Bạn đang xem bài viết Bệnh Chốc Lây: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Triệu Chứng, Chẩn Đoán được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chốc lây là một bệnh lý nhiễm khuẩn ở da thường gặp. Khi đó, người bệnh bị nổi mụn nước, bóng nước trên da, sau đó vỡ ra và đóng vảy màu vàng mật ong. Như tên gọi, bệnh chốc lây có thể lan truyền từ người này sang người khác nhanh chóng khi tiếp xúc trực tiếp với dịch rỉ ra từ các mụn nước hay bóng nước.
Chốc là một tình trạng nhiễm trùng nông ở ngoài da gây ra bởi vi khuẩn. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể nhưng thường xuất hiện ở mặt, mép môi, tay chân và da đầu.
Bệnh chốc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi đối tượng. Tuy nhiên, đa số các trường hợp bị bệnh là trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo, còn đi học. Bệnh gặp ở bé trai nhiều hơn các bé gái.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh chốc là do vi khuẩn có tên tụ cầu vàng hay liên cầu gây ra tùy vào thể mắc bệnh.
Thể chốc bóng nướcThể bệnh này do tụ cầu (S. aureus) gây ra. Bệnh thường xảy ra ở các nước phát triển.
Thể chốc không bóng nướcThể bệnh này do tụ cầu (S. aureus) và liên cầu (streptococcus nhóm A) gây ra. Bệnh cũng thường xảy ra ở các nước đang phát triển.
Điều kiện vệ sinh: Môi trường sống không sạch sẽ, sống ở nơi đông đúc, vệ sinh kém sẽ dễ mắc bệnh hơn.
Tổn thương da: Một cá nhân đã bị tổn thương da trước đó như thủy đậuvết đốt do côn trùng
Suy giảm miễn dịch
Bệnh chốc lây có các biểu hiện là những mụn nước, bóng nước, sau đó vỡ ra để lại các vết trợt có vảy màu vàng mật ong ở trên da. Bệnh hay gặp ở những vùng da hở như mặt, tay, chân nhưng cũng có thể gặp ở thân mình và các phần khác của cơ thể. Với các thể bệnh khác nhau của chốc sẽ có những triệu chứng nổi bật riêng.
Chốc không bóng nướcThể bệnh này rất thường gặp, chiếm 70% trường hợp và hay gặp ở trẻ em. Ban đầu, trên da người bệnh xuất hiện những dát, mảng màu hồng có kích thước 2 – 4 mm. Sau đó, tại các vị trí này phát triển thành mụn nước hay mụn mủ. Các mụn nước hay mụn mủ không lớn lên thành bóng nước mà vỡ tạo thành vết trợt có vảy màu vàng mật ong. Khi lành, các vết trợt này không để lại sẹo.
Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể đều có thể bị nhưng mặt và tay chân hay bị nhất. Khi bị chốc ở da đầu, các mảng tóc có thể bong ra và để lại các vảy kèm theo đau da đầu. Người bệnh thường nổi hạch kèm theo các mụn nước, mụn mủ hay vết trợt.
Chốc bóng nướcThể bệnh này ít gặp hơn thể chốc không bóng nước và thường gặp ở trẻ sơ sinh. Ban đầu, trên da người bệnh nổi những mụn nước nhỏ. Sau đó, các mụn nước này lớn dần thành bóng nước có kích thước 1 – 2 cm. Các bóng nước chứa dịch vàng trong, sau đó chuyển sang màu vàng đậm và rất dễ vỡ.
Sau 1 – 3 ngày, các bóng nước thường tự vỡ và để lại một dát màu đỏ có viền da mỏng xung quanh và khi lành không để lại sẹo. Các bóng nước có thể gặp ở mặt, thân mình, tay, chân nhưng ít gặp ở da đầu. Người bệnh thường không có các triệu chứng nào khác ngoài các bóng nước. Một vài trường hợp có sốt, mệt mỏi hay tiêu chảy nhưng không bị nổi hạch.
Chẩn đoán bệnh chốc không quá khó khăn. Có thể dựa vào các biểu hiện trên da, các yếu tố gợi ý cùng với xét nghiệm để có thể chẩn đoán bệnh chính xác.
Yếu tố gợi ýNhà trẻ, tập thể có trường hợp bị nổi mụn nước và để lại các vết trợt có vảy màu vàng mật ong gợi ý khả năng bị lây nhiễm bệnh.
Biểu hiện bệnh chốcXuất hiện trên da những vết trợt có vảy màu vàng mật ong và trước đó có nổi mụn nước, mụn mủ hay bóng nước.
Người bệnh có thể bị nổi hạch hoặc không.
Xét nghiệmThường chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào quan sát tổn thương là chính. Ngoài ra, có thể làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, lấy dịch ở vết trợt, mụn nước để soi tìm vi khuẩn.
Sản Giật: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Phòng Ngừa
Sản giật là gì?
Cơn sản giật thường đi sau tiền sản giật, đặc trưng bởi huyết áp tăng cao xảy ra trong thai kỳ và sau khi sinh. Tuy nhiên trường hợp sau sinh lại hiếm gặp hơn. Khi tình trạng bệnh của thai phụ tiến triển nặng, gây tác động lên não dẫn đến các cơn co giật, lúc này thai phụ đã mắc chứng sản giật.
Nguyên nhân gây sản giật
1. Huyết áp tăng cao
Biến chứng xảy ra khi huyết áp thai phụ tăng cao, lực truyền máu lên thành động mạch không đủ lớn, ảnh hưởng đến động mạch và các mạch máu khác. Hiện tượng này có thể gây sưng tấy các mạch máu trong não và thai nhi đang lớn trong bụng. Lưu lượng máu bất thường sẽ cản trở khả năng hoạt động của não bộ, có thể gây ra các cơn co giật – triệu chứng đặc trưng của hội chứng sản giật.
2. Protein niệu
Bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Thông thường, thận sẽ lọc các chất thải từ máu và tạo ra nước tiểu. Tuy nhiên, thận sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng có trong máu như protein niệu (protein trong nước tiểu) để phân phối lại cho cơ thể. Khi cầu thận – bộ lọc của thận bị hư hỏng, protein có thể bị rò rỉ và bài tiết vào nước tiểu. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu nước tiểu của thai phụ để xét nghiệm tìm protein.
Triệu chứng sản giật sau sinh thường gặp
Huyết áp tăng cao;
Sưng (phù), đặc biệt là ở mặt, tay và chân;
Tăng cân không kiểm soát;
Buồn nôn, nôn, ói mửa;
Khó khăn trong tiểu tiện;
Các vấn đề ở thị lực như nhìn mờ, mất thị lực.
Đối tượng thai phụ nào có nguy cơ cao bị sản giật?
Bên cạnh đó, một số đối tượng khác có nguy cơ cao mắc bệnh gồm:
Thai phụ mang thai trên 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi;
Thai phụ mang thai đôi hoặc sinh ba;
Thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ hoặc các bệnh lý khác ảnh hưởng đến mạch máu;
Thai phụ mắc bệnh lý thận.
Biến chứng nguy hiểm
Lịch sử y học thế giới ghi nhận, một số trường hợp hiếm hoi bệnh có thể làm thai phụ đột quỵ, thậm chí là tử vong; thai nhi kém phát triển, sinh non và chết lưu.
Phương pháp chẩn đoán
1. Xét nghiệm máu
Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số loại xét nghiệm máu cần thiết để đánh giá tình trạng của thai phụ. Các xét nghiệm bao gồm công thức máu hoàn chỉnh, đo lượng tế bào hồng cầu có trong máu, số lượng tiểu cầu xác định máu đông.
Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng giúp kiểm tra chức năng và tình trạng hoạt động của gan và thận thai phụ.
2. Xét nghiệm creatinine
3. Xét nghiệm nước tiểu
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm nước tiểu nhằm kiểm tra protein niệu, cũng như tốc độ bài tiết của cơ quan này.
Phương pháp điều trị sản giật
1. Trường hợp bệnh ở thể nhẹ
2. Trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng
Khi thai phụ gặp các biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ chấm dứt thai kỳ. Thai nhi có thể được sinh sớm, và kế hoạch chăm sóc trẻ sinh non được chỉ định phụ thuộc vào thời gian mang thai và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
3. Thuốc điều trị sản giật
Chăm sóc thai phụ
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh?
Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, khuyến cáo thai phụ khi được chẩn đoán tiền sản giật cần lưu ý những vấn đề sau:
Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi phát triển tốt.
Theo dõi, ghi lại sự thay đổi về huyết áp, cân nặng, nước tiểu,… hàng ngày để sớm phát hiện bất thường.
Các câu hỏi thường gặp
1. Từng bị tiền sản giật hay sản giật thì có nguy cơ mắc lại không? Phòng tránh như thế nào?
Tiền sản giật có thể xảy ra ở những mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh như lupus ban đỏ hệ thống (SLE), bệnh về thận, béo phì, tiểu đường, phụ nữ lớn tuổi,…trong tuần 20 của thai kỳ. Trường hợp thai phụ có tiền sử mắc bệnh từ trước thì nguy cơ tái phát cũng khá cao. Tuy nhiên, thai phụ có thể nhận biết trước các dấu hiệu huyết áp hoặc mức độ protein cao trong nước tiểu ở giai đoạn sớm nếu đi thăm khám định kỳ đều đặn. Ngoài ra, các “dấu ấn sinh học” để có thể dự trù nguy cơ mắc bệnh cho thai phụ.
Với mong muốn mang đến dịch vụ khám thai và sinh nở an toàn, chuẩn 5 sao, phòng tránh các tai biến sản khoa nguy hiểm như sản giật, truyền máu song thai, thuyên tắc ối,… BVĐK Tâm Anh triển khai dịch vụ thai sản trọn gói. Với dịch vụ này, thai phụ hoàn toàn an tâm khi được chăm sóc đặc biệt bởi các chuyên gia Sản khoa, Nhi khoa hàng đầu, cũng như được hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất ngay từ giai đoạn mang thai đến khi em bé chào đời.
Để được tư vấn về thai sản và đặt lịch khám chăm sóc sức khỏe cho mẹ và thai nhi tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:
Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, chúng tôi Biên, TP.Hà Nội
TP.HCM:
2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Tiền sản giật và sản giật luôn là nỗi lo với bất kỳ với bất kỳ phụ nữ nào trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý và thăm khám thai định kỳ đều đặn sẽ giúp các mẹ bầu kiểm soát và tránh được nguy cơ mắc bệnh.
Hội Chứng Cotard: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Hội chứng Cotard (còn được gọi là hoang tưởng ảo giác Cotard) là một tình trạng tâm thần kinh hiếm gặp. “Căn bệnh” kì lạ này được bác sĩ Jules Cotard mô tả lần đầu tiên vào năm 1882. Người mắc hội chứng Cotard tin rằng họ mất đi các bộ phận cơ thể mình. Thậm chí họ nghĩ mình sắp chết, đã chết. Họ cảm thấy bản thân mình không tồn hại và những thứ xung quanh là hư không. Những người này thậm chí cảm nhận sự mục nát cơ thể từ bên trong, mùi thối rữa của bản thân mình.1
Một số tin rằng mình chỉ là linh hồn, không có thể xác, không biết đau đớn. Trải nghiệm sắp chết hay đã chết chi phối mọi thứ trong cuộc sống. Việc giao tiếp xã hội, chăm sóc bản thân hay ăn uống không còn cần thiết và quan trọng nữa.
Nhiều trường hợp đã được ghi nhận lại trên khắp thế giới. Một người phụ nữ 43 tuổi tin rằng mình chỉ có da và xương, không có não, thần kinh hay ruột. Cô ấy tin rằng Chúa hay ma quỷ đều không tồn tại và mình bất tử nên không cần thức ăn gì cả.2
Từ khi bắt đầu được mô tả, hội chứng Cotard là một tình trạng hiếm và khá ít nghiên cứu. Tuy nhiên càng về sau, các triệu chứng được ghi nhận và bổ sung nhiều hơn. Qua nhiều nghiên cứu và báo cáo, các triệu chứng được nhận thấy bao gồm:3
Hoang tưởng phủ định: là triệu chứng tiêu biểu nhất của hội chứng Cotard. Người bệnh không chỉ phủ nhận bản thân mà còn phủ định thế giới bên ngoài, cho rằng người thân đã chết.
Hoang tưởng về sự bất tử: có những trường hợp người bệnh cho rằng mình đã chết nhưng nói rằng anh ta sợ chết, nói rằng mình bất tử (nên không cần chăm sóc, ăn uống).
Hoang tưởng tự buộc tội: tự coi mình là kẻ có tội, ma quỷ và nhận sự trừng phạt của thánh thần. Họ nhận thấy sức mạnh bên trong chi phối mình và họ không thể điều khiển bản thân.
Rối loạn cảm giác và ảo giác: thường thấy trong trạng thái hoang tưởng. Người bệnh luôn nói dạ dày mình thối rữa, hay não đã bị liệt, cơ thể không có máu.
Phản ứng lo lắng: kích động, chống đối, bỏ ăn, tự hại bản thân, tự tử…
Theo Berrios và Luque, ảo giác Cotard được phân chia thành 3 kiểu:2
Trầm cảm, tâm thần: trầm uất và ảo tưởng hư vô.
Cotard tuýp 1: hội chứng Cotard đơn thuần với các biểu hiện ảo tưởng mà không hoặc rất ít các biểu hiện rối loạn trầm cảm.
Cotard tuýp 2: hỗn hợp các triệu chứng lo âu, trầm cảm, ảo thanh…
Nhiều ca mắc hội chứng này được báo cáo ở bệnh nhân có các rối loạn cảm xúc, rối loạn tâm thần và các tình trạng bệnh lý khác chẳng hạn như:4 5
Trầm cảm.
Lo âu.
Tâm thần phân liệt.
Rối loạn lưỡng cực ở thanh thiếu niên.
Nghiện chất.
Hiện nay không có phương pháp đặc hiệu để chẩn đoán hội chứng Cotard. Tình trạng này được xem như một diễn tiến của một rối loạn tâm thần kinh khác, không phải một căn bệnh được xếp loại riêng biệt. Vì vậy, để chẩn đoán, bên cạnh các triệu chứng chuyên biệt, các chuyên gia dùng phương pháp loại trừ các bệnh có biểu hiện tương tự.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này. Để tìm ra con đường phù hợp nhất, cần hiểu biết về tình trạng bệnh và mối liên hệ của nó với các vấn đề tâm thần kinh đang có ở bệnh nhân. Việc xác định đúng loại ảo tưởng Cotard mắc phải, là đơn thuần hay có các rối loạn trầm cảm đi kèm giúp ích nhiều cho việc chữa trị.
Trong phần lớn trường hợp, sự phối hợp nhiều phương thức đưa đến hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân. Các cách hiện tại bao gồm: sốc điện, trị liệu tâm lý và dùng thuốc.4
Sốc điện (ECT)Liệu pháp sốc điện là một lựa chọn điều trị có hiệu quả. Các xung điện nhỏ đi vào não làm thay đổi các phản ứng hóa học bên trong giúp cải thiện một số triệu chứng bệnh.
Trị liệu tâm lýMôi trường an toàn, thoải mái giúp người mắc hội chứng Cotard tin tưởng chia sẻ về cảm giác của mình. Thông qua trị liệu trò chuyện, liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), họ được hướng dẫn để tìm ra cách suy nghĩ và hành động lành mạnh hơn.
ThuốcViệc sử dụng thuốc phụ thuộc và tình trạng các rối loạn tâm thần đi kèm. Các loại thuốc có thể được dùng bao gồm thuốc chống loạn thần, thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm.
Hội chứng Cotard là một tình trạng tâm thần hiếm gặp. Càng về sau, các phát hiện và nghiên cứu càng giúp chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách trị liệu. Hiện tại, sốc điện, trị liệu tâm lý và phối hợp với các thuốc tâm thần phù hợp là lựa chọn hiệu quả để điều trị.
Bệnh U Nang Buồng Trứng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Bệnh
U nang buồng trứng (Ovarian Cyst) là hiện tượng một khối chứa dịch lỏng, có vỏ bọc bên ngoài xuất hiện, hình thành và phát triển bên trong buồng trứng. U nang buồng trứng là loại u lành tính phát triển từ các cấu trúc bình thường hoặc di tích phôi thai của buồng trứng.
U nang buồng trứng chia hai loại: cơ năng và thực thể.
U nang buồng trứng là khối dịch có vỏ bọc
Đau vùng xương chậu, đau nhói về một bên, tự nhiên đau khi quan hệ, có cảm giác khó chịu trong tử cung, cảm giác mệt mỏi khi đi lại.
Kinh nguyệt không như bình thường: số ngày kinh, lượng máu kinh, đặc điểm máu kinh (đen sẫm, mùi hôi, kèm nhiều khí hư).
Khó tiêu, đầy hơi, bụng to lên.
Rối loạn đại tiểu tiện, tăng cân bất thường.
Béo phì và các hội chứng chuyển hóaBéo phì và các hội chứng chuyển hoá là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra buồng trứng đa nang ở nữ. Hormone luteinizing (LH) trong cơ thể quá cao dẫn đến sự rối loạn nội tiết tố là cơ sở hình thành nhiều nang trong buồng trứng nhưng không có sự rụng trứng, tạo thành u nang cơ năng.
Ngoài ra bệnh nhân buồng trứng đa nang còn có các đặc điểm như lông rậm, thời gian giữa hai chu kỳ kinh dài hơn bình thường.
Lạc nội mạc tử cungLạc nội mạc tử cung là tình trạng niêm mạc tử cung không phát triển ở tử cung mà lại phát triển ở những vùng khác như mũi, buồng trứng, vòi trứng,… Nếu nội mạc tử cung lạc sang buồng trứng sẽ gây nên u nang buồng trứng.
Rối loạn bài tiết hormoneKhi xảy ra tình trạng rối loạn bài tiết hormon, estrogen và progesterone tiết ra khác với bình thường, cộng thêm dư thừa androgen, sẽ kích thích buồng trứng hình thành nang.
Phụ nữ mang thaiPhụ nữ mang thai khiến cho nội tiết tố thay đổi, có thể có vài nang buồng trứng xuất hiện để đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho thai trong những tháng đầu.
Nhiễm trùngNhiễm trùng ở buồng trứng hoặc từ nơi khác lan đến buồng trứng có thể gây ra viêm, tạo nên u nang buồng trứng.
U nang buồng trứng xoắn: u nang xoắn ngăn cản máu đến buồng trứng gây nên tình trạng đau bụng dữ dội, đột ngột, dấu hiệu sinh tồn không ổn định, mạch nhanh, nhỏ, buồn nôn, nôn, cần phải tiến hành cấp cứu ngay.
U nang buồng trứng vỡ: ít gặp, là hệ quả của u buồng trứng xoắn gây nên tình trạng chảy máu dữ dội, có thể đe dọa đến tính mạng.
Ung thư buồng trứng: u nang buồng trứng ở tuổi mãn kinh có thể là chỉ báo của ung thư buồng trứng.
Chèn ép tiểu khung: chỉ xuất hiện với u nang buồng trứng phát triển lớn, chèn ép vào các tạng lân cận ở vùng tiểu khung, gây ra áp lực cho bàng quang và trực tràng, nếu lớn hơn có thể ảnh hưởng đến niệu quản.
Các biến chứng của u nang buồng trứng
U nang buồng trứng có thể sờ được nhưng cũng có thể được phát hiện tình cờ nhờ vào siêu âm vùng chậu. Tuỳ vào kích thước cũng như tính chất của khối u mà các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định để chẩn đoán.
Thử thai: để gợi ý xem u nang buồng trứng ở giai đoạn này có phải u nang hoàng thể hay không.
Siêu âm vùng chậu: đánh giá xem có phải u nang hay không, xem vị trí của nó và xác định xem nó là chất rắn hay chứa đầy chất lỏng.
Nội soi ổ bụng: đánh giá chèn ép của u nang buồng trứng với các tạng lân cận.
Xét nghiệm CA.125: để xác định xem có nguy cơ đây là ung thư buồng trứng hay không.
Thử thai để xác định xem có phải u nang cơ năng không?
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Chu kỳ kinh nguyệt không bình thường, không đều, thời gian giữa hai chu kì lâu hơn bình thường.
Đau bụng dưới không mất đi.
Bụng to ra, có thể lệch về một bên.
Đau sau khi quan hệ tình dục.
Nếu có các dấu hiệu của u buồng trứng xoắn cần phải đến ngay các cơ sở y tế.
Đau bụng đột ngột, dữ dội, kèm theo nôn mửa hoặc sốt.
Cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu và thở gấp.
Da lạnh, nhiều mồ hôi.
Nếu có dấu hiệu của u buồng trứng xoắn cần đến ngay các cơ sở y tế
Nơi khám chữa bệnh uy tínNếu có biểu hiện khác thường nên đến ngay các bệnh viện chuyên khoa hoặc khoa Sản phụ khoa của các bệnh viện đa khoa uy tín.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhân dân 115,…
Tại Hà Nội: Bệnh viện Sản Trung ương, Bệnh viện Sản Hà Nội, Bệnh viện E, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Các tỉnh thành khác: khoa Sản phụ khoa các bệnh viện đa khoa.
Theo dõi: Cần phải hiểu rằng theo dõi cũng là một trong những phương pháp điều trị, nhằm xác định chính xác u nang buồng trứng này có thể biến mất sau vài chu kỳ kinh nguyệt hay không.
Nội khoa
Sử dụng với trường hợp: phát hiện sớm, khối u lành tính và có kích thước nhỏ dưới 60 mm. Các loại thuốc tây này hỗ trợ điều trị các triệu chứng buồn nôn, chảy máu, rối loạn kinh nguyệt.
Ưu điểm: là an toàn cho khả năng sinh sản của phụ nữ, giảm thiểu rủi ro, biến chứng khi phẫu thuật.
Nhược điểm: chỉ điều trị triệu chứng.
Phẫu thuật
Sử dụng với trường hợp: tất cả các trường hợp, đặc biệt là trường hợp không thể dùng thuốc.
Có hai phương pháp phẫu thuật là bóc tách khối u với những khối u nhỏ. Với khối u lớn hơn phải tiến hành cắt một bên buồng trứng.
U nang buồng trứng có thể gặp ở phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, vì vậy phòng tránh bệnh là việc cần thiết để chống lại căn bệnh này. Một số biện pháp phòng tránh cần thiết như sau:
Advertisement
Không được nạo phá thai vì sẽ nguy cơ dẫn của u nang buồng trứng cũng như một số bệnh phụ khoa khác.
Chế độ dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, rau củ quả, thực đơn giàu protein và ít chất béo.
Sinh hoạt khoa học, tốt cho sức khỏe như: uống đủ nước mỗi ngày, có thói quen tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể,…
Không lạm dụng thuốc, giảm stress, căng thẳng và giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
Nói không với rượu bia, thuốc lá và điều chỉnh cân nặng một cách hợp lý để tránh tình trạng béo phì.
Khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần.
Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần
Hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng không dùng thuốc
Ung thư buồng trứng
Nguồn: Clevelandclinic, Mayoclinic, Healthline.
Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM
Bệnh Kawasaki: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị
Bệnh Kawasaki là một bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm mạch máu cấp tính, thường là các mạch máu nhỏ đến trung bình.
Bệnh còn được mô tả như một hội chứng da niêm mạc hạch bạch huyết do bệnh gây sưng to các hạch, niêm mạc miệng, mũi, họng,…
Bệnh được mô tả lần đầu bởi Tomisaku Kawasaki năm 1967. Từ đó đến nay, căn bệnh này đã là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lý tim mạch.
Bệnh Kawasaki là một bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm mạch máu cấp tính
Bệnh có các triệu chứng đa dạng như:
Sốt cao, phát ban trên lưng, ngực và bụng, tay và bàn chân sưng đỏ, đôi mắt đỏ ngầu, các tuyến bạch huyết bị sưng ở cổ, kích thích và sưng miệng, môi, cổ họng.
Sốt và kích thích thường xuất hiện trước tiên. Sốt thường xuất hiện đột ngột và trung bình (từ 39 đến 40 độ C) đến cao (40 độ C).
Phát ban thường xuất hiện sớm: một số bệnh nhân hình thành ban rõ rệt ở vùng bẹn. Ban thường xuất hiện màu đỏ sáng, và bao gồm hoặc các đốm không rõ nét với nhiều kích cỡ khác nhau hoặc từng đám lớn các đốm dính nhau.
Viêm mắt (viêm màng kết): thường không chảy dịch, hình thành trong tuần bị bệnh đầu tiên.
Lưỡi trở nên khô và nứt: thường có màu đỏ tươi. Màng nhầy miệng chuyển sang màu đỏ sẫm hơn bình thường.
Lòng bàn tay và lòng bàn chân thường chuyển sang màu đỏ sáng. Bàn tay và bàn chân có thể sưng lên. Thỉnh thoảng, trẻ có thể bị cứng cổ.
Khi sốt giảm xuống, ban, mắt đỏ và các hạch bạch huyết bị sưng cũng thường mất đi. Da quanh móng tay và móng chân sẽ bắt đầu tróc ra, thường bắt đầu trong tuần thứ 3 bị bệnh. Da ở bàn tay hay bàn chân có thể bong ra theo từng miếng lớn hoặc ngay cả chỉ bong ra theo một miếng (rất giống với rắn lột da).
Đầu gối, hông, và mắt cá có thể trở nên viêm nặng hơn và gây đau.
Thỉnh thoảng, đau khớp và viêm có thể kéo dài dai dẳng sau khi tất cả các triệu chứng khác đã biến mất. Các đường lằn ngang trên móng tay và móng chân xuất hiện trong lúc bị bệnh, có thể vẫn thấy trong vài tháng sau đó cho đến khi móng mọc dài ra.
Sốt kéo dài là triệu chứng thường gặp của bệnh Kawasaki
Hiện nay, các nhà khoa học trên khắp thế giới vẫn chưa tìm được nguyên nhân lý giải vì sao có trẻ em bị căn bệnh Kawasaki. Hiện tại, không có chứng cứ cho thấy rằng bệnh này lây truyền.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng nguyên nhân về lây nhiễm (ví dụ như virus hoặc vi khuẩn) là rất có khả năng, mặc dù cũng có thể có xu hướng về di truyền.
Nguyên nhân gây bệnh Kawasaki hiện nay vẫn chưa được biết rõ
Bệnh Kawasaki là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch ở trẻ em như:
Viêm mạch máu.
Viêm cơ tim.
Bệnh lý van tim.
Chứng phình động mạch vành.
Ở một số trường hợp trẻ bị mắc bệnh động mạch vành có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ mắc bệnh Kawasaki trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong
Quan sát triệu chứngThông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh Kawasaki dựa vào dấu hiệu sốt kéo dài cùng các triệu chứng như:
Mắt đỏ.
Sung huyết môi, miệng.
Chân, tay sưng đỏ.
Phát ban.
Sưng hạch bạch huyết.
Một số triệu chứng của bệnh Kawasaki như phát ban, sưng đỏ
Xét nghiệmBên cạnh việc quan sát triệu chứng thực thể, khai thác tình trạng bệnh sử, tiền sử của trẻ, bác sĩ còn thực hiện một vài xét nghiệm cận lâm sàng để giúp hỗ trợ chẩn đoán như:
Điện tâm đồ: đánh giá các rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, bệnh lý cơ tim,…
Siêu âm tim: dùng để đánh giá sự co bóp cơ tim, phân suất tống máu, chức năng tim,…
Xét nghiệm máu: giúp đánh giá tổng trạng và các chỉ số huyết học của bệnh nhân.
Chụp mạch vành: đánh giá tình trạng lưu thông của động mạch vành.
Điện tâm đồ giúp bác sĩ đánh giá được các rối loạn tim mạch do bệnh Kawasaki gây ra
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩKhi trẻ xuất hiện các cơn sốt kéo dài hơn 3 ngày thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Việc điều trị bệnh Kawasaki trong vòng 10 ngày giúp làm giảm đáng kể nguy cơ tổn thương tim và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Advertisement
Khi trẻ bị sốt kéo dài trên 3 ngày không khỏi thì phụ huynh nên đưa trẻ đến khám bác sĩ
Nơi khám chữa bệnh kawasaki
Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ rẫy, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,…
Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương,…
Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
Các phương pháp giúp điều trị bệnh Kawasaki bao gồm:
Gamma globulin (một phần protein của máu người) liều cao tiêm tĩnh mạch: đây là phương pháp điều trị được chọn lựa cho bệnh nhân bị bệnh Kawasaki. Phương pháp điều trị này hiệu quả nhất trong việc giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương động mạch vành nếu được bắt đầu trong 10 ngày đầu tiên bị bệnh. Aspirin liều cao cũng được cho sử dụng cùng với gamma globulin trong giai đoạn cấp tính của bệnh cho đến khi giảm sốt.
Trường hợp trẻ mắc chứng phình mạch (một đoạn giãn rộng của động mạch vành) hay bất cứ sự bất thường nào về tim mạch, việc điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật là cần thiết. Bác sĩ của bạn có thể khuyến nghị rằng một bác sĩ chuyên khoa tim (một bác sĩ điều trị chuyên về các vấn đề về tim) sẽ theo dõi vấn đề về tim hoặc mạch máu đó trong nhiều năm sau khi lành Bệnh Kawasaki.
Tiêm Gamma globulin là một phương pháp điều trị hiệu quả bệnh Kawasaki
Thật không may là vào thời điểm hiện tại, bệnh Kawasaki không thể ngăn ngừa được. Tuy vậy, các chương trình như Chương trình Nghiên cứu Bệnh Kawasaki ở San Diego đang làm việc cùng với các nhà nghiên cứu trên khắp nước Mỹ và Nhật bản để hiểu rõ thêm về căn bệnh kỳ bí này.
Do chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh Kawasaki nên vẫn chưa có cách phòng ngừa bệnh này
Bệnh đậu mùa là gì?
Bệnh Tay chân miệng ở trẻ là gì? Dấu hiệu và Cách phòng tránh
Sốt ở trẻ
Nguồn: Mayo Clinic, NHS UK, WebMD
Vẹo Cột Sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Vẹo cột sống là một dị tật khá phổ biến ở cột sống và mức độ nguy hiểm cao vì có thể để lại nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh. Bài viết của bác sĩ Nguyễn Thanh Xuân sẽ làm rõ hơn về căn bệnh này.
Ở người bình thường, cột sống chạy thẳng từ trên xuống ở đường giữa của lưng. Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường (sang phải hoặc trái) so với trục xương sống.
Cột sống có dạng chữ C hoặc chữ S. Dạng chữ S có 2 góc cong. Ngược lại dạng chữ C chỉ có 1 góc cong.
2.1 Vẹo cột sống vô cănKhoảng 80 % trường hợp không tìm thất nguyên ngân gây vẹo cột sống.
Vẹo cột sống mà không biết nguyên nhân gọi là vẹo cột sống vô căn. Thường được phân loại theo tuổi khởi phát. Theo kinh điển, có 3 loại:
Nhũ nhi: Khởi phát xảy ra trong 3 năm đầu sau sanh.
Thiếu nhi: Khởi phát khi trẻ 3-10 tuổi.
Thiếu niên: Khởi phát sau 10 tuổi đến trưởng thành.
Khoảng 20% có thể nhận diện được nguyên nhân rõ ràng.
2.2 Vẹo cột sống thứ phát hay chức năngTrong trường hợp này, cấu trúc cột sống bình thường. Do co thắt cơ, hay chênh lệch chiều dài chân.
2.3 Vẹo cột sống bẩm sinhCột sống bị biến dạng từ lúc sinh ra. Có thể do bất thường quá trình hình thành hoặc phân đoạn cột sống trong bào thai.
2.4 Bất thường hệ thần kinhMột số bênh lý thần kinh – có nguy cơ gây nên. Ví dụ: bại não, bại liệt, loạn dưỡng cơ…
Một số nguy cơ làm tăng gặp phải như:
Di truyền.
Giới: Nữ có tỉ lệ cao hơn nam.
Tuổi: Thường xảy ra trong độ tuổi tăng trưởng và trước tuổi dậy thì.
Tư thế: Tư thế ngồi học không đúng
Mang cặp sách nặng.
Bàn ghế có kích thước không phù hợp.
Các triệu chứng rất đa dạng, phụ thuộc vào độ lớn của góc vẹo cột sống.
Quan sát tổng thể lưng từ phía sau: Khiến cột sống có những đoạn cong bất thường, gây biến dạng vùng lưng.
Quan sát xương bả vai: Hai xương bả vai có sự chênh lệch. Nghiêng về bên nào thì bả vai bên đó sẽ thấp hơn.
Quan sát phần hông: Có sự chênh lệch bên thấp bên cao.
Đau lưng.
Khó thở.
Biến dạng lông ngực.
Nếu có các dấu hiệu nào đó bạn cần được các chuyên gia khám và đánh giá kĩ lưỡng. Từ đó có thể lên kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho bạn.
5.1 Khám cột sốngBác sĩ sẽ quan sát cột sống của bạn. Mục đích xác định có bị hay không, mức độ, ảnh hưởng của nó.
5.2 Chụp X quang cột sốngĐây là phương pháp không mất nhiều chi phí và khá đơn giản. Trên phim X quang, bác sĩ sẽ đo góc Cobb cột sống.
Phụ thuộc vào nguyên nhân, thời điểm phát hiện mà có những kế hoạch điều trị cũng khác nhau. Những biện pháp điều trị hiện nay là:
6.1 Theo dõiNếu góc vẹo ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần theo dõi và tái khám thường xuyên. Hình dáng cơ thể sẽ thay đổi vào tuổi dậy thì nên có thể không tiến triển thêm hoặc nặng hơn.
6.2 Mang áo nẹp chỉnh hìnhChỉ định mang áo nẹp khi tình trạng này còn tiếp tục tiến triển và góc Cobb từ 25 – 40o. Áo nẹp sẽ không làm thẳng cột sống nhưng nó sẽ ngăn chặn sự tiến triển.
Áo nẹp cần được mang 16 – 23 giờ/ngày cho đến khi nó ngừng tiến triển. Tái khám mỗi 3 tháng và 6 tháng chụp X quang kiểm tra một lần.
6.3 Phẫu thuật chỉnh hình
Chỉ định phẫu thuật khi góc vẹo lớn hơn 40o. Tuy nhiên, người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ về chẩn đoán vẹo cột sống của bản thân, độ cong vẹo của cột sống có thật sự đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày hoặc khiến bệnh nhân khó chịu.
Hợp nhất cột sống là phương pháp phẫu thuật cong vẹo cột sống tiêu chuẩn. Trong quy trình này, bác sĩ sẽ tiến hành hợp nhất các đốt sống với nhau bằng cách sử dụng ghép xương, dùng thanh nẹp đốt sống và vít. Cấy ghép xương bao gồm xương hoặc một loại vật liệu nhân tạo có tính chất tương tự như xương người.
Các thanh nẹp giữ cho cột sống ở vị trí thẳng và dùng vít để giữ cố định các thanh này. Cuối cùng, xương ghép và đốt sống hợp nhất thành một xương duy nhất. Các thanh nẹp có thể được điều chỉnh ở trẻ em khi chúng lớn lên.
Một số rủi ro của phẫu thuật hợp nhất cột sống bao gồm:
Mất nhiều máu.
Vết ghép không lành.
Nhiễm trùng.
Tổn thương dây thần kinh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Chốc Lây: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Triệu Chứng, Chẩn Đoán trên website Cfcl.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!