ tháo ra vệ sinh khi cần.
Bước 3: Hoàn thiện:
Sau khi khâu xong thì mẹ nhồi bông vào ruột, khâu kín phần miệng.
Phần ráp khóa thì hơi khó hơn, mẹ nên kéo kín khóa rồi khâu dần vào chỗ hở đã để lại, vừa khâu vừa điều chỉnh sao cho khóa dễ dàng đóng mở được.
Việc vào khóa ở phần gối chữ C chính sẽ khó hơn phần khóa gối phụ, nếu không khâu được theo đường cong thì mẹ có thể chuyển sang rạch khóa ở một mặt của chữ C. Tuy nhiên cách này sẽ khó lồng gối hơn.
Đai tiến hành ráp lên khi gối chữ C đã hoàn chỉnh. Nên thiết kế các nút bấm và khóa điều chỉnh độ chặt – lỏng để phù hợp với thể trạng từng bé, tránh quá chật gây hằn hoặc quá rộng dẫn đến tụt khỏi gối.
Sản phẩm cuối cùng cần được kiểm tra lại độ mềm phù hợp với các em bé sơ sinh non nớt, cũng như độ chắc chắn để luôn bền đẹp trong suốt quá trình sử dụng.
2. Cách may gối chống trào ngược cho bé – may gối tam giác
Một loại gối khác cũng có tác dụng lớn trong việc giảm trào ngược ở trẻ, đó là gối tam giác.
Với hình thù là một khối lăng trụ tam giác vuông, có độ dốc khoảng 30 độ – phù hợp với bé để sữa ăn xong xuôi xuống dạ dày.
Chuẩn bị:
Xốp foam cắt hình lăng trụ tam giác vuông, có góc nghiêng 30 – 35 độ
Vải may làm vỏ gối và đai
Kim chỉ hoặc máy may
Bước 1: Cắt vải:
Cắt lần lượt các mảnh vải có kích thước như sau:
2 mảnh tam giác có kích thước bằng nhau và bằng diện tích 2 mặt bên của khối
3 mảnh hình chữ nhật đo theo độ rộng, độ dài của mặt đáy
Nhớ cắt rộng hơn chút để chừa lề vải khoảng 1cm để khâu ráp
Bước 2: May vỏ gối
May bằng máy hoặc khâu tay đều được, đảm bảo đường chỉ thẳng, ngay ngắn, chắc chắn.
Có thể may khóa hoặc không, nên chừa lại chỗ để thay vỏ lúc cần
Sau đó lồng vào khối xốp đã cắt là xong.
Cách làm gối tam giác nhanh hơn gối chữ C nhưng nguyên liệu xốp phù hợp thì khó kiếm hơn. Hơn nữa, việc cắt xốp cũng cần dao chuyên dụng riêng để gối không bị nham nhở.
Vậy là mẹ đã học được 2 cách may gối chống trào ngược cho bé cực đơn giản chưa nào?
Cách sử dụng gối chống trào ngược
Đánh giá bài viết
Giấm Táo Có Thể Giảm Trào Ngược Dạ Dày ?
Giấm táo giảm trào ngược axit dạ dày
Giấm táo có thể giảm trào ngược dạ dày ?Trào ngược dạ dày xảy ra khi dạ dày của bạn có một vài bất thường trong quá trình hoạt động, với sự thoát vị hiatal. Điều này xảy ra khi phần trên của dạ dày bị di chuyển lên phía trên của cơ hành, chính là nơi ngăn cách dạ dày và ngực. Cơ hoành có vai trò giữ gìn acid bên trong dạ dày, nếu tình trạng thoát vị này diễn ra dù là tạm thời hay liên tục, acid sẽ có thể di chuyển lên thực quản đồng thời gây nên các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Người ta cho rằng giấm táo giảm trào ngược dạ dày là do nó có chứa axit axetic, là một dạng axit yếu so với axit hydrocholic trong dạ dày, do đó giấm táo sẽ có khả năng làm giảm độ axit của dạ dày bằng cách tăng độ pH, giúp bạn có thể tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn mà ít gặp phải vấn đề hơn, giảm các cơ trào ngược axit dạ dày.
Tuy nhiên, trên thực tế axit axetic trong dấm táo là một loại axit rất yếu, yếu hơn ít nhất 10 lần so với axit hydrochloric bằng các tế bào viền trong niêm mạc dạ dày sản xuất ra. Độ pH của axit hydrochloric là mức pH cần thiết để phá vỡ thức ăn trong dạ dày. Còn độ pH của giấm táo quá cao, sẽ làm giảm độ axit dạ dày bằng cách tăng pH, giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của bạn và trên thực tế sẽ làm tăng các cơn trào ngược axit dạ dày.
Giấm táo giảm trào ngược dạ dày là chưa có căn cứ
Hơn nữa khi độ pH dạ dày tăng cao sẽ tạo thành các tín hiệu để cho các tế bào viên của dạ dày tiết thêm axit hydrocholic, cân bằng lại độ pH trong dạ dày. Khi pH tăng cao, sẽ là cơ hội trào ngược dạ dày vào thực quản, trào ngược ngược dạ dày thực quản.
Khi bạn uống giấm táo, nó có thể thúc đẩy chứng trào ngược, ngoài ra nó không giúp cơ vòng thực quản hoạt động bình thường, giấm táo không chỉ không giúp các tế bào viêm của dạ dày sản xuất ra nhiều axit dạ dày hơn mà còn có thể tăng thêm vấn đề cho dạ dày bằng cách tăng thêm nồng độ pH dạ dày. Vì vậy việc uống giấm táo giúp giảm trào ngược dạ dày là chưa có căn cứ và hiệu quả, xác minh.
Điều gì xảy ra nếu bạn uống quá nhiều giấm táoChúng ta không thể không công nhận giấm táo là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nó có tác dụng thái độ cơ thể một cách rất tuyệt vời. Nhưng nếu tiêu thụ quá mức cho phép chắc chắn sẽ có hậu quả gây ra. Uống quá nhiều giấm táo với liều lượng quá mức khuyến cáo, bạn sẽ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
Bị xói mòn men răng
Viêm và tổn thương thực quản do thành phần của giấm táocó chứa axít
Có thể làm liệt dây thanh âm
Làm giảm lượng Kali trong máu
Làm loãng máu
Giấm táo tương tác với thuốc trị bệnh tim, thuốc nhuận tràng và thuốc dùng để điều trị viêm loét
Không nên lạm dụng giấm táo
Topcachlam
Đăng bởi: Nhật Dương Bảo
Từ khoá: Giấm táo có thể giảm trào ngược dạ dày ?
Bệnh Nhân Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Gì Để Hỗ Trợ Điều Trị
Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý giúp người mắc trào ngược da dày có thể giảm bớt bệnh tình và hạn chế triệu chứng của bệnh. Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị.
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit trong dịch vị dạ dày tràn lên thực quản, khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, nóng rát dạ dày và vùng ngực. Trào ngược dạ dày là căn bệnh xuất phát từ đường tiêu hóa. Vì vậy, một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học có thể giúp bệnh tình thuyên giảm. Để hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày, các bạn nên sử dụng các loại thực phẩm sau:
1. Nên ăn nghệ và mật ongBệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn nghệ và mật ong
Mật ong có tác dụng cân bằng lượng axit trong dịch vị dạ dày, tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, mật ong sẽ làm giảm những tổn thương nếu có ở dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Điều này giúp làm giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả hơn.
2. Nên ăn các loại đậu và đỗTrong thành phần của các loại đậu và đỗ có chứa nhiều chất xơ và các amino acid. Đây đều là những chất tốt cho hệ tiêu hóa của những người đang gặp vấn đề về dạ dày. Tuy nhiên, đôi khi việc sử dụng nhiều loại đỗ, đậu cũng có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Vì vậy, các bạn có ngâm các loại hạt cho mềm trước khi chế biến, nấu ăn. Đồng thời, nên sử dụng với liều lượng nhỏ để hệ tiêu hóa có thể dần thích nghi với loại thực phẩm này.
3. Nên sử dụng sữaSữa là thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sữa dễ tiêu hóa nên rất thích hợp với những người đang bị trào ngược dạ dày. Ngoài sữa tươi, sữa bột thì sữa chua cũng được khuyến khích sử dụng khi bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Bởi vì sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn, tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Sữa chua sẽ giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu của mọi người. Tuy nhiên, không nên sử dụng sữa chua khi đang đói bụng, sẽ không tốt cho dạ dày của bạn, đặc biệt là những người đang bị trào ngược dạ dày.
Sữa là thực phẩm dễ tiêu hóa, tốt cho dạ dày
4. Nên ăn bánh mì, bột yến mạchBánh mì và yến mạch cũng là một trong những loại thực phẩm mà người bị trào ngược dạ dày nên ăn. Bánh mì và yến mạch không chỉ cung cấp năng lượng cho mọi người trong quá trình vận động mà còn có tác dụng hút lượng “acid” dư thừa trong dạ dày. Từ đó, giúp làm giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày của bạn.
5. Nên ăn các loại đạm dễ tiêu hóaKhi bị trào ngược dạ dày khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và không muốn ăn các loại thực phẩm nhiều chất đạm. Tuy nhiên, mọi người có thể yên tâm và chọn sử dụng những thực phẩm có chất đạm dễ tiêu hóa. Ví dụ các bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm như: thịt thăn lợn, thịt ngan, lòng trắng trứng,… Đây đều là những thực phẩm có chứa chất đạm dễ tiêu hóa, cung cấp cho bạn đầy đủ dưỡng chất và hạn chế triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn thực phẩm gì?
6. Nên ăn chuối chínChuối là loại quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin. Chuối dễ tiêu hóa, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, trung hòa axit dư thừa trong dịch vị dạ dày. Tuy nhiên, mọi người nên lưu ý phải ăn chuối chín kỹ, ăn sau bữa ăn và không nên ăn chuối tiêu sẽ tốt cho người bị đau dạ dày hơn.
7. Nên ăn quả bơBơ là loại quả dễ tiêu hóa, phù hợp với những người đang gặp các vấn đề về dạ dày. Sử dụng bơ thường xuyên có thể giúp ích trong quá trình tiêu hóa, giảm tình trạng căng thẳng, stress của dạ dày.
9. Nên ăn táo ngọtTáo là loại quả có chứa nhiều chất xơ, vitamin, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa của dạ dày. Mọi người nên lựa chọn mua những loại táo ngọt, không nên ăn táo chua vì táo chua sẽ không tốt cho dạ dày, đặc biệt là những người bị trào ngược dạ dày.
10. Nên ăn đu đủ chínĐu đủ chín là một trong những loại quả quen thuộc, được trồng nhiều ở các làng quê Việt Nam. Trong thành phần của đu đủ có chứa các loại Enzym có tác dụng tốt trong việc tiêu hóa các chất béo khó tiêu. Chính vì vậy, ăn đu đủ chín sẽ giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu của mọi người.
Các loại hoa quả tốt cho bệnh trào ngược dạ dày
11. Dưa chuộtDưa chuột là một trong những loại quả giàu chất xơ và vitamin. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, dưa chuột còn hỗ trợ dạ dày tiêu hóa, giảm triệu chứng ợ chua, nóng rát của người bị trào ngược dạ dày. Đây là loại quả được khuyến khích sử dụng đối với những bệnh nhân đang gặp các vấn đề về dạ dày, đặc biệt là trào ngược dạ dày.
Đăng bởi: Trần Đại Chính
Từ khoá: Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị
Cách Nấu Yến Mạch Cho Bé Ăn Dặm
Yến mạch (tên khoa học là Avena sativa), là một thực phẩm thuộc loại ngũ cốc lấy hạt. Tuy là còn một món ăn xa lạ tại Việt Nam nhưng nó lại là một món ăn quen thuộc với người châu Âu. Đặc biệt là dành cho bé trong độ tuổi ăn dặm bởi ngoài thơm ngon, yến mạch còn giúp bé bổ sung những vi chất thiết yếu như chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, B6, thiamin, riboflavin,…
1. Cách chế biến yến mạch phù hợp với giai đoạn ăn dặm của bé
Có rất nhiều cách nấu yến mạch dành cho bé ăn dặm. Trong đó, để phù hợp với từng giai đoạn ăn dặm trẻ nhỏ, các mẹ có thể chế biến yến mạch thành dạng cháo, dạng thanh hoặc súp.
Trẻ từ 6 – 7 tháng
Đầu tiên, với dạng cháo, các mẹ nên xay nhỏ yến mạch sau đó đem đi nấu từ 20 – 30 phút với nhiều nước. Bên cạnh đó, để tăng cường vị giác cho trẻ trong những tháng đầu đời, các bậc phụ huynh có thể thêm vào các loại thực phẩm khác. Ban đầu, các mẹ nên trộn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu vào yến mạch như chuối, khoai tây, bông cải xanh đã được xay nhuyễn. Dần dần, các mẹ có thể thêm các các loại trứng, thịt, cá,… Cách chế biến yến mạch dạng cháo này rất phù hợp cho trẻ từ 6 tháng trở lên.
Trẻ từ 8 – 24 tháng
Từ 8 tháng trở lên, trẻ nên tập làm quen dần với các món ăn cứng hơn một chút. Lúc này, các mẹ có thể chế biến yến mạch thành dạng thanh cũng bằng cách xay nhỏ yến mạch. Kế tiếp trộn bột yến mạch đã xay với chuối, nặn thành hình tuỳ thích và cho vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 10-15 phút.
Trẻ từ 24 tháng trở lên
Các mẹ cũng có thể biến tấu yến mạch thành dạng súp dinh dưỡng cho trẻ bằng cách dùng yến mạch xay nhỏ đun với nước dùng gà trong, cho thêm các loại thực phẩm khác vào để thêm phần hấp dẫn cũng như dinh dưỡng cho trẻ. Món ăn này cũng rất phù hợp với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm. Thế nhưng các mẹ cần chắc chắn rằng bé đã ăn được những đồ ăn cứng để tránh cho bé bị nghẹn.
2. Tác dụng của yến mạch
Yến mạch cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho người dùng, bao gồm vi chất thiết yếu như chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin, B6,… Không những thế, yến mạch là một món ăn rất dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, yến mạch không chỉ giúp bé tập làm quen với thức ăn trong giai đoạn ăn dặm, bổ sung các chất dinh dưỡng mà còn giúp trẻ có trí nhớ tốt hơn và giúp ngăn ngừa táo bón. Vì thế, các bậc phụ huynh nên sử dụng và chế biến yến mạch một cách khoa học trong từng giai đoạn phát triển của trẻ.
3. Các lưu ý khi chế biến yến mạch cho trẻ
Yến mạch có thể chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng dành cho bé, từ những bữa ăn chính cho đến những bữa phụ. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
– Trẻ không bị dị ứng với yến mạch.
– Các món ăn chế biến từ yến mạch phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ.
– Hạn chế dùng dạng yến mạch ăn liền cho bé bởi nó chứa nhiều chất phụ gia và đường.
Nhìn chung, yến mạch là một món ăn rất dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý về cách sử dụng yến mạch cũng như thường xuyên biến tấu các món ăn từ loại ngũ cốc này để bé không những ăn ngon mà còn hấp thụ các chất dinh dưỡng từ yến mạch một cách tốt nhất.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Tổng Hợp Các Cách Nấu Cháo Thịt Bò Cho Bé
Cách nấu cháo thịt bò với bí đỏ cho bé
Nguyên liệu gồm:
15g thịt bò xay.
15g -20g bí đỏ.
100g cháo đã nấu sẵn.
1 miếng phô mai nhỏ.
1 thìa cafe nước tương, dầu mè.
Nước dùng (chân gà ninh).
Cách nấu cháo thịt bò với bí đỏ cho bé như sau:
– Bước 1: Gọt vỏ và rửa sạch bí đỏ. Sau đó, mẹ cắt hạt lựu và cho vào nồi nước dùng gà đun sôi.
– Bước 2: Bí đỏ chín, đổ cháo đã nấu sẵn vào đun. Cháo và bí đỏ chín thì mẹ tắt bếp.
– Bước 3: Mẹ đổ cháo bí vào máy xay và xay thật nhuyễn. Sau đó đặt lên bếp, đổ thịt bò đã xay vào nấu tiếp.
– Bước 4: Khi cháo thịt bò, bí đỏ chín, cho thêm một chút dầu mè, phô mai, nước tương (hoặc nước mắm) vào đảo đều, tắt bếp. Nhấc cháo xuống, múc ra tô, cho bé ăn nóng.
Cách nấu cháo thịt bò rau củ cho béNguyên liệu gồm:
150g thịt bò.
100g gạo tẻ.
50g gạo nếp.
30g ngô non.
30g bí đỏ.
30g súp lơ.
1 củ nhỏ cà rốt.
1 miếng phô mai còn bò cười.
Gia vị: hạt nêm, muối, dầu ăn.
Cách nấu cháo thịt bò rau củ cho bé như sau:
– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu, cụ thể như sau:
Thịt bò: rửa sạch, thái miếng nhỏ, ướp hạt nêm và một chút dầu ăn khoảng 10 phút.
Bí đỏ, cà rốt, súp lơ sơ: rửa sạch, để ráo nước, thái miếng nhỏ.
Gạo tẻ, gạo nếp: vo sạch, để riêng.
– Bước 2: Cho gạo, nếp vào 600ml nước rồi ninh cho cháo nhừ, sền sệt. Cho rau củ đã thái nhỏ và phô mai cắt nhỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
– Bước 3: Cho thịt bò vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
– Bước 4: Cho thịt bò đã xay nhuyễn vào nồi cháo, quấy đều khoảng 10 phút sau cho rau củ phô mai đã xay nhuyễn vào và quấy đều, đun cho sôi là ăn được.
– Bước 5: Nêm nếm cho vừa miệng. Cháo chín múc ra tô, cho bé ăn nóng.
Cách nấu cháo thịt bò bí xanh cho béNguyên liệu gồm:
200g thịt bò thăn.
150g bí xanh.
100g gạo nếp.
200g gạo tẻ.
2 miếng phô mai nhỏ.
Gia vị: Muối, dầu ăn, hạt nêm.
Cách nấu cháo thịt bò bí xanh cho bé như sau:
– Bước 1: Gạo tẻ, gạo nếp vo sạch, để ráo nước, cho vào chảo rang khô đều khoảng 10 phút với lửa nhỏ.
– Bước 2: Thịt bò rửa sạch, thái miếng nhỏ. Gọt vỏ bí xanh bỏ ruột, rửa sạch, thái nhỏ.
– Bước 3: Cho gạo tẻ, gạo nếp đã rang vào một nồi nước (khoảng 500ml) với 1 thìa hạt nêm, ¼ thìa muối, 1 thìa dầu ăn rồi ninh thành cháo đặc chín nhuyễn.
– Bước 4: Cho bí xanh, thịt bò và một ít nước vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
– Bước 5: Cho hỗn hợp đã xay vào nồi cháo, khuấy đều trong 15-20 phút.
– Bước 6: Nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn rồi cho 2 miếng pho mai vào quấy đều, tắt bếp. Múc cháo ra tô, cho bé ăn nóng.
Cách nấu cháo thịt bò với cần tây cho béNguyên liệu gồm:
15g thịt bò đã xay nhuyễn.
15g cần tây.
100g cháo đã nấu sẵn.
1 thìa dầu gấc.
1 thìa nước tương.
Phô mai.
Nước dùng dashi (tảo bẹ + cá bào).
Cách nấu cháo thịt bò với cần tây cho bé như sau:
– Bước 1: Mẹ thái nhỏ hành tây. Đổ cháo với hành tây và nước dùng dashi vào đun sôi.
– Bước 2: Xay nhuyễn hỗn hợp cháo với hành tây ở trên. Sau đó, mẹ đặt lên bếp, đổ thịt bò đã xay nhuyễn vào nấu chín.
– Bước 3: Cháo thịt bò, cần tây chín, cho một chút nước tương, dầu gấc, phô mai vào. Tắt bếp, múc cháo ra tô và cho bé ăn khi còn ấm.
Cách nấu cháo thịt bò cải bó xôi cho béNguyên liệu gồm:
Thịt bò.
Cải bó xôi.
Cháo trắng.
5ml dầu ăn cá hồi Omega3 Smart Kids.
Cách nấu cháo thịt bò cải bó xôi cho bé như sau:
– Bước 1: Thịt bò xay hoặc băm nhuyễn.
– Bước 2: Cải bó xôi rửa sạch thái nhỏ và băm nhuyễn.
– Bước 3: Lấy lượng cháo trắng vừa đủ cho bé ăn cho vào nồi đun sôi, cho tiếp thịt bò đã băm nhuyễn vào, quấy đều cho đến khi sôi lại và thịt chín.
– Bước 4: Cho thêm cải bó xôi đã thái nhỏ vào cho nồi sôi lại chín rau thì tắt bếp.
Đăng bởi: Nguyễn Ngọc
Từ khoá: Tổng hợp các cách nấu cháo thịt bò cho bé
2 Cách Làm Chà Bông Tôm Cho Bé Và Cả Nhà
Chà bông tôm dùng kèm với cơm hoặc cháo đều rất ngon miệng
Cách làm chà bông tôm tươi Nguyên liệu:
Tôm tươi: 500 gram.
Gừng: 5 lát (Nếu làm cho bé thì có thể bỏ qua hoặc sử dụng 1/ 2 lát để chà bông có mùi thơm)
Nước mắm: 2 muỗng canh.
Dầu ăn. (Có thể chọn những loại dầu ăn có chứa DHA của các thương hiệu uy tín).
Các bước thực hiện:Bước 1: Sơ chế
Rửa sạch tôm và ướp với gừng. Sau đó đem tôm đi hấp hoặc luộc đều được.
Trước khi nước trong nồi hấp sôi, bạn hãy mở nắp nồi ra để tôm không bị khai.
Sau khoảng 2 – 3 phút, tắt bếp, lấy tôm ra và để nguội.
Lột vỏ tôm, bao gồm cả đầu, chân và đuôi.
Dùng dao hoặc kéo cắt vào sống lưng, sau đó tách đôi và rút bỏ chỉ đen trên lưng tôm.
Rửa sạch tôm một lần nữa với nước.
Nên chọn tôm tươi, không có mùi hôi
Chia tôm ra thành nhỏ và cho vào cối giã hoặc dần trên thớt.
Giã tôm nhẹ nhàng để thịt tôm tơi ra, không quá nát.
Chỉ nên giã thịt tôm hơi tơi ra
Bước 2: Chế biến ruốc tôm
Làm nóng chảo và cho tôm mới giã vào chảo.
Dùng đũa đảo đều từ 5 – 10 phút cho thịt tôm hơi khô rồi tắt bếp.
Cho tôm vào cối và giã một lần nữa. Lưu ý nếu làm cho bé ăn thì nên giã tơi hơn.
Cho dầu ăn, tôm và nước mắm vào chảo, tiếp tục dùng đũa đảo đều.
Ở bước này, bạn có thể thêm gia vị (đường, bột ngọt, muối,…) vào tùy theo khẩu vị của gia đình.
Rang cho đến khi tôm ngả màu vàng đều và dậy mùi là được.
Bạn cần lưu ý nhiệt độ để tránh chà bông tôm bị khét trong quá trình rang
Cách làm chà bông tôm khô Nguyên liệu:
Tôm khô: 50 gram
Nước mắm: 2 thìa canh.
Đường: 1 thìa canh.
Dầu ăn
Các bước thực hiện:Bước 1: Sơ chế
Rửa sạch tôm khô, sau đó ngâm với nước ấm để tôm mềm và giảm bớt vị mặn.
Vớt tôm ra để ráo. Kế tiếp chia tôm thành từng phần cho vào cối, giã hơi nát.
Nếu ở nhà có sẵn rá, bạn hãy chà tôm lên bề mặt nhám để tôm tơi ra.
Hòa tan đường với nước mắm.
Tùy theo mức độ mặn của tôm khô mà bạn nên tăng hoặc giảm đường, nước mắm hợp lý
Bước 2: Chế biến ruốc tôm
Cho một chút dầu ăn vào chảo nóng.
Kế tiếp, cho tôm khô đã giã và hỗn hợp mắm đường vào trong chảo.
Rang đều tay cho tới khi thấy tôm tơi ra và ngả vàng thì tắt bếp.
Yêu cầu thành phẩm:
Chà bông có màu vàng, đều và không bị khét, cháy xém.
Ruốc không khô nhưng cũng không quá ẩm vì chúng dễ bị mốc, không để lâu được.
Cách bảo quản chà bông tômVì không dùng chất bảo quản nên chà bông tôm tự làm không có thời hạn sử dụng lâu. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số bí quyết sau để chà bông vẫn giữ được hương vị, dưỡng chất cũng như sử dụng được lâu hơn:
Chọn những nguyên liệu chất lượng để làm chà bông. Tốt nhất, bạn nên đến siêu thị hoặc những nơi uy tín để chọn mua nguyên liệu.
Sau khi làm xong, bạn không nên cho chà bông vào hũ bảo quản ngay lập tức mà nên để chà bông nguội hoàn toàn ở nhiệt độ phòng.
Nên cho chà bông vào hũ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nhờ đó mà chà bông sẽ có thời hạn sử dụng là khoảng 1 tháng.
Không mở hũ đựng chà bông ra thường xuyên để tránh tiếp xúc quá nhiều với không khí. Thay vào đó, khi nào ăn thì bạn mới nên mở hũ chà bông ra để sử dụng.
Đăng bởi: Lâm Dũng
Từ khoá: 2 cách làm chà bông tôm cho bé và cả nhà
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách May Gối Chống Trào Ngược Cho Bé trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!