Xu Hướng 9/2023 # Bệnh U Tuyến Yên Có Phải Là Ung Thư? # Top 9 Xem Nhiều | Cfcl.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bệnh U Tuyến Yên Có Phải Là Ung Thư? # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bệnh U Tuyến Yên Có Phải Là Ung Thư? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

U tuyến yên là sự tăng trưởng bất thường của khối u trong tuyến yên. Trong một số trường hợp khối u tuyến yên làm cho tuyến yên sản xuất quá nhiều hormone. Một số khối u khác lại ức chế chức năng của tuyến yên. Dẫn đến tình trạng hạn chế sản xuất kích thích tố.

Đa số các khối u tuyến yên lành tính, phát triển chậm, không phải ung thư mà chỉ là u tuyến. U tuyến thường giới hạn trong tuyến yên hoặc các mô xung quanh mà không lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

U tuyến yên có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả ở người cao tuổi. Đặc biệt những người có nguy cơ thường thuộc nhóm có tiền sử mắc các vấn đề di truyền, chẳng hạn như nội tiết nhiều, MEN I. Trong bệnh MEN I, nhiều khối u xuất hiện ở các tuyến khác nhau của hệ thống nội tiết. Hiện nay đã có những xét nghiệm di truyền để chẩn đoán các rối loạn này.

Không phải khối u tuyến yên nào cũng gây ra triệu chứng. Những khối u hoạt động (kích thích tiết hormon) gây nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào tác động của loại hormon tuyến yên sản xuất. Những khối u không hoạt động (không tiết hormon) thì gây ảnh hưởng do sự phát triển của nó gây áp lực lên phần não điều khiển các cấu trúc khác của cơ thể, chẳng hạn như mắt.

Dấu hiệu của bệnh u tuyến yên phụ thuộc nhiều vào loại nội tiết tố khối u tiết ra và kích thước, vị trí, mức độ phát triển của khối u. Khối u tuyến yên phát triển thường gây ra 3 nhóm dấu hiệu:

1. Rối loạn nội tiết

Tăng tiết prolactin làm chậm kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, tiết sữa ở vú. Ở nam giới thì suy giảm chức năng tình dục, cương dương, bất lực.

Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng (GH) làm xuất hiện các biểu hiện: to đầu chi, mắt to, cằm rộng, môi dày, da thô,…

U tuyến yên tăng tiết hormon ACTH gây bệnh Cushing thường biểu hiện tăng cân, rạn da ở bụng, đùi, tay… cơ nhão, bụng to, tay chân nhỏ

2. Rối loạn chức năng quan sát

Khi u tuyến yên lớn, chèn ép dây thần kinh thị giác gây ra các triệu chứng: nhìn mờ, bán manh (chỉ nhìn được một phía trong hay phía ngoài), giảm thị lực,…

3. Tăng áp lực nội sọ

Đau đầu

Nôn, buồn nôn

Rối loạn ý thức… thậm chí hôn mê.

Khi phát hiện bản thân có những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh, bạn cần ngay lập tức đi khám và điều trị kịp thời để ngăn chặn những biến chứng xấu do khối u gây ra.

Bệnh u tuyến yên rất thường gặp. Theo các nghiên cứu, hiện nay cứ 10 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh u tuyến yên. Tuy nhiên phần lớn những khối u tuyến yên này rất nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt và không cần thiết điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân u tuyến yên phải điều trị chiếm tỷ lệ rất thấp.

Khối u tuyến yên thường lành tính và không lan rộng sang các phần khác của cơ thể. Tuy nhiên, do tuyến yên có vị trí nằm giữa nền não và có chức năng sản xuất hormon điều hòa rất nhiều hoạt động của cơ thể, nên khối u tuyến yên có thể gây ra:

Giảm thị lực: Khối u tuyến yên gây tăng áp lực lên các dây thần kinh thị giác, gây suy giảm thị lực hoặc mất thị lực ở 1 hoặc cả 2 bên mắt.

Thiếu hormone vĩnh viễn: Sự tồn tại của khối u tuyến yên hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến việc sản xuất hormon. Nhiều nguy cơ bạn phải sử dụng các loại thuốc thay thế hormon suốt đời.

Xuất huyết tuyến yên là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Đây là tình trạng khối u bỗng nhiên xuất huyết, chảy máu. Bạn sẽ cảm thấy đau đầu rất trầm trọng. Tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng, cần phải được điều trị bằng corticosteroid và có thể phải phẫu thuật.

Điều trị các khối u tuyến yên bao gồm loại bỏ khối u hoặc kiểm soát sự tăng trưởng của nó. Trong một số trường hợp để điều chỉnh việc sản xuất hormon, bác sĩ có thể kê thêm thuốc.

Điều trị khối u tuyến yên phụ thuộc vào loại khối u, kích thước và tình trạng phát triển. Tuổi và sức khỏe của người bệnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị. Về cơ bản, có ba phương pháp:

Phẫu thuật

Xạ trị

Điều trị nội khoa

Lối sống sinh hoạt lành mạnh là ưu tiên hàng đầu trong phòng chống bệnh u tuyến yên. Ngoài ra, bạn cần cẩn trọng hơn nếu như trong gia đình có người mắc bệnh. Trong trường hợp này, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để khám và chẩn đoán kịp thời, đề phòng những biến chứng xảy ra.

Bệnh u tuyến yên không phải là ung thư. Đây là khối u lành tính và chậm phát triển. Tuy nhiên bệnh cũng gây khá nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Khi phát hiện có những dấu hiệu của bệnh, bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, phòng tránh các biến chứng của bệnh.

Dược sĩ Phạm Thị Thuý Diễm

Bệnh U Nang Buồng Trứng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Bệnh

U nang buồng trứng (Ovarian Cyst) là hiện tượng một khối chứa dịch lỏng, có vỏ bọc bên ngoài xuất hiện, hình thành và phát triển bên trong buồng trứng. U nang buồng trứng là loại u lành tính phát triển từ các cấu trúc bình thường hoặc di tích phôi thai của buồng trứng.

U nang buồng trứng chia hai loại: cơ năng và thực thể.

U nang buồng trứng là khối dịch có vỏ bọc

Đau vùng xương chậu, đau nhói về một bên, tự nhiên đau khi quan hệ, có cảm giác khó chịu trong tử cung, cảm giác mệt mỏi khi đi lại.

Kinh nguyệt không như bình thường: số ngày kinh, lượng máu kinh, đặc điểm máu kinh (đen sẫm, mùi hôi, kèm nhiều khí hư).

Khó tiêu, đầy hơi, bụng to lên.

Rối loạn đại tiểu tiện, tăng cân bất thường.

Béo phì và các hội chứng chuyển hóa

Béo phì và các hội chứng chuyển hoá là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra buồng trứng đa nang ở nữ. Hormone luteinizing (LH) trong cơ thể quá cao dẫn đến sự rối loạn nội tiết tố là cơ sở hình thành nhiều nang trong buồng trứng nhưng không có sự rụng trứng, tạo thành u nang cơ năng.

Ngoài ra bệnh nhân buồng trứng đa nang còn có các đặc điểm như lông rậm, thời gian giữa hai chu kỳ kinh dài hơn bình thường.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng niêm mạc tử cung không phát triển ở tử cung mà lại phát triển ở những vùng khác như mũi, buồng trứng, vòi trứng,… Nếu nội mạc tử cung lạc sang buồng trứng sẽ gây nên u nang buồng trứng.

Rối loạn bài tiết hormone

Khi xảy ra tình trạng rối loạn bài tiết hormon, estrogen và progesterone tiết ra khác với bình thường, cộng thêm dư thừa androgen, sẽ kích thích buồng trứng hình thành nang.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai khiến cho nội tiết tố thay đổi, có thể có vài nang buồng trứng xuất hiện để đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho thai trong những tháng đầu.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng ở buồng trứng hoặc từ nơi khác lan đến buồng trứng có thể gây ra viêm, tạo nên u nang buồng trứng.

U nang buồng trứng xoắn: u nang xoắn ngăn cản máu đến buồng trứng gây nên tình trạng đau bụng dữ dội, đột ngột, dấu hiệu sinh tồn không ổn định, mạch nhanh, nhỏ, buồn nôn, nôn, cần phải tiến hành cấp cứu ngay.

U nang buồng trứng vỡ: ít gặp, là hệ quả của u buồng trứng xoắn gây nên tình trạng chảy máu dữ dội, có thể đe dọa đến tính mạng.

Ung thư buồng trứng: u nang buồng trứng ở tuổi mãn kinh có thể là chỉ báo của ung thư buồng trứng.

Chèn ép tiểu khung: chỉ xuất hiện với u nang buồng trứng phát triển lớn, chèn ép vào các tạng lân cận ở vùng tiểu khung, gây ra áp lực cho bàng quang và trực tràng, nếu lớn hơn có thể ảnh hưởng đến niệu quản.

Các biến chứng của u nang buồng trứng

U nang buồng trứng có thể sờ được nhưng cũng có thể được phát hiện tình cờ nhờ vào siêu âm vùng chậu. Tuỳ vào kích thước cũng như tính chất của khối u mà các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định để chẩn đoán.

Thử thai: để gợi ý xem u nang buồng trứng ở giai đoạn này có phải u nang hoàng thể hay không.

Siêu âm vùng chậu: đánh giá xem có phải u nang hay không, xem vị trí của nó và xác định xem nó là chất rắn hay chứa đầy chất lỏng.

Nội soi ổ bụng: đánh giá chèn ép của u nang buồng trứng với các tạng lân cận.

Xét nghiệm CA.125: để xác định xem có nguy cơ đây là ung thư buồng trứng hay không.

Thử thai để xác định xem có phải u nang cơ năng không?

Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ

Chu kỳ kinh nguyệt không bình thường, không đều, thời gian giữa hai chu kì lâu hơn bình thường.

Đau bụng dưới không mất đi.

Bụng to ra, có thể lệch về một bên.

Đau sau khi quan hệ tình dục.

Nếu có các dấu hiệu của u buồng trứng xoắn cần phải đến ngay các cơ sở y tế.

Đau bụng đột ngột, dữ dội, kèm theo nôn mửa hoặc sốt.

Cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu và thở gấp.

Da lạnh, nhiều mồ hôi.

Nếu có dấu hiệu của u buồng trứng xoắn cần đến ngay các cơ sở y tế

Nơi khám chữa bệnh uy tín

Nếu có biểu hiện khác thường nên đến ngay các bệnh viện chuyên khoa hoặc khoa Sản phụ khoa của các bệnh viện đa khoa uy tín.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhân dân 115,…

Tại Hà Nội: Bệnh viện Sản Trung ương, Bệnh viện Sản Hà Nội, Bệnh viện E, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Các tỉnh thành khác: khoa Sản phụ khoa các bệnh viện đa khoa.

Theo dõi: Cần phải hiểu rằng theo dõi cũng là một trong những phương pháp điều trị, nhằm xác định chính xác u nang buồng trứng này có thể biến mất sau vài chu kỳ kinh nguyệt hay không.

Nội khoa

Sử dụng với trường hợp: phát hiện sớm, khối u lành tính và có kích thước nhỏ dưới 60 mm. Các loại thuốc tây này hỗ trợ điều trị các triệu chứng buồn nôn, chảy máu, rối loạn kinh nguyệt.

Ưu điểm: là an toàn cho khả năng sinh sản của phụ nữ, giảm thiểu rủi ro, biến chứng khi phẫu thuật.

Nhược điểm: chỉ điều trị triệu chứng.

Phẫu thuật

Sử dụng với trường hợp: tất cả các trường hợp, đặc biệt là trường hợp không thể dùng thuốc.

Có hai phương pháp phẫu thuật là bóc tách khối u với những khối u nhỏ. Với khối u lớn hơn phải tiến hành cắt một bên buồng trứng.

U nang buồng trứng có thể gặp ở phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, vì vậy phòng tránh bệnh là việc cần thiết để chống lại căn bệnh này. Một số biện pháp phòng tránh cần thiết như sau:

Advertisement

Không được nạo phá thai vì sẽ nguy cơ dẫn của u nang buồng trứng cũng như một số bệnh phụ khoa khác.

Chế độ dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, rau củ quả, thực đơn giàu protein và ít chất béo.

Sinh hoạt khoa học, tốt cho sức khỏe như: uống đủ nước mỗi ngày, có thói quen tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể,…

Không lạm dụng thuốc, giảm stress, căng thẳng và giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.

Nói không với rượu bia, thuốc lá và điều chỉnh cân nặng một cách hợp lý để tránh tình trạng béo phì.

Khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần.

Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần

Hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng không dùng thuốc

Ung thư buồng trứng

Nguồn: Clevelandclinic, Mayoclinic, Healthline.

Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM

“Ung Thư Tinh Hoàn Có Chết Không?” Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ

Định nghĩa

Ung thư tinh hoàn xảy ra khi tế bào ung thư hình thành khối u ở một hoặc hai bên tinh hoàn. Đây là bệnh ác tính và là loại ung thư hiếm gặp ở tinh hoàn. Tuy nhiên ung thư tinh hoàn lại có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn cao. Phụ thuộc vào loại (ung thư dòng tinh và ung thư không phải dòng tinh) và giai đoạn mắc phải. Ung thư tinh hoàn được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn I: Khu trú ở tinh hoàn.

Giai đoạn II: Lan rộng tới vùng hạch bạch huyết phụ cận.

Giai đoạn III: Di căn ra khỏi tinh hoàn.

Ung thư tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng không mong muốn. Có thể dẫn đến vô sinh nam hoặc tử vong cho người bệnh. Do đó, việc phát hiện sớm tình trạng bệnh và có cách điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Dấu hiệu

Các dấu hiệu thường gặp là một bên tinh hoàn to lên bất thường; hoặc tự sờ thấy u bất thường ở tinh hoàn. Ngoài ra thì còn có các dấu hiệu như sau:

Cảm giác bìu nặng, một bên bìu bị căng tức.

Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới hoặc vùng bìu, bẹn.

Có thể đau bụng.

Có thể nổi hạch vùng bẹn.

Có thể sờ thấy hạch cổ kèm đau ngực, khó thở,…

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Tránh tình trạng tự dùng thuốc làm bệnh ngày càng xấu đi và khó khăn cho việc điều trị sau này.

Theo như các nghiên cứu hiện nay, thì chưa thể tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ung thư tinh hoàn. Khi các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn bị thay đổi. Chúng phát triển bất thường khiến sự tăng trưởng này vượt tầm kiểm soát cho phép. Điều này khiến cho các tế bào ung thư tiếp tục phân chia tạo thành khối u tinh hoàn.

Đa số người bệnh hiện nay thường lo lắng liệu ung thư tinh hoàn có chết không. Mặt dù đây là một căn bệnh tương đối nguy hiểm. Nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể được chữa khỏi, đồng thời giảm biến chứng và chi phí điều trị. Tuy nhiên, khi khối u di căn thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh là 73%.

Vậy nên tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn mắc phải sẽ có cách điều trị và tỷ lệ thành công khác nhau. Nhưng nhìn chung là tương đối cao. Để tránh trường hợp khối u tái phát hoặc di căn ra xa sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn; thì bệnh nhân cần phải tái khám thường xuyên và tuân thủ điều trị của bác sĩ.

Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn

Hiện nay thì phẫu thuật cắt tinh hoàn có khối u là phương pháp điều trị chủ yếu đối với bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn. Tùy thuộc vào kết quả sau khi phẫu thuật mà có thể kết hợp xạ trị và hóa trị.

Đối với ung thư không phải dòng tinh ở giai đoạn sớm của bệnh thì sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật. Còn đối với ung thư dòng tinh bào lan rộng thì sử dụng phương pháp xạ trị. Nhưng khi ung thư di căn xa hơn nữa thì phải sử dụng thêm phương pháp hóa trị.

Xạ trị

Xạ trị cũng là một phương pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư. Đây là phương pháp sử dụng các tia xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các bác sĩ thường áp dụng phương pháp này để loại bỏ các tế bào ung thư di căn; làm tăng khả năng khỏi bệnh hoàn toàn cho người bệnh.

Hóa trị

Hóa trị thường được áp dụng khi khối u đã di căn và có kích thước lớn. Việc điều trị như vậy thường đòi hỏi bệnh nhân phải có sức khỏe tốt; chịu đựng được các tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Phương pháp này giúp kiểm soát khối u lâu dài. Tuy nhiên có thể làm mất khả năng sinh sản ở nam giới. Do đó, nam giới nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.

Tiêm Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung: Nên Hay Không?

Căn bệnh ung thư cổ tử cung đang là nỗi ám ảnh đối với chị em phụ nữ. Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất là do nhiễm virus HPV. Độ tuổi có khả năng nhiễm virus này nhiều nhất là 20 – 30. Mỗi ngày ở Việt Nam có 7 ca qua đời vì ung thư cổ tử cung và 14 ca nhiễm mới. Với sự phát triển của khoa học, bạn có thể tự bảo vệ mình bằng việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư hàng đầu ở phụ nữ. Bệnh thường xảy ra phổ biến ở độ tuổi trung niên từ 30 đến 55. Trong đó, HPV là nguyên nhân của 99% các ca ung thư cổ tử cung.

Các triệu chứng sớm thường gặp của bệnh bao gồm chảy máu bất thường, đau khi quan hệ, tiết dịch âm đạo, đau khi đi vệ sinh… Nếu có những dấu hiệu bất thường này thì bạn nên đi xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi nên đi tầm soát ung thư mỗi năm một lần.

1. HPV là gì?

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus, một chủng virus phổ biến hiện nay. Người bình thường có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn với người đã nhiễm trước đó. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc hoặc truyền từ mẹ sang con.

Người bệnh ngay từ ban đầu có thể không có bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu gì. Những triệu chứng bệnh cũng có thể chỉ xuất hiện sau nhiều năm bị nhiễm. Do đó, rất khó để biết một người có bị nhiễm HPV hay không nếu chỉ dựa vào triệu chứng của bệnh.

2. Khả năng gây bệnh

Trong khoảng 100 loại HPV, có khoảng 30 – 40 loại có thể gây viêm nhiễm vùng sinh dục. Phần lớn trường hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi và không gây vấn đề gì về sức khỏe. Nhưng khi phát bệnh, HPV có thể gây ra những vấn đề như mụn rộp ở đường sinh dục và các bệnh ung thư. Bệnh mụn rộp thường giống các cục u nhỏ hay một nhóm cục u. Các cục u này có thể có kích thước khác nhau, nhô lên hay dẹt hoặc có hình dạng như bông cải.

HPV có thể gây nhiều loại ung thư như ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật hay hậu môn. Trong đó, ung thư cổ tử cung là phổ biến nhất. Loại HPV gây bệnh mụn rộp khác với loại HPV gây bệnh ung thư. Tỉ lệ ung thư cổ tử cung hiện nay đang gia tăng. Ngoài việc thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh thì tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong việc phòng bệnh.

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách tiêm vaccine HPV nên thực hiện cho nữ giới chưa có quan hệ tình dục hoặc chưa lập gia đình. Các khuyến cáo khuyên rằng nên tiêm ở độ tuổi từ 9 tới 26 để đạt hiệu quả cao. Nam giới nên tiêm trong khoảng độ tuổi dưới 21. Ngoài ra, nên tiêm vaccine cho người bị suy giảm hệ miễn dịch (kể cả người bị nhiễm HIV/AIDS) cho đến 26 tuổi nếu trước đó họ chưa được tiêm phòng.

Có hai loại vaccine hiện nay là Gardasil và Cervarix. Vaccine này có tác dụng chống lại những chủng HPV gây ung thư phổ biến nhất hiện nay. Gardasil còn có hiệu lực với cả nam giới.

1. Vaccine Cervarix

Còn được gọi là vaccine nhị giá. Cervarix giúp phòng ngừa tổn thương tiền ung thư ác tính và ung thư cổ tử cung chủ yếu gây ra bởi type HPV 16 và 18. Vaccine này còn giúp tạo miễn dịch chéo, bảo vệ các type HPV nguy cơ cao khác chứ không chỉ hai type có trong vaccine.

Lịch tiêm chủng: gồm có ba mũi. Trong đó, mũi tiêm thứ hai cách mũi thứ nhất 1 tháng và mũi tiêm thứ ba cách mũi thứ nhất 6 tháng.

2. Vaccine Gardasil

Hay còn gọi là vaccine tứ giá. Vaccine phòng ngừa được nhiều loại ung thư khác ngoài ung thư cổ tử cung và các tổn thương tiền ung thư, mụn cóc sinh dục… do HPV gây ra.

Lịch tiêm chủng: cũng giống như vaccine Cervarix, chỉ khác ở chỗ khoảng cách mũi tiêm thứ nhất và thứ hai là 2 tháng.

Các tác dụng phụ của vaccine HPV thường an toàn như là đau tại chỗ tiêm, chóng mặt, xây xẩm, sốt, buồn nôn.

Bộ Y Tế khuyến cáo tiêm vaccine HPV trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. Nếu bạn trên 26 tuổi và chưa nhiễm HPV vẫn có thể tiêm phòng nhưng hiệu quả sẽ không cao bằng.

Tiêm phòng vaccine là phương pháp dự phòng và không có tác dụng với người đã bị nhiễm virus đó. Sau khi tiêm phòng, bạn cũng nên định kỳ sàng lọc ung thư cổ tử cung. Theo khuyên cáo, người đã tiêm phòng nên kiểm tra phết tế bào cổ tử cung ba năm/lần.

HPV là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư cổ tử cung. Việc tiêm phòng vaccine có thể giúp bạn chủ động phòng tránh nhiễm bệnh cho bản thân và người thân. Chỉ với 3 mũi tiêm, bạn đã có thể phòng ngừa những chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư hiện nay. Bạn cũng không nên chủ quan và nên đi khám tầm soát ung thư định kỳ. Đây là cách để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh ung thư cổ tử cung quái ác.

Ung Thư Ruột Non Và Những Điều Bạn Cần Biết

Ruột non (intestines) là đoạn tiêu hóa nối từ phần dưới của dạ dày cho đến manh tràng. Chức năng chính của đoạn ruột này là hấp thụ chất dinh dưỡng.

Xét về mặt ung thư học: dựa vào loại tế bào sinh ung thư, có thể chia ra những loại sau để phù hợp với việc lựa chọn thuốc hóa trị cho các tác nhân tế bào gây ung thư cụ thể:

Ung thư biểu mô tuyến ruột non (adenocarcinoma): Là loại ung thư thường gặp nhất. Bệnh do các tế bào biểu mô tuyến của ruột non gây ra, thường gặp nhiều nhất ở tá tràng.

Khối u thần kinh nội tiết (carcinoid): Xuất phát từ các tế bào thần kinh điều khiển hoạt động của đoạn ruột này, thường xuất hiện ở phần cuối hồi tràng, manh tràng.

Sarcoma: Xuất phát từ các tế bào mô liên kết ở ruột non.

Lymphoma: Do các khối u của hạch bạch huyết gây ra, thường xuất hiện trên mạc nối.

GIST ruột non: Loại u xuất phát từ tế bào đệm của trung mô ruột non.

Ung thư ruột non không có triệu chứng rõ ràng. Phần tá tràng sẽ có các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết dạ dày. Phần hồi tràng sẽ có các triệu chứng của đại tràng lên. Các triệu chứng một khi đã rõ ràng thì hầu như bệnh đã vào giai đoạn muộn.

Các triệu chứng mơ hồ, gồm:

Chưa có ghi nhận rõ về bệnh sinh, nhưng có một số giả thiết đang chờ kết quả khảo sát lớn hơn như:

Bệnh đa polyp ruột có yếu tố di truyền, như hội chứng Gardner, hội chứng Peutz Jeghers…

Hội chứng viêm ruột (bệnh Crohn), bệnh Celiac.

Như đã nói ở trên, các triệu chứng của bệnh ung thư ruột non rất mơ hồ. Khi có vấn đề về đường tiêu hóa, bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và xét nghiệm.

Tìm máu ẩn trong phân

Đây là phương pháp xét nghiệm đơn giản nhất. Việc bạn có một khối u đường tiêu hóa thường đi kèm với việc khối u lan rộng. Khi khối u lan ra xung quanh, nhất là ở vùng ruột non, nơi có lượng mạch máu dồi dào, thường dễ gây chảy máu đường ruột rỉ rả. Để phát hiện có chảy máu đường tiêu hóa, đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất.

Xét nghiệm máu

Có sự gia tăng một vài marker ung thư như CA 19-9, CEA, AFP.

Ngoài ra, công thức máu còn cho biết tổng quang về tình trạng dinh dưỡng, lượng máu đã bị rỉ rả tiêu hao. Điều này giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quang trong việc đưa ra phác đồ thích hợp.

Chụp X quang đường tiêu hóa với thuốc cản quang

Đây là một phương pháp cũ, thường chỉ phát hiện được khi u ruột non đã phát triển. Phương pháp này ngày nay ít được sử dụng.

Siêu âm ổ bụng

So với khoảng thời gian trước, phương pháp hình ảnh học này ngày càng thông dụng. Nhanh, gọn, rẻ là ưu điểm vượt trội của nó.

Siêu âm dễ dàng phát hiện các u đặc trong ổ bụng. Thậm chí còn phát hiện nếu tình trạng khối u di căn đến màng bụng.

Tuy nhiên, việc đường ruột chứa hơi lại là nhược điểm của siêu âm. Do đó, muốn siêu âm chính xác đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, cũng như sự hợp tác của bệnh nhân dưới hướng dẫn của bác sĩ siêu âm.

CT bụng – chậu có cản quang

Với quá trình phát triển, CT Scan dần trở nên phổ biến và không quá đắt đỏ như xưa.

CT Scan cho phép khảo sát chi tiết và tường tận đường tiêu hóa của bệnh nhân.

Phương pháp này còn giúp đánh giá vị trí chính xác khối u, tình trạng di căn xung quanh.

Đây là một trong những phương pháp chính hiện nay giúp phát hiện u đường ruột, nhất là u ruột non.

MRI bụng chậu có chất cản từ

Đây là phương pháp không xâm lấn cuối cùng nếu tất cả các phương pháp ở trên đều không đánh giá chính xác được vấn đề của bệnh.

Giống như CT Scan, MRI cho phép đánh giá chính xác khối u. Ưu việt của phương pháp này là giúp đánh giá được chính xác nhất bản chất khối u là dạng đặc hay nang hay đã hoại tử bên trong.

Nhìn về mặt tích cực thì MRI cũng có những mặt hạn chế. Giá thành cao là một trong những lý do. Bên cạnh đó, nếu muốn chụp được phim MRI, bệnh nhân cần phải giữ yên rất lâu vùng bụng vì vùng bụng di động theo nhịp thở.

Nhìn chung thì đây là phương pháp hữu hiệu, tiên tiến và khá an toàn.

Nội soi bằng viên nang

Đây là phương pháp mới, khá tiên tiến.

Một thiết bị quay phim được thu nhỏ với kích thước to hơn viên thuốc nang bình thường. Bệnh nhân chỉ việc nuốt viên thuốc này và lấy nó ra sau khi đi vệ sinh.

Máy quay sẽ quay toàn bộ hành trình của nó qua ruột của bạn. Chính vì thế, đây là phương pháp khảo sát tiên tiến và không gây khó chịu nhiều nhất.

Điểm mấu chốt là vấn đề giá thành rất cao và ở Việt Nam chưa có bệnh viện hay cơ sở y tế nào áp dụng.

Nội soi ổ bụng chẩn đoán

Đây là phương pháp cuối cùng. Bạn sẽ được gây mê và bác sĩ sẽ đưa dụng cụ quang sát thông qua một vết rạch nhỏ trên bụng.

Phương pháp này đánh giá tổng quát và rõ ràng, thực tế nhất tình trạng bụng của bạn. Thậm chí, nếu cần, bác sĩ hoàn toàn có thể dùng dụng cụ để lấy sinh thiết hoặc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u đem ra ngoài.

Tác Dụng Phụ Thuốc Trúng Đích Chữa Ung Thư Phổi

Phương pháp điều trị nhắm trúng đích là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn di căn giúp giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống tuy nhiên thuốc có những tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị nhắm trúng đích trong ung thư phổi là gì?

Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của tế bào ung thư là sự xuất hiện của đột biến của các gen chịu trách nhiệm tăng trưởng tế bào (gọi là oncogenes). Liệu pháp điều trị nhắm trúng đích là phương pháp tác động vào các phân tử đặc hiệu cần thiết cho quá trình sinh ung thư và phát triển khối u (Các oncogenes và những protein tạo ra bởi các oncogenes này); tác động vào các thụ thể nằm trên màng tế bào hoặc trong tế bào.

Các loại thuốc sử dụng trong liệu pháp đích trong điều trị ung thư phổi

– Nhóm thuốc thế hệ 1 bao gồm Erlotinib và Gefitinib. Cả hai thuốc có hiệu quả điều trị tương đương nhau, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng tỉ lệ đáp ứng bướu, kéo dài thời gian bệnh không tiến triển thêm 5-6 tháng so với hóa trị. Việc sử dùng Erlotinib hoặc Gefitinib cho nhóm bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV, đã được điều trị hóa chất trước đó, có đột biến EGFR dương tính, cũng giúp đạt được thời gian sống thêm không bệnh từ 8.3 tháng đến 10 tháng, với độc tính độ III, IV thấp.

– Nhóm thuốc thế hệ 2 bao gồm Afatinib và Dacomitinib. Afatinib, giúp kéo dài thời gian sống thêm không bệnh lên 11.1 tháng

– Nhóm thuốc thế hệ 3 bao gồm Osimertinib (thuốc tagrix 80mg, Osicent, thuốc osimert…) Tương tự nhóm thuốc thế hệ 2, Osimertinib cũng có khả năng ức chế hoạt động của đột biến gen EGFR một cách bền vững, không hồi phục. Đặc biệt, nó còn có thể ức chế đột biến gen T790M. Đây là một loại đột biến gen làm tăng khả năng thất bại điều trị mà thuốc thế hệ 1 và 2 không có tác dụng. Nó xuất hiện ở khoảng 60% trường hợp người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ điều trị thuốc nhắm trúng đích EGFR thế hệ 1 hoặc 2 sau khoảng thời gian 9.7-13 tháng. Việc sử dung Osimertinib bước 1 giúp đạt được thời gian sống thêm không bệnh là 19 tháng (nghiên cứu FLAURA).

Tác dụng phụ của thuốc đích điều trị ung thư phổi 

Tác dụng phụ của hóa chất khác nhau tùy vào từng bệnh nhân, loại thuốc và liều dùng, cũng như tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Hầu hết các phác đồ hóa trị đều có tác dụng không mong muốn Một số tác dụng phụ thường gặp là:

– Mệt mỏi: là triệu chứng thường gặp nhất. Bạn có thể cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, nhanh đói hoặc nhanh no hơn bình thường. Nhưng các triệu chứng này sẽ cảm thấy tốt dần hơn theo thời gian cho đến lần điều trị tiếp theo, việc của bạn là hãy vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, tạo cho mình những giấc ngủ ngắn, và có thể ngâm mình trong bồn tắm nước nóng mỗi ngày để thư giãn.

– Chán ăn, buồn nôn, và nôn: Do tác động của hóa chất lên niêm mạc đường tiêu hóa. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số thuốc chống nôn như ondansetron, dexamethasone, primperan… Thay vì ăn 1 lượng lớn thức ăn trong 1 bữa, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn thành 5,6 bữa trong ngày. Tránh các đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ có thể làm bạn khó chịu.

– Viêm loét miệng và thay đổi vị giác: Đây là một trong những tác dụng phụ hay gặp khi điều trị hóa chất do hóa trị có thể gây tổn thương tế bào niêm mạc miệng và họng. Đây là nguyên nhân gây viêm loét, đau, được gọi là viêm niêm mạc miệng. Viêm niêm mạc miệng thường xảy ra sau 5 tới 14 ngày sau truyền hóa chất. Vết loét có thể bị nhiễm trùng. Bạn nên tránh các loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn cay, vệ sinh răng miệng giúp giảm nguy cơ bị viêm loét miệng. Viêm loét miệng có thể khỏi hoàn toàn sau khi kết thúc điều trị.

– Tiêu chảy: Một số hóa trị gây tác dụng phụ tiêu chảy, hoặc đau bụng. Ngăn ngừa tiêu chảy hoặc điều trị sớm bằng các thuốc men tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng mất nước. Nó cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác. Bệnh nhân nên tránh các thức ăn nhiều dẫu mỡ, cay nóng, rau củ sống, thực phảm dễ sinh hơi như các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phảm có quá nhiều gia vị, đồ uống có ga hoặc đồ uống quá nhiều đường

–  Táo bón: Táo bón cũng là một trong các tác dụng phụ hay gặp. Một chế độ ăn hợp lý, nhiều rau xanh, hoa quả và chất xơ, uống trên 2 lít nước mỗi ngày và vận động nhẹ nhàng có thể giúp bạn giảm nguy cơ táo bón khi điều trị.

– Các rối loạn về máu: Giảm các dòng máu: bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu.

– Tim mạch: một số hóa chất có thể gây tác động lên hệ tim mạch như làm rối loạn nhịp tim, suy tim. Bạn có thể gặp các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt do hóa chất gây ra.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh U Tuyến Yên Có Phải Là Ung Thư? trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!